Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì? Gợi Ý 12 Loại Lá Tắm Hiệu Quả Nhất
Nổi mề đay tắm lá gì? Là thắc mắc của nhiều người bệnh, vì thảo dược có khả năng chữa bệnh vừa lành tính, an toàn. Tham khảo một số gợi ý trong bài viết dưới đây.
Bị nổi mề đay có nên tắm nước lá không?
Khi y học hiện đại chưa phát triển như hiện tại, ông cha ta đã biết sử dung các loại dược liệu quý trong tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh, nấu nước tắm để giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ mề đay trên da.
Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho những người bệnh nổi mề đay cấp độ nhẹ. Tuyệt đối không được thực hiện nếu làn da có dấu hiệu nhiễm trùng, vì rất dễ gây ra bội nhiễm.
TOP 12 loại lá tắm trị nổi mề đay hiệu quả, lành tính
1. Lá đinh lăng
Tắm nước lá đinh lăng là cách đơn giản giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy ngoài da, giảm viêm, chống khuẩn, điều trị mề đay hiệu quả. Nhờ hàm lượng cao hoạt chất như flavonoid, chất polyphenol với khả năng kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa,…
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 200gr lá đinh lăng, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
- Đun sôi 2 lít nước, cho lá đinh lăng vào nồi, đun kỹ khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
- Đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh để giảm bớt nhiệt nóng.
2. Lá cây cỏ sữa
Khi nấu nước tắm từ lá cỏ sữa, nước sẽ chứa hàm lượng cao các hoạt chất như alcaloit, phenolic, quercetin… Với khả năng xoa dịu kích ứng, giảm sưng viêm và cơn ngứa ngáy ngoài da khó chịu.
Cách thực hiện
- Dùng 1 nắm lá cỏ sữa tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ cát đất, ngâm nước muối 15 phút và vớt ra để ráo.
- Đun sôi dược liệu cùng 2 lít nước trong vòng 10 phút.
- Đổ ra chậu tắm, hòa thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ.
3. Lá khế chua
Trong lá khế chứa hàm lượng cao dưỡng chất, vitamin khoáng chất có đặc tính kháng viêm, có khả năng cải thiện các triệu chứng tổn thương ngoài da. Phù hợp sử dụng cho cả người lớn và trẻ bị nổi mề đay.
Cách thực hiện
- Dùng 1 nắm to lá khế tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo.
- Cho lá khế vào nồi nước đang sôi, đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
- Đổ ra chậu, đợi cho nguội bớt và tắm ngâm rửa như bình thường.
Gợi ý: Da rắn hổ hành chữa bệnh mề đay: Phương pháp có an toàn không?
4. Lá kinh giới
Rau kinh giới được sử dụng như một loại rau ăn ngon với mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, lá kinh giới còn được sử dụng trong chữa các bệnh lý da liễu gây tổn tương da và có các triệu chứng trên đường hô hấp.
Cách thực hiện
- Dùng 200gr cây kinh giới, nhặt lấy lá, rửa sạch và ngâm nước muối 15 phút.
- Đun sôi 3 lít nước, cho lá kinh giới vào đun khoảng 15 phút.
- Đổ ra chậu nước tắm, đợi cho nguội bớt tiến hành tắm hoặc ngâm rửa da.
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ tuần.
5. Lá trà xanh
Trà xanh chứa hàm lượng cao Flavonoid, Quercetin, EGCG… Đây đều là những chất có khả năng chống viêm, xoa dịu kích ứng, sát trùng ngoài da và thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ngoài da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá trà xanh, rửa sạch và ngâm nước muối.
- Đun sôi nồi nước 3 lít, cho lá trà xanh vào đun sôi trong 15 phút.
- Đổ nước lá trà xanh ra chậu, pha thêm một ít nước lạnh.
- Có thể dùng bã lá trà xanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
6. Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ chứa nhiều hoạt chất có lợi như tanin, flavonoid, saponin… Những chất này có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và xoa dịu kích ứng ngoài da, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu tức thì ngay sau khi tắm.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá đơn đỏ tươi rửa kỹ qua nhiều lần nước.
- Vò hơi nát và cho vào nồi nước 2 lít, đun sôi kỹ khoảng 10 phút.
- Đổ nước ra chậu sứ tắm, thêm nước lạnh cho bớt nhiệt nóng.
- Thực hiện cách này mỗi ngày, từ 2 – 3 lần/ ngày.
6. Rau sam
Trong các nghiên cứu hiện đại, trong rau sam có chứa hàm lượng cao các chất như vitamin A, B, C, chấ béo, protein, caroten, glucid…
Đặc biệt, hàm lượng chất Salmonella, Shigella, Staphylococcus có khả năng diệt trừ các loại vi khuẩn, nấm gây mề đay trên da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm rau sam tươi, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
- Đun sôi 2 lít nước, cho rau sam vào đun kỹ trong 5 – 7 phút.
- Đổ ra chậu nước tắm, pha loãng nước lạnh.
8. Lá ngải cứu
Ngải cứu chứa nhiều hoạt chất như adenin, flavonoid, artabsin… Đây đều là những chất có khả năng kháng viêm, giảm khuẩn và hỗ trợ đẩy lùi kiểm soát triệu chứng mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện
- Dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch và ngâm trong chậu nước muối.
- Đun sôi nồi nước khoảng 2 lít, cho ngải cứu vào đun sôi lên khoảng 5 – 7 phút.
- Đổ nước ra chậu, đợi nguội bớt hoặc thêm một ít nước vào để giảm nhiệt.
- Tắm nước lá ngải cứu từ 2 – 3 lần/ tuần.
9. Lá tía tô
Trong lá tía tô chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là tinh dầu dược liệu tự nhiên có khả năng chữa bệnh, xoa dịu kích ứng, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và giảm ngứa.
Cách thực hiện
- Rửa sạch 1 nắm lá tía tô tươi, nên ngâm nước muối trước khi sử dụng.
- Thả vào nồi nước 2 lít đang đun sôi, đun kỹ trong khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước lá tía tô ra chậu, thêm nước lạnh rồi tắm như bình thường. Kết hợp dùng bã lá chà xát nhẹ nhàng lên da để đạt kết quả tốt nhất.
- Thực hiện cách này 2 lần/ ngày, liên tục trong 1 – 2 tuần để cảm nhận được kết quả trị bệnh rõ rệt.
10. Lá mướp đắng
Lá mướp đắng chứa hàm lượng cao charantin. Hoạt chất này có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho làn da.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá mướp đắng non.
- Rửa sạch các nguyên liệu, rửa sạch và ngâm vào nước muối loãng.
- Cho vào nồi nước 2 lít, đun sôi 10 phút.
- Đổ hết ra chậu tắm, pha thêm nước mát và tắm trong khoảng 10 phút.
Đọc thêm: Trị mề đay bằng lá tía tô: Biện pháp an toàn, lành tính
11. Lá trầu không
Hàm lượng tinh dầu cao trong lá trầu không có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn và thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ngoài da. Tắm nước lá trầu không ít nhất 3 – 4 lần/ tuần chắc chắn sẽ giúp các triệu chứng mề đay trên da bạn thuyên giảm rõ rệt.
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 100gr lá trầu không tươi.
- Rửa sạch, ngâm trong chậu nước muối 15 phút, rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Đun sôi nồi tắm lá này trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu tắm, pha thêm nước lạnh để điều chỉnh nhiệt độ.
Tham khảo thêm: Trẻ Nổi Mề Đay Về Đêm – Cách Xử Lý Nhanh Chóng Tại Nhà
12. Lá ổi
Lá ổi chứa hàm lượng cao hoạt chất Staphylococcus Aureus. Đây là chất này có tác dụng ức chế quá trình phản ứng dị ứng và cải thiện rõ rệt các triệu chứng nổi mề đay.
Cách thực hiện
- Dùng 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước và ngâm trong chậu nước muối loãng 15 phút trước khi sử dụng.
- Vò hơi nát lá ổi, cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút.
- Đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh điều chỉnh nhiệt độ và tiến hành tắm như bình thường.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa mề đay bằng các loại lá tắm
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại lá nào để chữa mề đay mẩn ngứa. Ngoài ra bạn cần lưu ý thêm những điều sau:
- Chỉ sử dụng những loại dược liệu tự nhiên có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn.
- Nên ưu tiên những loại mọc tự nhiên, không có thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất độc hại khác.
- Nước lá tắm phải là nước ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh.
- Chỉ tắm đơn giản hoặc ngâm rửa ngoài da, không nên chà xát quá mạnh.
- Chỉ nên tắm tối đa 10 phút, tránh tắm quá lâu khiến da bị mất đi độ ẩm.
- Sau khi tắm xong, bôi kem dưỡng ẩm lên da để tăng hiệu quả giảm kích ứng da, đẩy nhanh quá trình điều trị và phục hồi.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Đồng thời, kết hợp với các biện pháp chăm sóc da, ăn uống khoa học và rèn luyện thể chất.
Trên đây là gợi ý về 12 loại lá tắm tốt nhất hiện nay và sử dụng được cho hầu hết các đối tượng bị nổi mề đay, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Hy vọng những thông tin này đã giúp ích cho quý bạn đọc cả về cách chọn lựa dược liệu phù hợp và cách thực hiện sao cho đúng, đạt kết quả cao như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
- Nổi Mề Đay Xức Dầu Được Không? Bác Sĩ Giải Đáp Thắc Mắc
- Nổi Mề Đay Có Được Ăn Trứng Không? Thông Tin Cần Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!