Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mổ thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật can thiệp ngoại khoa hiệu quả nhưng cũng nhiều rủi ro. Do đó, thực hiện quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng chuẩn là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định kết quả phẫu thuật cuối cùng.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm là thủ thuật can thiệp ngoại khoa đem lại hiệu quả cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu thì hồi phục? 

Theo các chuyên gia, thời gian phục hồi trung bình của bệnh nhân sau phẫu thuật là từ 3 – 6 tháng. Sự chênh lệch về thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp mổ, chẳng hạn như mổ nội soi thoát vị đĩa đệm hoặc mổ bằng robot sẽ có thời gian phục hồi nhanh hơn so với mổ truyền thống (mổ hở)

Ngoài ra, các yếu tố khác như chăm sóc, nghỉ ngơi, dinh dưỡng, vận động… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian hồi phục. Nếu chăm sóc kỹ lưỡng, trẻ tuổi và có thể trạng sức khỏe tốt, bệnh nhân thường chỉ mất khoảng 3 tháng sẽ phục hồi hoàn toàn.

Ngược lại, chăm sóc kém, vận động sớm và thể trạng sức khỏe yếu, nhiều bệnh nền có thể mất hơn 6 tháng mới khỏi, thậm chí là 1 năm.

XEM THÊM: Phương Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Robot Mới Nhất, Hiệu Quả Cao

Quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm chuẩn Bộ Y tế 

Bên cạnh quy trình mổ thoát vị đĩa đệm, quy trình chăm sóc hậu phẫu cũng đòi hỏi phải được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định. Bước này đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe, giảm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến vết mổ và kết quả phẫu thuật cuối cùng. 

Quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm được thực hiện theo các bước cơ bản sau:

1. Chăm sóc và theo dõi ngay sau khi phẫu thuật xong

Chăm sóc tại chỗ là bước đầu tiên trong quy trình này, thường được các nhân viên y tế thực hiện tại bệnh viện, thực hiện trong vòng 24 – 48 tiếng.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm sẽ được chăm sóc theo dõi tại bệnh viện trong vài ngày
  • Thay băng vết mổ thường xuyên, đảm bảo sử dụng băng vô trùng; 
  • Làm sách sóc ống dẫn lưu bằng cách hút dẫn lưu liên tục, kiểm tra nếu chai chứa dịch đầy hãy kẹp ống lại, đổ hết dịch ra ngoài; 
  • Đồng thời, chú ý theo dõi số lượng và màu sắc của dịch dẫn lưu. 

Để phòng ngừa các biến chứng hậu phẫu, có thể thực hiện các bước chăm sóc sau: 

  • Tránh nằm ngửa thường xuyên vì sẽ đè lên vết mổ tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ; 
  • Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ; 
  • Tiến hành đo huyết áp, đo mạch hằng ngày để làm biểu đồ so sánh;
  • Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng như da niêm mạc nhợt nhạt, bệnh nhân có mệt nhiều hay không, tụt huyết áp…; 

2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện

Bệnh nhân được chú trọng chăm sóc sức khỏe toàn diện để quá trình phục hồi sau mổ nhanh hơn:

# Chăm sóc tuần hoàn

  • Theo dõi chỉ số huyết áp, mạch;
  • Thực hiện xét nghiệm điện giải và theo dõi mức độ cân bằng dịch;
  • Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện vận động chủ động nhằm phòng tránh tình trạng viêm tĩnh mạch sâu; 
  • Tuân thủ các chỉ định về dùng thuốc chống đông máu;

# Chăm sóc hệ hô hấp 

  • Bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm thường bị đau rát cổ họng do được gây mê bằng ống nội khí quản. Thậm chí gây sưng viêm, phù nề thanh quản, họng ứ đờm, ho đau…;
  • Mỗi ngày sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ súc họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%, nằm cao đầu để thông thoáng đường thở. Kết hợp sử dụng thuốc long đờm (nếu cần thiết); 

# Theo dõi các cơn đau thần kinh 

  • Kiểm tra đánh giá tình trạng đau nhức, tê bì nhiều hay ít hơn so với trước khi phẫu thuật; 
  • Thực hiện y lệnh dùng thuốc giảm đau vào từng thời điểm cố định trong ngày, không nhất thiết phải đau mới dùng; 
  • Kiểm tra chức năng đại, tiểu tiện để đánh giá tình trạng rối loạn cơ tròn; 
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm theo quy trình cụ thể của Bộ Y tế

# Chăm sóc hệ tiết niệu 

  • Vệ sinh kỹ lưỡng ống thông niệu đạo để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bằng các cách sau: rửa bộ phận sinh dục bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm, treo túi nước tiểu đúng vị trí; 
  • Hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập tích cực về phản xạ bàng quang, hỗ trợ cải thiện chức năng tiểu tiện bình thường;
  • Khuyến khích bệnh nhân vận động trở lại nhẹ nhàng bằng những động tác cơ bản, vừa giúp cải thiện chức năng tiểu tiện sau khi rút ống dẫn nước tiểu và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng; 

# Chăm sóc da và niêm mạc 

  • Hướng dẫn người bệnh tư thế nằm, ngồi phù hợp, thay đổi tư thế thường xuyên để tránh đè ép lên các vùng da dễ bị tổn thương sau mổ; 
  • Vệ sinh làn da kỹ lưỡng, nhất là vùng da có vết mổ, giữ da khô ráo, sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng; 

# Chăm sóc hệ tiêu hóa

  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đặc biệt, phù hợp với thể trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng; 
  • Thời điểm nhận biết bệnh nhân có thể ăn trở lại là khi đã “xì hơi”;
  • Trong vài ngày đầu hậu phẫu, ưu tiên ăn thức ăn lỏng, mềm, nấu chín kỹ và dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, tránh ăn quá no cùng một lúc;
  • Tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để cải thiện các vấn đề táo bón, đại tiện khó; 
  • Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật gặp khó khăn về việc ăn uống có thể cân nhắc truyền dinh dưỡng quan đường tĩnh mạch; 

Hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu thoát vị đĩa đệm 

Trong vòng 1 – 5 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng bởi nhân viên y tế tại bệnh viện. Còn người nhà sẽ lo việc ăn uống, vệ sinh và đi lại.

Sau khi vết mổ đã lành, người bệnh cũng có thể tự đi lại chậm rãi và thể trạng sức khỏe ngày càng tốt lên, có thể được cho phép xuất viện và chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Dưới đây là một số yếu tố chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm người nhà cần biết:

1. Chế độ dinh dưỡng 

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cần có một chế độ ăn uống phù hợp bồi dưỡng thể trạng và hỗ trợ phục hồi cột sống
  • Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D, omega-3 như tôm, cá, bông cải xanh, đậu nành, đậu tương, đậu phụ… để giúp hệ xương khớp chắc khỏe; 
  • Trong mỗi bữa ăn hàng ngày phải có rau xanh, trái cây, củ quả tươi giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất; 
  • Tránh ăn những món nhiều chất béo, dầu mỡ, nhiều gia vị, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và các loại thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt chó…; 
  • Bệnh nhân sau mổ nên tránh ăn các loại thực phẩm không tốt cho vết mổ như thịt gà, trứng gà, đồ nếp, rau muống…; 
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay bất kỳ chất kích thích nào khác; 

ĐỌC NGAY: Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Mau Khỏi?

2. Phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh ăn uống bồi dưỡng sức khỏe, bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cũng cần tuân thủ thực hiện lối sinh hoạt lành mạnh và các bài tập phục hồi chức năng phù hợp để sớm lấy lại khả năng vận động bình thường. 

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Tập luyện nhẹ nhàng trong vòng 3 tháng sau mổ để cải thiện vận động và phòng ngừa biến chứng teo cơ, liệt chi
  • Sau mổ ít nhất 1 tháng, người bệnh nên ở nhà tĩnh dưỡng sức khỏe và nghỉ ngơi để hạn chế các tác động xấu đến quá trình hồi phục; 
  • Đeo nẹp cột sống thắt lưng hoặc nẹp cổ tùy vị trí mổ để giảm áp lực tác động mạnh đến vùng cột sống vừa phẫu thuật. Bác sĩ khuyến khích thời gian đeo nẹp thường là 3 tháng. Lưu ý không nên đeo liên tục, ban đêm có thể tháo ra và nghỉ ngơi bình thường, việc đeo triền miên có thể khiến cột sống dễ bị yếu và giảm chức năng các khối cơ xung quanh; 
  • Trong vòng 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh tuyệt đối không được thực hiện các động tác như uốn cong lưng, vặn xoắn người, khom lưng sâu để khuân vác đồ nặng, không nằm ngủ trên ghế sofa, nằm võng…; 
  • 3 tháng sau mổ, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, chơi những môn thể thao phù hợp như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội, nâng xà đơn, các bài tập gym đơn giản… để cải thiện khả năng vận động. Lưu ý tập vừa sức, tập theo hướng dẫn của chuyên gia và ngưng ngay nếu đau nhức bất thường; 
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ để sớm phục hồi thể trạng và khả năng vận động; 

Thực hiện chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng cách là bước quan trọng giúp người bệnh sớm lấy lại thể trạng sức khỏe, chức năng vận động. Tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ giúp bệnh nhân sớm tái hòa nhập cộng đồng, xã hội, quay trở lại công việc bình thường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. 

HỮU ÍCH

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger