Đau mu bàn chân là bệnh gì? Dấu hiệu và cách chữa trị
Những cơn đau nhức xuất phát từ vùng mu bàn chân khiến nhiều người khó chịu, không thể đi lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày. Cần xác định nguyên nhân và có hướng điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau mu bàn chân
Với bất kỳ bệnh gì, việc biết chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị, mu bàn chân thường bị đau do các yếu tố dưới đây:
Tác động từ bên ngoài
Tất cả những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va đập mạnh, chơi các môn thể thao dùng chân nhiều như bóng đá, bóng rổ, điền kinh… đều có thể khiến mu bàn chân gặp các tổn thương như trật khớp, bong gân, gãy xương gây ra những cơn đau.
Thậm chí, với chị em phụ nữ, việc mang một đôi giày cao gót quá chật chội khiến trọng lượng cơ thể dồn về phía trước, mu bàn chân chèn ép lên các ngón chân cũng khiến vùng da này sưng tấy, đau nhức.
Yếu tố bệnh lý
Người có tiền sử mắc bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp cũng dễ bị đau mỏi ở các vùng mu bàn chân, ngón chân, đầu gối, mắt cá…. Ngoài ra, các bệnh lý như đau thần kinh tọa cũng có thể đau lan xuống vùng chân, làm chân tê bì, mất cảm giác.
Trường hợp người bị viêm động mạch hoặc co mạch khiến máu khó lưu thông đến các cơ, đặc biệt là vùng chân xa tim nhất cũng dễ khiến đau nhức xảy ra.
Một đối tượng khác cũng thường xuyên cảm nhận được những cơn đau ở mu bàn chân là người bệnh gout. Dấu hiệu đầu tiên thường là đau, sưng tấy, nóng ran đầu ngón chân cái sau đó lan đến mu bàn chân. Cơn đau diễn ra nhiều hơn vào ban đêm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ diễn tiến thành mãn tính khiến mu bàn chân bị biến dạng.
Phải làm gì khi bị đau mu bàn chân?
Bàn chân là vị trí nâng đỡ, chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể, vì vậy, dù bạn bị đau nhức mu bàn chân do nguyên nhân nào thì cũng cần được điều trị dứt điểm tránh những tác động xấu đến sức khỏe. Những điều cấp thiết cần làm ngay là:
Để đôi chân được nghỉ ngơi
Khi đã bị đau thì nên hạn chế các hoạt động sử dụng tới phần chân và mu bàn chân. Tốt nhất không nên cố gắng vận động, di chuyển, đi lại nhiều mà nên nằm nghỉ ngơi. Với những nguyên nhân gây đau từ bên ngoài thì chỉ việc điều dưỡng đúng cách, sau vài ngày cơn đau sẽ giảm dần và biến mất.
Ngâm chân với thảo dược
Những thảo dược đơn giản, dễ kiếm như gừng và nước ấm vừa giúp bệnh nhân giảm đau, thư giãn lại mang đến những giấc ngủ sâu hơn, ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp khi trời trở lạnh.
Giã nát một củ gừng tươi thêm chút muối pha cùng nước ấm ngâm chân 10 – 20 phút mỗi tối trước khi đi ngủ tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Chườm lạnh
Nếu mu bàn chân đau nhức kèm sưng tấy, mẩn đỏ thì chườm đá lạnh là giải pháp phù hợp giúp giảm phù nề, kháng viêm, giảm đau. Bạn nên dùng vài viên đá lạnh bọc trong lớp vải mỏng áp trực tiếp lên vùng da đang tổn thương, lăn qua lăn lại khoảng 20 phút. Mỗi ngày có thể làm nhiều lần sẽ thấy triệu chứng đau được cải thiện đáng kể.
Lựa chọn giày phù hợp
Một đôi giày vừa chân với chất liệu thoải mái, êm ái sẽ giúp bạn có những bước đi tự tin, thu hút được người đối diện. Ngược lại, nếu đôi giày quá rộng hoặc chật đều khiến mu bàn chân cảm thấy khó chịu, đau đớn và gia tăng áp lực khi phải chống đỡ toàn bộ cơ thể.
Xoa bóp bấm huyệt
Các động tác xoa bóp bấm huyệt nhẹ nhàng ở mu bàn chân hay trong lòng bàn chân sẽ đem lại sự thoải mái cho các khớp ngay sau khi thực hiện. Bạn có thể sử dụng thêm một vài loại tinh dầu dể giúp toàn bộ cơ thể cảm thấy sảng khoái.
Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm
Thường sử dụng nhất là ibuprofen – một loại thuốc giảm đau nhanh mà không cần kê đơn. Bạn có thể dễ dàng mua thuốc tại tất cả các tiệm thuốc tân dược. Tuy nhiên lưu ý rằng thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng hoặc dùng liên tục trong thời gian dài.
Giữ cân nặng ở mức ổn định
Thừa cân, béo phì sẽ khiến vùng chân phải gánh thêm áp lực từ cơ thể dẫn tới viêm khớp ngày càng không thể kiểm soát. Vì vậy việc duy trì một mức cân nặng phù hợp với chiều cao là điều cần thiết giúp duy trì sự khỏe mạnh cho các khớp, đặc biệt là khớp mu bàn chân.
Luyện tập những động tác nhẹ nhàng
Nghỉ ngơi không có nghĩa là nằm im một chỗ bất động nhiều ngày. Sau khi cảm nhận cơn đau đã dịu đi người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng, đi từng bước nhỏ. Có thể tìm kiếm trên youtube những bài tập vận động vùng chân nhẹ nhàng, ít tốn sức để tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho các khớp xương vùng này.
Với những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục đau mu bàn chân, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh. Từ đó có cách chữa trị phù hợp cho bản thân mình.
THAM KHẢO THÊM
- Bỏ Túi 7 Bài Thuốc Chữa Mu Bàn Chân Bị Sưng Đau Hiệu Quả
- Điều Trị Gout Bằng Phương Pháp Nào Hiệu Quả Nhất?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!