Phương Pháp Bấm Huyệt Chữa Thận Yếu Hiệu Quả Nên Thử
Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Phương pháp này tác động vào những huyệt đạo thích hợp bằng cách day ấn. Việc tác động đúng cách giúp đả thông kinh mạch, tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi chức năng thận.
Thận yếu theo lý luận Y học cổ truyền
Thận là cơ quan quan trọng, giữ chức năng bài tiết chính của hệ tiết niệu. Khi thận khỏe mạnh, quá trình lọc máu và chất thải được thực hiện đầy đủ, quá trình sản sinh hormone và hệ bài tiết sẽ hoạt động bình thường. Từ đó duy trì sinh lý và sức khỏe tổng thể.
Thận yếu xảy ra khi chức năng thận bị suy giảm. Điều này có thể liên quan đến một tổn thương tại thận do thói quen xấu và bệnh lý. Khi thận suy yếu, quá trình lọc máu không diễn ra đầy đủ, rối loạn bài tiết, mất cân bằng nước và điện giải. Đồng thời ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sản sinh hormone.
Theo Y học cổ truyền, thận thuộc 5 tạng chính trong cơ thể. Thận suy yếu thường do khí huyết lưu hành kém, tà khí bên trong, thiếu nuôi dưỡng dẫn đến mất cân bằng âm dương. Từ đó gây ra những rối loạn và nhiều dấu hiệu khác nhau. Bao gồm:
- Tiểu nhiều, tiểu đêm
- Khí hư, phù thũng
- Rối loạn chức năng sinh lý dẫn đến rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, mộng tinh, yếu sinh lý
- Đau lưng, mỏi gối
- Rụng tóc, tóc bạc
- Giảm thính lực, ù tai
- Xương mềm yếu, cơ thể chậm phát dục do thận tàng tinh kém
- Thận chủ nạp khí kém dẫn đến thở gấp, ho hen, khó thở…
Để cải thiện thận yếu, cần áp dụng những phép điều trị có khả năng điều hòa tạng phủ, thông kinh lạc và bổ khí huyết.
Bấm huyệt chữa thận yếu là gì?
Bấm huyệt chữa thận yếu là phương pháp xoa bóp điều trị các triệu chứng và rối loạn chức năng thận. Phương pháp này tạo áp lực khác nhau lên những huyệt đạo thích hợp (được kết nối với thận và một số hệ thống trên cơ thể.) Từ đó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và phục hồi chức năng thận.
Theo quan niệm cổ xưa của Trung Quốc về khí, khí chảy qua mỗi người. Khí sẽ bị ngăn chặn khi một người cảm thấy căng thẳng. Điều này gây ra tình trạng mất cân bằng trong cơ thể và dẫn đến nhiều bệnh tật.
Bấm huyệt được thực hiện với mục đích đả thông kinh mạch, giữ cho khí lưu thông trong cơ thể. Từ đó đảm bảo cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng và khỏe mạnh, không bị ảnh hưởng bởi bệnh tật. Đối với chứng thận yếu, chức năng thận sẽ được phục hồi và những triệu chứng sẽ nhanh chóng qua đi.
Mỗi bộ phận khác nhau trên cơ thể sẽ tương ứng với những điểm chịu lực khác nhau. Dựa vào sơ đồ huyệt đạo, những huyệt đạo tương ứng với thận sẽ được xác định và tác động đúng cách.
Bấm huyệt chữa thận yếu hiệu quả không?
Khi áp dụng, phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu sẽ mang đến những công dụng và lợi ích dưới đây:
- Đả thông kinh mạch
- Tăng tuần hoàn máu
- Giữ cho khí lưu thông trong cơ thể. Đồng thời đẩy trí trệ và những tà khí ra ngoài
- Khắc phục khí huyết hư nhược, ứ trệ thường xuyên
- Thúc đẩy cân bằng âm dương và điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể
- Giảm huyết áp và nhịp tim (những người bị thận yếu thường có huyết áp cao)
- Tăng cương hệ thống miễn dịch
- Chống mệt mỏi
- Cân bằng nội tiết tố, tăng ham muốn tình dục
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, u xơ tử cung
- Kích thích sinh lý, kích thích sinh dục ở nam và nữ
- Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh, rối loạn cương dương… do thận yếu
- Giảm đau
- Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng lo âu, điều trị trầm cảm
- Cải thiện giấc ngủ
- Tăng cường khả năng sinh sản
- Tăng cường chức năng phủ tạng, hỗ trợ phục hồi thận
- Giảm chứng tiểu đêm
- Tăng cường quá trình trao đổi chất và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể
- Tăng khả năng loại bỏ độc tố
- Chữa thận yếu, tăng cường chức năng và bổ thận
Một số công dụng khác:
- Giải độc gan
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
- Chống ung thư
- Cải thiện tiêu hóa
- Điều trị cảm lạnh và những bệnh nhiễm trùng
- Chống ung thư
- Cải thiện sức khỏe tổng quát
Chỉ định và chống chỉ định
Theo các chuyên gia, phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu phù hợp với bệnh nhân có chức năng thận suy giảm hoặc rối loạn, những người muốn phòng ngừa và nâng cao sức khỏe.
Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định với một số nhóm đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai. Đặc biệt là phụ nữ 3 tháng cuối thai kỳ
- Tắc nghẽn mạch máu do huyết khối
- Viêm dây thần kinh
- Đang áp dụng liệu pháp chống đông máu
- Vùng da có vết thương hở, lở loét, nhiễm trùng…
- Động kinh
- Những vấn đề về tuần hoàn ở bàn chân
- Những vấn đề hoặc bệnh lý máu (như rối loạn chảy máu)
- Bệnh huyết áp không kiểm soát
- Ung thư
- Loãng xương hoặc có chấn thương gần đây.
Bấm huyệt chữa thận yếu có an toàn không?
Bấm huyệt chữa thận yếu là một phương pháp an toàn, không xâm lấn. Khi áp dụng có thể hạn chế lạm dụng thuốc trị thận yếu. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện ở những cơ sở uy tín, có thầy thuốc giàu kinh nghiệm và chuyên môn.
Thực hiện tại cơ sở bấm huyệt không uy tín có thể dẫn đến bấm sai huyệt đạo hoặc tác động không đúng cách. Điều này gây đau nhức dữ dội, những triệu chứng của bệnh suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ thông thường, bao gồm:
- Bầm tím
- Sưng
- Đau nhức tại vị trí bấm huyệt
- Buồn nôn nhẹ
- Choáng váng hoặc có cảm giác lân lân
- Nhạy cảm
Hướng dẫn bấm huyệt chữa thận yếu hiệu quả
Khi bấm huyệt chữa thận yếu, những huyệt đạo tương ứng cần được xác định chính xác. Ở mỗi huyệt, dùng ngón tay cái bấm và day vòng quanh huyệt. Thực hiện từ 2 – 3 phút.
Dưới đây là những huyệt vị phổ biến trong bấm huyệt chữa thận yếu gồm:
- Huyệt Đại trường du: Huyệt này có 2 vị trí nằm hai bên cột sống, cách đốt sống thắt lưng thứ tư (L4) khoảng 1,5 thốn. Tác dụng: Chữa đau lưng, táo bón, đau bụng; tăng cường sức mạnh cho vùng thắt lưng và chân.
- Huyệt Tiểu trường du: Tiểu trường du gồm 2 huyệt đối xứng qua đốc mạch, nằm ở phía dưới đầu xương chậu cách khoảng 1 đốt ngón tay, cách khoảng 5 đốt từ huyệt Đại trường du. Tác dụng: Giảm khó chịu ở bụng, giảm sôi bụng, tăng cường hoạt động của đường ruột, trị đái dằm, đái nhắt…
- Huyệt Quan nguyên du: Nằm ở dưới rốn 3 thốn, cách 2 thốn với bờ xương mu. Khi xác định huyệt có thể đặt bàn tay lên bụng, ngón trỏ chạm rốn và ngón út chạm huyệt Quan nguyên du. Tác dụng: Bổ thận tráng dương, thông kinh hoạt lạc, bổ hư ích tổn, tăng cường và điều hòa khí huyết. Ngoài ra huyệt này còn có tác dụng điều trị các bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, khí hư, rong kinh, tắc kinh…
- Huyệt Bàng quang du: Huyệt Bàng quang du được xác định ở hai bên xương sống, dưới đốt sống số 19, ngang ra 1.5 tấc. Tác dụng: Hỗ trợ điều trị đau lưng, đau vùng xương cùng, đái dầm, đái đỏ, đau sưng đường sinh dục ngoài.
- Huyệt Thứ liêu: Nằm ở vị trí lỗ xương cùng thứ 2, trên huyệt Trung liêu và dưới huyệt Thượng liêu. Tác dụng: Chữa vô sinh, khí hư, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh; kiện thoái, kiện yêu, lý hạ tiêu; chữa những bệnh bàng quang và đường tiểu như bí đại tiểu tiện.
- Huyệt Thừa phù: Huyệt Thừa phù có vị trí nằm ở dưới mông, giữa nếp gấp mông, tiếp nối chi dưới khi chuyển động cơ thể. Tác dụng: Chủ trị đau thần kinh tọa, liệt chi dưới; giảm đau nhức, căng cứng, khó tiểu tiện hay đại tiện, trĩ kéo dài, tổn thương các sợi cơ.
- Huyệt Hội dương: Nằm ở hai bên xương cụt, cách đầu xương cụt 1,5 thốn. Tác dụng: Chữa liệt dương, khí hư, kiết lỵ, trĩ, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.
- Huyệt Thận du: Đây là huyệt thứ 23 của kinh bàng quang. Huyệt này nằm ở hai bên cột sống, đo ngang 1.5 thốn từ gai đốt sống thắt lưng thứ 2. Tác dụng: Tăng cường thận, dưỡng huyết, thúc đẩy tạo máu trong trường hợp mất máu, tăng cường sức mạnh cho vùng lưng dưới, bổ ích cho xương và tủy.
- Huyệt Khí hải: Huyệt này nằm trên mạch Nhâm, từ rốn đo xuống phía dưới 1,5 thốn đồng thân. Tác dụng: Điều trị những chứng bệnh đường tiểu, bệnh về đường sinh dục, thần kinh suy nhược.
- Huyệt Mệnh môn: Nằm trên cột sống lưng, đối diện với lỗ rốn ở phía trước, ngay tại lõm phía dưới của mỏm gai đốt sống thắt lưng. Tác dụng: Làm ấm thận, cải thiện chức năng và tăng cường hoạt động mạnh mẽ của thận, trị thận suy yếu gây đau mỏi thắt lưng, mộng tinh, tiểu nhiều…
- Huyệt Can du: Có vị trí nằm ở dưới gai sống lưng thứ 9, ngang huyệt Cân Súc, cách khoảng 1.5 thốn. Tác dụng: Đưa khí vào tạng can, làm mạnh cơ thể, bổ tinh huyết, lợi can đởm, điều hòa khí trệ.
- Huyệt Thái xung: Huyệt này thuộc kinh can, hành thổ trong lục phủ ngũ tạng. Huyệt Thái xung nằm trên đường Nguyên khí sở cư, ngay mu bàn chân, nơi khí huyết lưu thông hưng thịnh nhất. Tác dụng: Hạ huyết áp, chủ trị nhiều bệnh lý trên khắp cơ thể.
- Huyệt Tâm âm giao: Đây là huyệt thứ 6 của đường kinh Tỳ, nằm ngay tại lõm bờ sau xương chày, từ mắt cá chân đo lên 3 thốn. Tác dụng: Bổ ích cho 3 tạng gồm Can, Tỳ và Thận, điều huyết thất tinh cung, thông khí trệ, trợ vận hóa, điều tiết hoạt động của bàng quang.
- Huyệt Thái khê: Nằm ngay sau mắt cá chân trong, sờ thấy vùng lõm gần với gót chân là huyệt Thái khê. Tác dụng: Chủ trị những vấn đề về sinh lý như liệt dương, di tinh…;trị đau nhức khớp cổ chân, đau răng, ù tai, chóng mặt.
- Huyệt Dũng tuyền: Nằm ở lòng bàn chân, ngay tại điểm nối của 1/3 giữa và 1/3 trước của lòng bàn chân, gập các ngón chân thấy chỗ lõm là huyệt Dũng tuyền. Tác dụng: Thanh lọc thận, chữa mất ngủ lâu năm, ho, những chứng suy nhược thần kinh.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa thận yếu
Để bấm huyệt chữa thận yếu an toàn và đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý những điều dưới dây:
- Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng những tác động từ liệu pháp bấm huyệt không thể điều trị dứt điểm bệnh lý.
- Hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn bấm huyệt chữa bệnh.
- Thận trọng khi bấm huyệt cho những biện nhân có tiền sử giãn tĩnh mạch để tránh phát sinh rủi ro.
- Nên bấm huyệt chữa thận yếu ở những cơ sở uy tín, có bác sĩ / thầy thuốc dày dặn kinh nghiệm.
- Cần tác động vào đúng huyệt đạo và đúng cách. Sự sai lệch có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Một số tác dụng phụ thông thường như sưng, đau, bầm tím có thể xảy ra nhưng thường nhẹ và thoáng qua. Cần thông báo ngay với bác sĩ nếu có những tác dụng phụ nghiêm trọng và kéo dài.
- Không nên bấm huyệt tại nhà nếu không có kinh nghiệm.
- Cắt móng tay trước khi bấm huyệt để tránh làm tổn thương da.
- Chú ý đến mục chống chỉ định.
- Tốt nhất nên giữ tâm lý thoải mái trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp can thiệp nào. Không bấm huyệt chữa thận yếu khi tinh thần không ổn định. Bởi điều này có thể gây lo âu và hoảng loạn.
- Nếu có vấn đề về xương khớp hoặc mới bị chấn thương, người bệnh cần thông báo ngay với nhân viên để tránh tác động lên những vị trí này dẫn đến tổn thương thêm.
- Cách bấm huyệt chữa thận yếu nên được kết hợp với biện pháp xoa bóp để tăng hiệu quả giải phóng ứ trệ, tăng cường lưu thông khí huyết.
- Trong thời gian điều trị, người bệnh nên thường xuyên hoạt động thể chất, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, làm việc và sinh hoạt khoa học. Ngoài ra nên kết hợp dùng thuốc để sớm đạt hiệu quả tối đa.
Phương pháp bấm huyệt chữa thận yếu mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi thận, tăng tuần hoàn khí huyết, hạ huyết áp, cắt giảm các triệu chứng. Tuy nhiên phương pháp này không có khả năng điều trị đứt điểm bệnh lý. Ngoài ra người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
THAM KHẢO THÊM
- Chia Sẻ 10 Bài Thuốc Chữa Thận Yếu Bằng Đông Y Hiệu Quả
- 11 Bài Tập Chữa Thận Yếu Hiệu Quả Không Nên Bỏ Qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!