Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp chuẩn nhất [XEM NGAY]
Tỏi là loại gia vị quen thuộc, cũng là dược liệu tốt, nhiều tác dụng trị bệnh. Đặc biệt cách ngâm rượu tỏi có thể giúp chữa bệnh xương khớp hiệu quả.
Công dụng chữa bệnh xương khớp của rượu tỏi
Tỏi được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó có việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp, đau khớp gối… nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên.
Các hoạt chất trong tỏi như Allicin, Selen và các chất chống oxy hóa giúp chống viêm, bảo vệ sụn khớp và nâng cao sức khỏe hệ xương.Những thành phần này cũng giúp giảm tình trạng sưng đỏ và đau nhức xương khớp hiệu quả.

Đặc biệt Phytoncide trong tỏi là chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu trừ những chất gây hại cho sụn khớp. Một trong những cách phổ biến để sử dụng tỏi chữa bệnh xương khớp là ngâm rượu tỏi. Cách làm này bao gồm việc chuẩn bị tỏi và rượu trắng, sau đó ngâm chúng theo một tỷ lệ nhất định.
Khi được kết hợp với rượu, tỏi sẽ phát huy được hết công dụng ức chế các loại vi khuẩn gây hại đồng thời tỏi sẽ giải phóng hết được các chất chống oxy hóa và bảo vệ xương khớp.
Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp
Để bài thuốc phát huy hết tác dụng người bệnh cần chú ý ngay từ khâu chọn tỏi, sau đó là từng bước thực hiện và cuối cùng là bảo quản. Cụ thể:
Chuẩn bị:
- Tỏi: Chọn giống tỏi ta, tỏi Lý Sơn … khoảng 300 – 500g. Những loại tỏi có nguồn gốc rõ ràng, củ mẩy, tươi ngon, không dùng tỏi Trung Quốc, tỏi sâu bệnh, héo úa. Việc lựa chọn tỏi ảnh hưởng lớn đến chất lượng rượu sau này nên cần lựa chọn kỹ càng.
- Rượu: Dùng rượu trắng được thực hiện ủ men theo phương pháp truyền thống là tốt nhất. Dùng loại men chuẩn, không dùng loại có nồng độ thấp sẽ khiến tỏi khi ngâm dễ bị thối hoặc tỏi không tiết được hết các chất,
- Chai thủy tinh: Dùng bình chất liệu sứ hoặc thủy tinh thay cho bình nhựa để tránh nhựa tiết ra chất độc hại, nên chọn loại bình miệng rộng, có nắp đậy chặt để tránh rượu bị thoát hơi ra ngoài.
Thực hiện:
- Tách tỏi riêng từng nhánh, lột sạch vỏ rồi mang ra nắng phơi đến khi thấy tép tỏi teo lại. Sau đó thái lát mỏng hoặc đập dập tỏi. Bước này khá quan trọng để khi ngâm tỏi sẽ tiết ra hết các kháng sinh allicin giúp giảm đau.
- Sắp xếp phần tỏi đã sơ chế vào bình rồi đổ rượu ngập theo tỉ lệ 1:2, (nửa cân tỏi thì ngâm 1 lít rượu) rồi đóng chặt nắp bình.
- Để bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Thi thoảng lắc đều để rượu thấm sâu vào tỏi, khoảng 2 tuần trở lên thì có thể lấy ra sử dụng được.
Hướng dẫn sử dụng:
- Dùng xoa bóp: Rượu tỏi đạt tiêu chuẩn sẽ có màu vàng nhạt như nghệ cùng mùi thơm đặc trưng dùng xoa bóp, massage trực tiếp lên vùng bị đau nhức để rượu thẩm thấu đều. Ngày có thể dùng 2 – 3 lần, mỗi lần massage 20 – 30 phút.
- Dùng uống: Mỗi ngày người bệnh có thể uống một chén nhỏ vào bữa ăn trưa. Rượu tỏi giúp tăng cường tuần hoàn máu ở vùng viêm khớp, giúp giảm sưng và kháng viêm hiệu quả. Do tỏi có tính cay nồng nếu uống không quen dễ bị xộc lên mũi người bệnh cần hết sức lưu ý.
XEM THÊM: 5 Cách Chữa Đau Xương Khớp Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả Nên Thử
Những lưu ý khi dùng rượu tỏi chữa đau khớp
Để đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu và ngăn ngừa những tác dụng phụ người bệnh cần chú ý:
- Nếu vùng viêm đau khớp thuộc vùng da nhạy cảm hoặc đang có vết thương ngoài da thì không nên dùng tỏi bởi rượu tỏi dễ gây kích ứng da.
- Nếu chưa dùng rượu tỏi lần nào bạn nên thử với một lượng nhỏ, thấm rượu lên bông gòn hoặc miếng khăn mỏng rồi mới thoa lên da. Nếu thấy da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu cần dừng ngay.
- Lạm dụng rượu tỏi qua đường uống có thể gây hại cho dạ dày. Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh này tốt nhất chỉ nên dùng rượu tỏi để xoa bóp.
- Nếu sử dụng rượu tỏi liên tục trong khoảng thời gian dài hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không sử dụng rượu tỏi cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Mùi tỏi có thể lưu lại trong miệng nên để khử mùi và tự tin hơn trong giao tiếp hay ăn một chút trái cây hoặc súc miệng sạch sẽ.

Mặc dù cách ngâm rượu tỏi chữa viêm đau xương khớp mang lại nhiều tác dụng to lớn nhưng người bệnh cũng cần đi thăm khám và dùng kết hợp với những loại thuốc điều trị khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Bạn có thể kết hợp với chế độ sinh hoạt như sau:
- Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện một môn thể thao yêu thích như đi bộ, bơi lội, yoga…
- Tăng cường các thực phẩm có lợi cho xương khớp như thịt dê, thịt gà, sữa, phomai… Nên ăn đa dạng chất chứ không phụ thuộc vào loại nào.
- Bệnh nhân có thể tìm đến các thực phẩm hỗ trợ chứa Glucosamine hoặc viêm bổ khớp.
Lời khuyên: Ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp được xem như một phương thuốc được ông cha sử dụng để khắc phục tình trạng đau nhức mỏi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính truyền miệng chưa có cơ sở khoa học. Khi áp dụng có thể hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có nhiều biến chứng đi kèm. Tuy nhiên gần như không đạt hiệu quả mong muốn với người bị đau xương khớp nặng.
THAM KHẢO THÊM
- Chữa Đau Xương Khớp Bằng Gạo Nếp Cẩm Có Thực Sự Hiệu Quả?
- Bật Mí 3 Cách Chữa Đau Xương Khớp Bằng Quả Khế Cực Dễ Làm