Top 10 Cây Thuốc Chữa Mề Đay Hiệu Quả Từ Thiên Nhiên

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Nổi Mề Đay Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Cây thuốc chữa mề đay là cách trị được nhiều người chọn lựa vì hiệu quả, lành tính và tiết kiệm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 10 loại cây thuốc chữa mề đay tốt. Tham khảo hướng dẫn cách thực hiện chi tiết theo nội dung bên dưới. 

Chữa bệnh nổi mề đay bằng cây thuốc Nam có hiệu quả không? 

Chữa bệnh nổi mề đay bằng cây thuốc Nam có hiệu quả không? 
Dùng cây thuốc chữa mề đay là phương thuốc dân gian hiệu quả, a n toàn với sức khỏe

Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết có rất nhiều cách chữa mề đay khác nhau, nhưng đối với những trường hợp bệnh nhẹ, có thể chọn cách sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để kiểm soát bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn, không phải chịu bất kỳ tác dụng phụ nào từ thuốc tân dược. 

Cây thuốc thảo dược xung quanh ta hay còn được gọi là thuốc Nam là những loại thực vật có chứa dược tính có khả năng trị bệnh được. Tuy nhiên, do hàm lượng chất không cao nên khi áp dụng chỉ có thể cải thiện phần nào các triệu chứng bệnh.

Xem thêm: Nổi Mề Đay Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

10 mẹo trị bệnh mề đay bằng cây thuốc tự nhiên không nên bỏ qua

1. Cây đinh lăng

Đinh lăng chứa nhiều dược chất cần thiết cho sức khỏe (saponin, acid amin, vitamin…) có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, sưng viêm và làm lành các tổn thương ngoài da.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá đinh lăng tươi khoảng 1 – 2kg, sơ chế sử dụng dần. 
  • Rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng . 
  • Trải ra một nơi sạch, phơi nắng cho đến khi khô héo lại, cho vào túi kín bảo quản ở nơi khô ráo. 
  • Mỗi lần dùng khoảng 15g cho vào ấm, đổ nước vào ngập bề mặt lá, đậy kín nắp và tiến hành sắc trên lửa nhỏ khoảng 30 phút. 
  • Rót nước ra chén, chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày. 

2. Cây sài đất

Sài đất có nhiều công dụng như mát gan, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, làm mát cơ thể, mát máu, cầm ho… và đặc biệt có nhiều bài thuốc sử dụng sài đất để chữa nổi mề đay, mụn nhọt,…

Cây sài đất
Sài đất là vị thuốc Nam quen thuộc dùng trong các bài thuốc chữa trị mề đay mẩn ngứa, nổi mụn nhọt

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị sài đất và kim ngân hoa mỗi loại 30g, rau má và kinh giới mỗi loại 15g cùng 10g lá khế. 
  • Rửa sạch tất cả qua nhiều lần nước. 
  • Cho vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước vào đun khoảng 20 phút. 
  • Nước sôi lên chắt ra chậu, đợi cho nguội bớt, dùng khăn bông mỏng thấm nước lau lên vùng da bị nổi mề đay. 

3. Cây cỏ mực

Cây cỏ mực giúp sát trùng, cầm máu, giảm sưng viêm, tiêu độc và giảm ngứa ngáy khó chịu do nổi mề đay. Chỉ cần sử dụng vài lần, các triệu chứng mề đay sẽ thuyên giảm đáng kể. 

Cách thực hiện

  • Hái một nắm lá của cây cỏ mực, thêm lá nhài, rau diếp cá, lá huyết dụ, lá xương sông, lá cây dưa leo. 
  • Rửa sạch, cho vào chậu nước muối ngâm 15 phút trước khi sử dụng. 
  • Giã nát cho thành bã, thêm 1 ít nước để vắt lấy nước cốt. 
  • Vệ sinh vùng da mề đay, đắp bã lá lên da, dùng băng gạc y tế quấn cố định lại, để yên trong vòng 30 phút. 
  • Phần nước cốt uống hết trong 1 lần. 
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày.

4. Cây chút chít

Cây chút chít chữa bệnh nhiễm trùng da, ghẻ lở, mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa… Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, tẩy giun… theo kinh nghiệm dân gian. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị vài lá chút chít tươi, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng 15 phút.
  • Cắt nhuyễn, trộn với một ít giấm nuôi rồi dùng để bôi chà lên vùng da bị mề đay.
  • Thực hiện 2 lần/ ngày.

5. Cây kinh giới

Cây kinh giới có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, cầm máu… Được tận dụng trong chữa trị rất nhiều bệnh như cảm sốt, ho khan, xương khớp, viêm amidan, viêm họng, nổi mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt… 

Cây kinh giới
Kinh giới có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn phù hợp trị bệnh mề đay

Cách thực hiện

Cách 1: Xông nước lá kinh giới

  • Dùng 1 nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 500ml nước. 
  • Đậy kín nắp và đun sôi trên lửa vừa, kiểm tra nước sôi bùng lên thì tắt bếp. 
  • Tiến hành xông từ 20 – 30 phút/ lần. 

Cách 2: Sắc nước uống

  • Chuẩn bị 1 nắm kinh giới tươi, phối hợp thêm ngưu bàng, cát căn và thuyền thoái mỗi loại một ít.
  • Rửa sạch các dược liệu, sao vàng rồi mang đi sắc lấy nước uống hàng ngày. 

Gợi ý: Da Rắn Hổ Hành Chữa Bệnh Mề Đay Có An Toàn Hiệu Quả Không?

6. Cây đơn lá đỏ

Cây đơn lá đỏ có khả năng làm mát, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm ngứa, giảm sưng viêm,… Ứng dụng hiệu quả trong điều hiệu quả các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt, dị ứng. 

Cách thực hiện

Cách 1: Nấu nước uống

  • Dùng khoảng 30g lá đơn đỏ tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút. 
  • Cho vào ấm, đổ nước vào đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 30 phút rồi tắt bếp. 
  • Chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

Cách 2: Nấu nước ngâm rửa

  • Rửa 100g lá và thân, cành của cây đơn đỏ, cho vào nồi đun sôi lên cùng 1 lít nước. 
  • Đun khoảng 10 phút thì tắt bếp. 
  • Đợi cho nguội bớt hoặc thêm nước lạnh vào rồi tiến hành ngâm, rửa.
  • Thực hiện cách này 2 lần/ ngày sáng và tối. 

8. Cây cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có tác dụng giải độc, mát gan, lợi tiểu và hành huyết. Nhiều người thường sử dụng cỏ mần trầu để chữa bệnh sốt rét, nóng sốt, băng huyết, nổi mụn và đặc biệt là bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. 

Cây cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu là loại thực vật mọc dại và được tận dụng làm thuốc chữa mề đay mẩn ngứa theo kinh nghiệm dân gian

Cách thực hiện

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm cỏ mần trầu tươi, rửa sạch, ngâm nước muối trước khi dùng. Giã nát cùng vài hạt muối trắng. Sát khuẩn vùng da mề đay rồi đắp bã lá lên. Đợi khoảng 30 phút sau rửa sạch lại bằng nước sạch. 
  • Cách 2: Cỏ mần trầu khô cho vào ấm, đổ một lượng nước vừa đủ vào sắc khoảng 20 – 30 phút trên lửa nhỏ. Chắt phần nước ra chén, chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày. 

8. Cây trà xanh

Trà xanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, saponin, tanin cùng nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể nói chung và sức khỏe làn da nói riêng. 

Cách thực hiện

Cách 1: Tắm lá chè xanh

  • Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh tươi, ngâm với nước muối biển pha loãng 15 phút. 
  • Vớt lá ra cho vào ấm, đổ 2 – 3 lít nước vào đun sôi lên trong vòng 10 phút. 
  • Thêm nước lạnh rồi dùng để tắm. 
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày. 

Cách 2: Uống trà xanh

  • Bạn có thể dùng lá trà xanh tươi, non hoặc trà khô mua sẵn tùy theo nhu cầu. 
  • Hãm lá trà cùng với nước sôi trong vòng 15 phút.
  • Uống trực tiếp khi còn ấm nóng hoặc pha thêm mật ong, nước cốt chanh. 

9. Lá cây khế

Lá khế chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn tốt, ức chế được một số loại vi khuẩn, nấm gây viêm nhiễm.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá khế tươi, cho vào nồi đun sôi lên để lấy nước tắm. Đây là cách làm đơn giản nhưng đem đến hiệu quả bất ngờ sau vài lần áp dụng. 
  • Cách 2: Dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch, cho vào chảo sao nóng lên với muối hột. Đổ hỗn hợp này ra một chiếc khăn, buộc chặt đầu rồi chườm lên vùng da mề đay cho đến khi nguội. Khuyến khích nên thực hiện 2 lần/ ngày để đạt kết quả tốt nhất. 

Xem thêm: 5 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Khế Cực Đơn Giản Tại Nhà

10. Lá bạc hà

Tinh dầu menthol tự nhiên cùng các dược chất như camphen, limonen trong lá bạc hà có khả năng chống viêm, khử khuẩn, hỗ trợ tốt trong điều trị các bệnh da liễu, rối loạn tiêu hóa,…

Lá bạc hà
Bạc hà – Cây thuốc chữa mề đay hiệu quả dễ tìm, dễ thực hiện

Cách thực hiện

Cách 1: Đắp lá bạc hà

  • Dùng 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước. 
  • Giã nát lá bạc hà rồi đắp lên toàn bộ vùng da bị mề đay. 
  • Thực hiện ít nhất 2 lần/ ngày. 

Cách 2: Lá bạc hà + xác ve sầu

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà và xác ve sầu với liều lượng ngang bằng nhau. 
  • Mang đi sao khô và tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản. 
  • Mỗi lần dùng lấy ra khoảng 3g, pha thêm 1 thìa rượu trắng vào cốc nước ấm. 
  • Khuấy cho tan đều rồi uống hết. 

Cách 3: Bạc hà kết hợp các dược liệu khác

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu sau: bạc hà 6g, sơn tra, hoa cúc và cát cánh mỗi loại 10g và một ít mật ong nguyên chất. 
  • Cho hết vào trong ấm sứ, đổ nước sôi vào hãm 15 – 20 phút rồi rót ra ly uống như uống trà bình thường. 

Tham khảo thêm: Trẻ nổi mề đay khắp người và cách chữa trị an toàn hiệu quả

Cần lưu ý gì khi chữa mề đay bằng các loại cây thuốc Nam? 

  • Các bài thuốc chỉ được áp dụng khi các bệnh nhẹ, vừa phát hoặc dùng sau khi bệnh đã được kiểm soát. 
  • Tuyệt đối không thay thế những cách chữa này cho các biện pháp điều trị y tế.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng hoặc phản ứng dị ứng nào cần ngưng lại và đến bệnh viện ngay để được xử lý. 
  • Đối với các bài thuốc uống không nên áp dụng cho những người có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa, còn với những bài thuốc bôi, đắp bên ngoài thì không dùng cho vùng da hở, trầy xước. 
  • Kết hợp các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa như dùng thuốc, chăm sóc ngoài da, ăn uống, sinh hoạt. 

Chữa mề đay bằng các loại cây thuốc Nam tự nhiên đem lại hiệu quả cao, lành tính với cơ thể, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên do chưa có bằng chứng khoa học, bạn cần cân nhắc thận trọng trước khi thực hiện và chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị bằng các biện pháp phù hợp hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger