TỔNG QUAN VỀ BỆNH Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh khớp mãn tính gây ra những thay đổi về xương, phá hủy sụn, thoái hóa gân và dây chằng. Bệnh có thể kiểm soát nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp (tên tiếng anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis) là tình trạng tổn thương, bào mòn tại sụn và xương dưới sụn. Bệnh thường gây ra phản ứng viêm, giảm tiết dịch khớp. 

Khi sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn, hai đầu xương va vào nhau. Điều này dẫn đến đau đớn, sưng, cứng, hình thành gai xương và biến dạng khớp.

Bất cứ khớp nào cũng có nguy cơ bị thoái hóa nếu chịu tổn thương. Thường gặp nhất là:

  • Thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa khớp háng
  • Thoái hóa khớp cổ tay
  • Thoái hóa khớp cùng chậu

...

Bên cạnh sự phá vỡ sụn, toàn bộ khớp đều bị ảnh hưởng. Bệnh thoái hóa khớp gây ra những thay đổi trong xương, giảm đàn hồi, thoái hóa các mô liên kết giữa khớp và gắn cơ vào xương. Đồng thời viêm niêm mạc khớp.

Bệnh thoái hóa khớp can thiệp sớm và đúng cách có thể giảm bớt những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

thoai-hoa-khop-1

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thoái hóa khớp chủ yếu xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến sụn khớp mất chức năng và hao mòn theo thời gian. Tuy nhiên một số yếu tố có thể thúc đẩy sự hao mòn và tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

thoai-hoa-khop-3
Tuổi cao

Các nghiên cứu cho thấy, độ tuổi càng cao càng có nguy cơ thoái hóa khớp do quá trình lão hóa tự nhiên.

thoai-hoa-khop-5
Chấn thương khớp

Chấn thương trong quá khứ gây trật khớp, viêm khớp, tổn thương dù nặng hay nhẹ cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

thoai-hoa-khop-7
Thừa cân béo phì

Trọng lượng cơ thể càng cao càng làm tăng áp lực và căng thẳng cho những khớp chịu trọng lượng. Mặt khớp mô mỡ tạo protein có khả năng kích thích phản ứng viêm trong và xung quanh khớp.

thoai-hoa-khop-4
Sai tư thế

Thực hiện tư thế xấu khiến dây chằng căng giãn không đúng cách, khớp xương chịu nhiều áp lực và thoái hóa theo thời gian.

thoai-hoa-khop-6
Biến dạng bẩm sinh

Những người có dị dạng ở khớp hoặc sụn khiếm khuyết sẽ có nguy cơ thoái hóa khớp trong tương lai.

thoai-hoa-khop-2
Bệnh chuyển hóa

Nguy cơ thoái hóa khớp tăng cao ở những người có bệnh lý tiểu đường, hemochromatosis (một tình trạng mà cơ thể có quá nhiều chất sắt) hoặc một loại viêm khớp khác.

Đối tượng mắc bệnh

Ngoài người cao tuổi, nhiều người trẻ hiện nay cũng được xác định là những đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp. Chủ yếu là:

  • Người thường xuyên làm công việc chân tay với cường độ nặng, liên tục
  • Vận động viên thể thao, người chơi môn thể thao mạo hiểm
  • Người có tiền sử bị chấn thương khớp
  • Người bị tật bẩm sinh về khớp
  • Những người thừa cân béo phì
  • Những người làm công việc văn phòng, thợ cắt tóc, thợ sơn, tài xế, công nhân may...

Dấu hiệu nhận biết

Phần lớn triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp dễ gây nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Để nhận biết chính xác bệnh bạn có thể dựa trên một số biểu hiện đặc trưng sau:

  • Đau khớp âm ỉ, dữ dội theo thời gian; đau nhiều hơn khi di chuyển, vận động mạnh
  • Cứng khớp sau một thời gian để khớp bất động, thường gặp vào buổi sáng khi tỉnh dậy.
  • Vùng khớp bị nóng ran, sưng đỏ, châm chích khó chịu
  • Mất tính linh hoạt và giảm phạm vi chuyển động của khớp
  • Màng hoạt dịch bị tổn thương dẫn đến tràn dịch
  • Phát ra âm thanh lục cục khi cử động khớp

Biến chứng thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp được đánh giá là bệnh viêm khớp thường gặp và có mức độ nghiêm trọng cao. Bệnh gây ra những triệu chứng nặng nề, tăng nguy cơ té ngã 2,5 lần ở người lớn tuổi. Đồng thời làm giảm chất lượng cuộc sống và chức năng vận động.

Ở những trường hợp nặng và không được kiểm soát tốt, thoái hóa khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau:

thoai-hoa-khop-9
Hình thành gai xương

Chỗ nứt rách, đầu xương dưới sụn sau quá trình ma sát cùng quá trình nhuyễn hóa sụn khớp làm gai xương hình thành, gây đau đớn dữ dội

thoai-hoa-khop-10
Biến dạng, teo cơ

Sụn khớp bị tổn thương khiến quá trình lưu thông máu và cung cấp dinh dưỡng giảm dần. Để lâu khiến cơ, khớp teo, biến dạng

thoai-hoa-khop-11
Liệt, tàn phế

Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, lúc này sụn khớp đã bị phá hủy hoàn toàn không còn khả năng cử động, không còn cảm giác.

Chẩn đoán

Bệnh thoái hóa khớp có thể dễ dàng phát hiện thông qua phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng.

Chẩn đoán lâm sàng

Bằng kinh nghiệm bác sĩ sẽ quan sát và tiến hành trao đổi để khai thác thông tin, bước đầu xác định được vị trí, mức độ và dự đoán nguyên nhân

  • Cầm nắn, gõ, lắng nghe tiếng kêu ở khớp khi xoay
  • Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng gặp phải, mức độ, tần suất
  • Khai thác tiền sử gia đình, bệnh lý xương khớp bẩm sinh
  • Hỏi về công việc, thói quen sinh hoạt

Chẩn đoán cận lâm sàng

Là phương pháp có sự can thiệp của máy móc, xét nghiệm cụ thể:

  • Hình ảnh X-quang: Cho phép kiểm tra sự ma sát của các xương, quá trình thoái hóa và gai xương.
  • Chụp MRI: Thể hiện rõ và chi tiết những tổn thương của xương, sụn và các mô khác. Kỹ thuật này thường được thực hiện cho những trường hợp phức tạp.
  • Nội soi khớp: Quan sát tổn thương sụn. Trong quá trình nội soi bác sĩ có thể sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm khớp khác
  • Xét nghiệm: Một số xét nghiệm máu, dịch khớp sẽ được thực hiện.

Phương pháp điều trị thoái hoá khớp

Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính và không thể hồi phục. Những lựa chọn điều trị thường nhằm vào mục đích sau:

  • Kiểm soát triệu chứng
  • Ngăn bệnh thoái hóa khớp tiến triển
  • Ngăn biến chứng
  • Phục hồi chức năng vận động, di chuyển tốt hơn

Ở những trường hợp nhẹ, bệnh nhân chủ yếu được điều trị bảo tồn. Những trường hợp nặng có thể được tiêm khớp hoặc phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc tây

Đây là các loại thuốc tân dược được bào chế từ các chất hóa tổng hợp có khả năng kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Thuốc được kê đơn, chỉ định bởi bác sĩ sau thăm khám. Một số loại thuốc thường dùng gồm thuốc giảm đau thông thường, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc tiêm nội khớp...

Việc dùng thuốc cân tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh những rủi ro:

  • Người bệnh dễ bị lạm dụng, phụ thuộc vào thuốc
  • Bị tương tác thuốc nếu dùng không đúng
  • Gặp tác dụng phụ từ nhẹ như chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn đến nặng như sốc thuốc, hại gan, thận, dạ dày.

Cách chữa thoái hóa khớp tại nhà

Sử dụng các mẹo trong điều trị thoái hóa khớp không hề xa lạ. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, dễ mua, ít tốn chi phí, bài tập thực hiện ngay tại nhà nên giải pháp này được nhiều người ứng dụng. Tuy nhiên kết quả không phải ai cũng nhìn thấy. Thực tế chứng minh cách chữa mẹo này chỉ mang tính hỗ trợ. 

Một số mẹo thường dùng gồm:

  • Bài thuốc dân gian: Nổi bật phải kể đến bài thuốc từ xương rồng, đinh lăng, ngải cứu...
  • Bài tập: Nhiều bài tập, tư thế trong yoga như đu xà đơn, tư thế rắn hổ mang, tư thế cây cầu,...

Vật lý trị liệu

Là phương pháp phù hợp với tình trạng thoái hóa khớp nhẹ. Đây là phương pháp bảo tồn không dùng thuốc được thực hiện bởi những người có chuyên môn.

Vật lý trị liệu hiện có nhiều phương pháp: châm cứu, điện châm, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, thủy châm, cấy chỉ... Ngoài ra người bệnh còn được hỗ trợ các bài tập phục hồi chức năng.

Chữa thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệu không gây tác dụng phụ nhưng:

  • Tác dụng chậm cần kiên trì khi áp dụng
  • Không điều trị tận gốc, chỉ giúp phục hồi hỗ trợ một phần
  • Được khuyến khích thực hiện cùng các phương pháp khác để tăng hiệu quả.

Phẫu thuật

Với những trường hợp dùng thuốc sau 6 tháng không mang lại hiệu quả, khớp bị biến dạng, đau đớn kéo dài... bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật. Đây là phương pháp tiên tiến nhất sử dụng máy móc để loại bỏ, thay thế khớp bị tổn thương.

Các kỹ thuật được áp dụng hiện nay gồm: Mổ nội soi rửa, cắt lọc khớp; cấy ghép tế bào sụn; thay khớp; khoang kích thích tạo xương...

Dù tỉ lệ thành công cao nhưng phẫu thuật chỉ thực hiện khi bắt buộc bởi:

  • Chi phí cao
  • Thời gian phục hồi, chăm sóc lâu
  • Có nguy cơ nhiễm trùng, tái phát bệnh nếu không vệ sinh, kiêng đúng cách.

Đông y

Là giải pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả cao. Bằng việc sử dụng thảo dược tự nhiên, gia giảm theo thể bệnh bất cứ đối tượng nào bị thoái hóa khớp cũng có thể dùng thuốc mà không lo tác dụng phụ. 

Thuốc cho tác dụng trị bệnh tận gốc, an toàn nhưng người bệnh cần lưu ý:

  • Thuốc cho hiệu quả chậm, phải kiên trì sự theo đúng chỉ dẫn
  • Tình trạng thầy lang, thuốc kém chất lượng ngày càng nhiều người bệnh cần tìm hiểu bài thuốc đông y ở những cơ sở uy tín

Phòng ngừa bệnh

Bệnh thoái hóa khớp không được ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên nguy cơ có thể giảm khi áp dụng những biện pháp sau:

Xây dựng thói quen vận động và luyện tập đều đặn, thực hiện các bài tập và bộ môn có cường độ thích hợp

  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc để phục hồi cơ thể và các khớp xương.
  • Kiểm soát cân nặng. Luôn duy trì trọng lượng ở mức an toàn.
  • Không lạm dụng khớp, tránh lặp đi lặp lại một vài chuyển động hoặc gây căng thẳng quá mức cho khớp.
  • Điều trị tốt các chấn thương và những bệnh lý có thể làm nguy cơ thoái hóa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế những động tác quá sức hoặc mang vác vật nặng.
  • Mang giày và dụng cụ hỗ trợ thể thao để giảm tác động lên đầu gối và những khớp khác.
  • Thực hiện những tư thế đúng trong sinh hoạt và vận động.

Bệnh thoái hóa khớp gây ra những tổn thương không thể phục hồi. Tuy nhiên sự tiến triển và các triệu chứng của bệnh thường được kiểm soát nhanh bằng thuốc, vận động trị liệu và lối sống lành mạnh. Tốt nhất nên khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn những giải pháp hữu hiệu nhất.

Bài viết liên quan

bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp vai
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ
Loãng xương và thoái hóa khớp
thuoc-thoai-hoa-khop-1
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp
Bị thoái hóa khớp nên uống canxi không?
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger