TỔNG QUAN VỀ BỆNH Trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý phổ biến, bất kể ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, thực tế có không ít người chưa hiểu hết về bệnh lý này dẫn đến việc để bệnh tiến triển nặng, biến chứng xuất hiện và khó điều trị. Trong bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị cũng như cách phòng bệnh trào ngược dạ dày. 

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng trào ngược axit mãn tính. Trong đó axit trong dạ dày thường xuyên trào ngược lên miệng qua thực quản (ống nối từ cổ họng đến dạ dày). Điều này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ợ nóng, khó tiêu...

Trào ngược axit xảy ra do cơ vòng thực quản dưới không đóng lại đúng cách khi thức ăn được đưa đến dạ dày. Sau đó axit dạ dày chảy ngược qua thực quản vào cổ họng và miệng. Điều này khiến miệng của bạn thường xuyên có vị chua và gây ợ nóng.

Tình trạng này là bình thường nếu chỉnh thỉnh thoảng bị trào ngược axit và ợ nóng. Cần điều trị khi ợ nóng hoặc trào ngược axit xảy ra thường xuyên hoặc hơn 2 lần/ tuần, liên tục nhiều tuần.

trao-nguoc-da-day-thuc-quan

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến: 

lam-dung-thuoc-tay
Dùng thuốc Tây

Khi dùng thuốc tây không đúng cách, các tác dụng phụ có thể xảy ra. Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, an thần, chống trầm cảm,... có thể khiến cơ thắt thực quản dưới bị ảnh hưởng, dẫn đến trào ngược dạ dày. 

trao-nguoc-da-day-thuc-quan1
Do bệnh lý

Những người có các bệnh lý ở dạ dày hoặc có tổn thương ở thực quản, bị nhiễm trùng thường dễ bị trào ngược dạ dày hơn người bình thường. 

trao-nguoc-da-day-thuc-quan2
Thói quen sinh hoạt

Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc dùng cafe, sử dụng rượu bia nhiều,... dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. Thậm chí, có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP

hep-mon-vi
Ứ đọng thức ăn

Trường hợp người bị viêm dạ dày, hẹp môn vị, ung thư,... khó di chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Điều này khiến thức ăn bị lên men, áp lực ở dạ dày tăng cao, dẫn đến trào ngược. 

thoat-vi-co-hoanh
Bẩm sinh

Một số trường hợp ngay từ khi sinh ra đã có cơ thắt thực quản dưới yếu nên dễ bị thoát vị cơ hoành. Điều này tạo điều kiện cho hiện tượng trào ngược dạ dày hình thành, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt người bệnh. 

beo-phi
Béo phì

Khi cân nặng thừa quá mức cũng tăng áp lực lên dạ dày và cơ thắt ngực quản. Vì vậy, những người bị béo phì là đối tượng phổ biến bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 

Đối tượng dễ mắc bệnh

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, bao gồm trẻ sơ sinh đến người lớn. Tuy nhiên, dưới đây là vài nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn: 

  • Người bị thừa cân, béo phì tạo áp lực lên bụng. 
  • Phụ nữ đang mang thai, tử cung mở rộng chèn ép lên một số bộ phận tiêu hóa. 
  • Người dùng nhiều thuốc điều trị bệnh thường xuyên, đặc biệt là nhóm thuốc trị hen suyễn, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,... 
  • Người hút thuốc lá hoặc thụ động hít phải khói thuốc lá do người khác hút. 
  • Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày. 
  • Người uống nhiều rượu bia, ăn đồ ăn chua, ăn nhiều dầu mỡ,... 

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Dịch vị dạ dày trào lên sẽ tạo các cảm giác này. Trường hợp người bệnh gập người, cúi người sẽ dễ gặp triệu chứng này hơn. 
  • Tiết nhiều nước bọt: Axit dư thừa trong dạ dày trào ngược lên khiến cơ thể phản ứng tự nhiên bằng cách tiết nước bọt. 
  • Buồn nôn: Đây là triệu chứng phổ biến hàng đầu ở người bị trào ngược dạ dày thực quản. Axit trào ngược lên khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn. 
  • Đắng miệng: Một số axit dạ dày thoát ra ngoài từ mật nên khi trào ngược lên khiến người bệnh có cảm giác đắng trong miệng. 
  • Khó thở, tức ngực: Do sức ép từ dạ dày và lực đẩy của axit dạ dày, men thức ăn, người bệnh có thể cảm thấy khó thở và tức ngực. Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi tối. 

Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản nếu diễn ra trong thời gian dài mà không được can thiệp điều trị có thể gây ra một số biến chứng dưới đây:

viem-thuc-quan
Viêm thực quản

Đây là biến chứng thường gặp ở hơn 50% người bệnh trào ngược dạ dày. Viêm thực quản phát hiện thông qua nội soi dạ dày, có các triệu chứng phổ biến là ợ hơi, ợ chua, khó nuốt, đau ngực. 

hep-thuc-quan
Hẹp thực quản

Khi acid dạ dày trào lên thực quản, nó sẽ ăn mòn lớp niêm mạc và làm viêm thực quản. Nếu kéo dài, có thể khiến thực quản bị tổn thương không thể phục hồi, hình thành mô sẹo và làm hẹp thực quản. 

barrett-thuc-quan
Thực quản barrett

Có khoảng 10% người bệnh trào ngược dạ dày gặp phải biến chứng này. Đây là biến chứng nguy hiểm bởi nó không có triệu chứng cụ thể và có thể phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản. 

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thăm khám lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng

  • Bác sĩ hỏi về tiền sử triệu chứng bệnh. 
  • Khai thác tiền sử gia đình có ai từng bị bệnh hay chưa. 
  • Tìm hiểu về chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. 
  • Khai thác thông tin về các bệnh lý đang mắc và các loại thuốc đang dùng. 

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên: Bệnh nhân được uống dung dịch bari, sau đó tiến hành chụp X-quang để kiểm tra đường tiêu hóa trên.
  • Xét nghiệm thăm dò axit (pH) cấp cứu: Trong xét nghiệm, một ống nhỏ có cảm biến pH sẽ được đưa vào thực quản thông qua mũi, giữ trong 24 giờ. Điều này giúp đo lượng axit tiếp xúc với thực quản. Đồng thời xác định thời điểm và thời gian axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Nội soi đại tràng: Ống nội soi được luồn vào thực quản thông qua cổ họng. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong dạ dày và thực quản của bạn. Từ đó xác định nhanh tình trạng viêm. Đôi khi bệnh nhân được lấy mô để sinh thiết nếu cần thiết. 
  • Nhân trắc học thực quản: Nhân trắc học thực quản thường được chỉ định cho những bệnh nhân có biểu hiện khó nuốt. Trong thực quản, những cơn co thắt nhẹ nhàng sẽ được đo lường khi bạn nuốt.
  • Nội soi thực quản xuyên mũi: Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra tổn thương trong thực quản.

Biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Ở những trường hợp nhẹ, bệnh nhân chủ yếu được yêu cầu dùng thuốc không kê đơn kết hợp thay đổi lối sống. Ở những trường hợp nặng hơn, trào ngược dạ dày thực quản được điều trị bằng những loại thuốc kê đơn hoặc can thiệp phẫu thuật.

Điều trị tại nhà

Những biện pháp khắc phục tại nhà có thể mang đến nhiều lợi ích cho những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể:

  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Để giảm áp lực lên bụng và ngăn trào ngược axit, người bệnh cần duy trì cân nặng khỏe mạnh. Những người thừa cân béo phì nên áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học và an toàn.
  • Nâng cao đầu giường: Nằm trên gối cao hoặc nâng cao đầu giường của bạn khi ngủ. Điều này giúp giảm chứng ợ nóng vào ban đêm. Tuy nhiên không nên nâng đầu quá cao để tránh uốn cong cột sống và đau cổ.
  • Nằm nghiêng bên trái: Hãy bắt đầu nằm nghiêng sang bên trái khi bạn ngủ. Tư thế này giúp giảm nguy cơ trào ngược axit và người bệnh có thể dễ ngủ hơn.
  • Bỏ thuốc lá: Ngừng hút thuốc lá khi bị trào ngược dạ dày thực quản. Bởi thuốc lá có khả năng làm giảm hoạt động bình thường của cơ vòng thực quản. Từ đó làm nặng hơn các triệu chứng.
  • Tránh nằm ngay sau ăn: Không nên ngủ hoặc nằm ngay sau khi ăn. Tốt nhất nên đợi ít nhất 3 tiếng đồng hồ.
  • Ăn chậm nhai kỹ: Ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Tốt nhất nên ăn chậm nhai kỹ để giảm nguy cơ.
  • Tránh tăng áp lực lên bụng: Tránh thừa cân béo phì hoặc mặc quần áo bó sát quanh eo. Bởi điều này sẽ làm tăng áp lực lên bụng và làm nặng hơn các triệu chứng.
  • Dùng thảo dược thiên nhiên: Người bệnh có thể thử uống một tách trà gừng hoặc trà hoa cúc. Hoạt chất trong những loại thảo dược này có khả năng giảm viêm, giảm chứng buồn nôn và ợ nóng. Đồng thời giúp tăng cảm giác thoải mái và người bệnh dễ ngủ hơn.

Xem thêm: Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả

Thuốc Tây y

Nếu bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ: 

  • Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này được dùng để trung hòa axit dạ dày, giảm đau nhanh chóng. Trong đó các thuốc chứa canxi cacbonat như Tums, Mylanta, Rolaids... là những loại thường được sử dụng. Lạm dụng hoặc dùng kéo dài thuốc kháng axit có thể gây tiêu chảy và một số vấn đề cho thận.
  • Thuốc ức chế bơm proton theo toa: Những người bị trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng chủ yếu được chỉ định điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton theo toa. Chẳng hạn như Lansoprazole (Prevacid), Esomeprazole (Nexium)... Thuốc mang đến hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sản xuất axit và làm lành tổn thương tại thực quản.
  • Thuốc chẹn H-2 theo toa: Nizatidine, Famotidine... là những loại thuốc chẹn H-2 theo toa thường được sử dụng. Thuốc có khả năng làm giảm sản xuất axit nhanh hơn so với thuốc không kê đơn.
  • Baclofen: Thuốc Baclofen thường được chỉ định để làm giảm sự thư giãn của cơ vòng thực quản. Điều này giúp giảm bớt các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được cân nhắc cho những trường hợp sau:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nặng, không đáp ứng tốt với thuốc
  • Những người có mong muốn không sử dụng thuốc lâu dài.

Một số lựa chọn phẫu thuật hiện nay là: 

  • Phẫu thuật nội soi xuyên miệng

Trong khi điều trị, thiết bị EsophyX được đưa qua miệng và xuống thực quản. Sau đó thiết bị được khởi động để tạo ra một vài nếp gấp ở đáy thực quản. Điều này giúp hình thành van mới, ngăn axit và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

  • Thủ thuật Stretta

Một ống nội soi mỏng, linh hoạt và có điện cực ở cuối ống sẽ được luồn vào bên trong thực quản. Sau đó điện cực sẽ làm nóng mô thực quản và gây ra những vết cắt nhỏ.

Theo thời gian, những vết cắt chuyển thành sẹo trong thực quản, ngăn dây thần kinh phản ứng quá mức với lượng axit trào ngược từ dạ dày. Ngoài ra những mô sẹo còn giúp tăng cường các cơ xung quanh, tăng hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

  • Cấy thiết bị LINX

Cấy thiết bị LINX là một phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Trong đó thiết bị Linx (một vòng tròn chứa những hạt titan nhỏ có từ tính) được sử dụng để quấn quanh cơ vòng thực quản dưới.

Điều trị Đông y

Hiện có nhiều bài thuốc Đông y được dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Các bài thuốc này dùng thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính và cho hiệu quả cao bởi nguyên tắc điều trị chuyên sâu từ căn nguyên. 

Bài thuốc 1: 

Thành phần: Mã đề, tang diệp, rau má khô (mỗi loại 20g), trần bì, hậu phác (mỗi vị 10g), hắc táo nhân, củ mài, phòng sâm, củ đinh lăng, tần quy, cỏ mực (mỗi loại 16g), cam thảo, mẫu đơn trắng, thục địa (mỗi loại 12g). 

Cách dùng: 

  • Mang thuốc đi rửa sạch và sắc vào nồi, đun lấy nước cô đặc và uống trong ngày. 
  • Nên uống trước bữa sáng và bữa tối. 

Bài thuốc 2:

Thành phần: gừng củ (4g), hoàng kỳ (15g), chỉ xác, trần bì (mỗi loại 10g), lá lốt, đương quy, xương bồ (mỗi loại 12g), bạch truật, sâm đại hành, tía tô, lá đắng, cây biển đậu (mỗi loại 16g). 

Cách dùng: 

  • Mang thảo dược đi rửa sạch, sắc thu lấy 4 bát đã cô đặc và uống trong ngày. 
  • Mỗi ngày uống 2 lần, nên uống sau ăn. 

Bài thuốc 3: 

Thành phần: Táo đen, phòng sâm (20g), cam thảo, viễn chí, trần bì (mỗi loại 12g), chỉ xác và bán hạ chế (mỗi loại 1g), cát căn, ngưu  tất (mỗi loại 16g). 

Cách dùng: 

  • Cho tất cả đi rửa sạch và cho vào ấm đun, thu về khoảng 4 bát nước cô đặc. 
  • Uống ngày 2 lần, uống sau ăn.

Cách phòng tránh bệnh

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể được ngăn ngừa bằng nhiều biện pháp dưới đây:

  • Giảm chất béo trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày bằng cách giảm lượng bơ, thịt béo, nước xốt, những sản phẩm từ sữa nguyên kem hoặc pho mát...
  • Ngồi thẳng trong khi ăn. Sau khi ăn xong, ngồi hoặc đúng trong vòng 60 phút.
  • Không nên tập luyện hoặc cúi người về phía trước ngay sau khi ăn.
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Không nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng. Tránh ăn khuya.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn quá no trong một lần.
  • Cắt bỏ những loại thực phẩm và thức uống có thể kích hoạt những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể như: rượu bia, cà phê, nước ngọt, đồ cay, đồ chiên, thức ăn giàu dầu mỡ,... 
  • Nên kê cao đầu giường từ 3 - 5cm trong khi ngủ. Có thể dùng những thanh gỗ để kê dưới chân giường.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc xử lý trào ngược axit do dùng thuốc hoặc bệnh lý. Nhiều trường hợp được hướng dẫn đổi thuốc để ngăn ngừa.
  • Tránh mặc những bộ quần áo có nịt lưng quá chật để không làm tăng áp lực lên bụng.
  • Tránh thừa cân béo phì. Cần áp dụng những biện pháp giảm cân khoa học khi bị thừa cân.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên các triệu chứng thường giảm nhanh khi dùng thuốc. Những trường hợp không đáp ứng tốt có thể cân nhắc phẫu thuật. Bệnh cần được điều trị sớm để không phát triển các biến chứng.

Bài viết liên quan

hoi-mieng-do-trao-nguoc-da-day-1
trao-nguoc-da-day-do-a-0
sua-danh-cho-nguoi-bi-trao-nguoc-da-day-0
la-cay-vu-sua-chua-trao-nguoc-da-day-0
tre-bi-trao-nguoc-da-day-1
trao-nguoc-da-day-nen-an-gi-0
bua-sang-cho-nguoi-bi-trao-nguoc-da-day-day-0
cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger