Đau khớp háng ở bà bầu là gì? Nguyên nhân và cách xử lý tốt nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Bà bầu bị đau khớp háng thường xảy ở những thời kỳ mang thai cuối. Tình trạng này mặc dù không nguy hiểm nhưng nó mang tới nhiều cơn đau nhức khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Đau khớp háng ở bà bầu là gì?

Đau khớp háng là tình trạng phần khớp giữa đùi và hông bên trái hoặc bên phải, thậm chí cả hai đều xuất hiện cơn đau nhức khó chịu khiến vận động bị hạn chế. Hiện tượng này thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt phụ nữ thời kỳ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ.

Phụ nữ thời kỳ mang thai dễ bị đau khớp háng
Phụ nữ thời kỳ mang thai dễ bị đau khớp háng

Các triệu chứng nhận biết chứng bệnh

Phụ nữ mang thai bị đau khớp háng có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng sau đây:

+ Đau nhức khó chịu ở vùng xương chậu, hai bên háng. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội lan sang thắt lưng, đầu gối, bàn chân.

+ Xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu mỗi khi có động tác xoay người hoặc gập người.

+ Hạn chế khả năng vận động đặc biệt khi về đêm hoặc lúc trở mình ngồi dậy.

+ Có tiếng động phát ra từ khớp háng khi di chuyển

Nguyên nhân phụ nữ mang thai thường bị đau khớp háng

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai dễ bị đau khớp háng là do các nguyên nhân sau đây:

  • Tăng cân đột ngột ở giai đoạn mang thai 36 tuần
Bà bầu bị đau khớp háng do tăng cân đột ngột ở thời kỳ mang thai tháng cuối
Bà bầu bị đau khớp háng do tăng cân đột ngột ở thời kỳ mang thai tháng cuối

Tăng cân – tình trạng chung của tất cả bà bầu và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng đau khớp háng khi mang thai tháng giữa và cuối. Do sự tăng cân đột ngột quá mức làm tăng áp lực lên khớp háng, dẫn tới hiện tượng đau nhức khớp và ảnh hưởng tới hoạt động đi lại.

ĐỌC THÊM: Thai 36 Tuần Bị Đau Khớp Háng: Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

  • Đau khớp háng ở bà bầu do thiếu canxi

Canxi là một trong những thành phần quan trọng để hình thành và phát triển hệ xương khớp. Khi mang bầu, phụ nữ thường có nhu cầu canxi gấp đôi người bình thường. Một số chị em do không cung cấp đủ canxi cho cơ thể gây ra tình trạng thiếu hụt dẫn tới đau các khớp trong đó có cả khớp háng.

  • Vận động quá nhiều

Phụ nữ mang thai vận động nhiều với cường độ mạnh khiến khớp hàng phải chịu nhiều lực đè nén dẫn tới khớp ở bên, không bị đau nhức.

  • Đau khớp háng sau sinh do thay đổi nội tiết trong cơ thể

Khi mang thai, nội tiết tốt trong thai phụ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng gây rối loạn khiến dây chằng khớp háng mềm ra. Đồng thời xương chậu co giãn quá mức dẫn tới những cơn đau khớp háng.

  • Ảnh hưởng từ bệnh xương khớp

Ở một số trường hợp chị em mang bầu khi bị các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,… cũng sẽ làm xuất hiện các cơn đau khớp háng trong thai kỳ.

Bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai phần lớn là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể và tăng cân. Do vậy thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Tình trạng này chỉ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi và gặp khó khăn khi sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng đau khớp háng có thể tự giảm dần và biến mất sau thời kỳ sinh nở, bởi vậy các bạn không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên trong trường hợp bà bầu bị đau khớp háng có liên quan tới tình trạng thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm hoặc bệnh xương khớp nào khác cần sớm tới bệnh viện thăm khám để điều trị dứt điểm chứng bệnh.

TÌM HIỂU THÊM: Đau Khớp Háng Sau Sinh Do Đâu? Hướng Dẫn Trị Dứt Điểm

Cách giảm đau nhức khớp cho bà bầu hiệu quả

Để cải thiện tình trạng đau nhức khớp hông, háng ở bà bầu không quá khó. Các bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau khớp háng khi mang thai sau đây:

  • Nghỉ ngơi và vận động hợp lý
Bà bầu cần nghỉ nghơi nhiều để giảm đau khớp háng
Bà bầu cần nghỉ nghơi nhiều để giảm đau khớp háng

Đây là cách đơn giản nhất để giúp chị em mang thai làm dịu cơn đau khớp háng. Các bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên vì nếu lúc này vận động nhiều không chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ

Chị em có thể sử dụng gối bầu chuyên dụng khi ngủ để mang lại tư thế thoải mái, không bị các cơn đau làm phiền. Ngoài ra, các bạn có thể dùng đai hỗ trợ cố định lưng khi di chuyển để khớp háng và hông không bị đau nhức.

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng đặc biệt canxi là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau nhức xương khớp. Do vậy, chị em lưu ý cần xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức khỏe toàn diện.

  • Áp dụng liệu pháp chườm nóng

Một cách giảm đau khớp háng cho bà bầu khá đơn giản và hiệu quả nữa đó là ngâm mình trong bồn nước ấm mỗi ngày. Các bạn chỉ cần dành khoảng 20 phút thả lỏng cơ thể trong bồn nước ấm vừa phải không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm đau khớp hữu hiệu.

  • Massage giảm đau khớp háng

Các bạn có thể massage nhẹ nhàng vào vùng khớp háng và hông để giúp thư giãn từ đó giảm đau khớp nhanh chóng.

  • Luyện tập Yoga và Pilates 
Bà bầu tập yoga giảm đau khớp háng hiệu quả
Bà bầu tập yoga giảm đau khớp háng hiệu quả

Đây là hai phương pháp luyện tập rất tốt cho sức khỏe bà bầu, đặc biệt nó có công dụng thư giãn, giảm áp lực lên vùng háng, lưng. Từ đó đẩy lùi triệu chứng đau khớp háng hiệu quả.

  • Nhờ tới bác sĩ chuyên khoa

Trong trường hợp chị em bị đau khớp háng quá mức nên chủ động tới bệnh viện để được chăm sóc và điều trị phù hợp. Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng một số cách điều trị đau khớp háng khi mang thai như:

  • Luyện tập dưới nước.
  • Ngủ về bên thuận.
  • Không đi giày cao gót.
  • Tránh ngồi xổm, vận động mạnh.
  • Sử dụng bài thuốc Đông y chữa viêm khớp háng cho bà bầu.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng và cách xử lý hiệu quả nhất. Hy vọng, sẽ giúp chị em biết cách đối phó, giảm tình trạng đau nhức khó chịu trong thai kỳ. Chúc các bạn sức khỏe!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ArrayArray

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger