Đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau khớp háng và xương mu khi mang thai là hiện tượng thường gặp, nhất là vào thời kỳ cuối của thai kỳ. Đau đớn theo những thay đổi trong cơ thể này khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi và khó chịu.
Vì sao phụ nữ mang thai thường bị đau khớp háng và xương mu?
Theo các bác sĩ, mẹ bầu thường xuất hiện hiện tượng đau khớp háng và xương mu vì những lý do sau đây:
– Trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ gặp phải tình trạng liên quan đến sự thay đổi vị trí giải phẫu ở khoang chậu. Các bộ phận háng và xương mu sẽ tham gia vào liên kết cấu trúc của xương chậu nên khi mang thai sẽ xuất hiện những cơn đau.
– Trọng lượng cơ thể tăng lên nhiều khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến khớp háng và xương mu bị đau. Khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ chèn ép lên vùng hông chậu, khiến xương chậu co giãn hết cỡ dưới sự giúp đỡ của hệ thống dây chằng để thai nhi phát triển. Trong khi phần xương mu lại nâng đỡ toàn phần.
Hơn nữa, càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ càng hạ xuống thấp, xương chậu giãn nở càng nhiều và dây chằng càng bị kéo căng. Điều này sẽ khiến người mẹ cảm thấy đau ở vùng này. Bộ phận đau nhiều nhất là xương chậu, háng, xương mu, hông,…
– Ngoài ra, mẹ bầu có tiền sử bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 hoặc viêm khớp cũng là nguyên nhân gây đau khớp háng và xương mu khi mang thai. Khi đó, trọng lượng cơ thể tăng sẽ khiến cột sống bị chèn ép, các khớp sẽ càng bị thoái hóa nặng hơn.
– Khi mang thai, những vận động hàng ngày của mẹ bầu sẽ khiến khớp háng và vùng xương mu bị ảnh hưởng và đây chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng đau.
Phụ nữ mang thai bị đau khớp háng và xương mu có nguy hiểm không?
Đây là điều tất cả mẹ bầu đều quan tâm. Theo các bác sĩ, đau khớp háng và xương mu khi mang thai không nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé nhưng nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Hiện tượng này sẽ khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, khó khăn khi vận động. Các triệu chứng đau này sẽ giảm dần sau khi sinh con xong và dần dần sẽ biến mất. Cho nên, nếu gặp phải hiện tượng này thì các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai là do bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp háng hay thoát vị đĩa đệm, bạn cần phải đến bác sĩ để được thăm khám, điều trị. Bởi nếu không điều trị sớm bệnh sẽ càng trở nặng và như vậy sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào mức độ đau, tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Điều quan trọng nhất là người mẹ cần phải kết hợp với bác sĩ trong chữa trị thì bệnh mới nhanh khỏi.
ĐỌC NGAY: Đau Khớp Háng Khi Mang Thai Tuần 36: Giải Đáp Những Điều Nên Biết
Bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai cần làm gì?
Để những cơn đau giảm xuống và bệnh không phát triển nặng, các mẹ bầu bị bệnh cần làm những việc sau đây:
– Áp dụng thực hiện những tư thế đi, đứng, ngồi không gây áp lực lên vùng háng.
– Hạn chế di chuyển nếu quá đau, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chú ý không mang vác vật nặng.
– Không mang giày cao gót khi mang thai, không đứng một chân, nên giữ thẳng người.
– Có thể kết hợp massage, xoa bóp, bấm huyệt chữa đau khớp háng để giảm các cơn đau mỏi. Đây là cách giảm đau khớp háng khi mang thai rất hữu hiệu.
– Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng tốt cho khớp háng như yoga, đi bộ nhẹ nhàng,… Các bài tập vừa giúp phòng ngừa và giảm đau khớp háng, vừa giúp mẹ bầu sinh nở dễ dàng hơn.
Hiện tượng đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm không đã có câu trả lời. Tuy bệnh không đe dọa đến tính mạng sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống vì thế cần phải có biện pháp phòng tránh hợp lý.
THAM KHẢO THÊM
- Chữa Viêm Khớp Háng Bằng Đông Y Tốt Không? Bài Thuốc Nào Tốt?
- Đau Khớp Háng Sau Sinh Do Đâu? Cách Trị Dứt Điểm?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!