Đau Lưng Vùng Xương Chậu Là Do Đâu? Đáng Lo Không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau lưng vùng xương chậu là triệu chứng xương khớp khá nhiều người mắc phải. Nhưng không phải ai cũng biết đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý như xương khớp, viêm nhiễm, tổn thương nội tạng, cơ quan sinh sản, dây thần kinh, mạch máu…

Đau lưng vùng xương chậu
Đau lưng vùng xương chậu là triệu chứng thường gặp và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau

Đau lưng vùng xương chậu là gì?

Vùng xương chậu là bộ phận nằm ở khu bực bụng dưới của cơ thể. Nó là vùng cuối cùng của cột sống thắt lưng, nằm đan xen giữa xương hông và xương đùi.

Đau lưng xương chậu được mô tả là cơn đau nhức tại vùng thấp nhất của bụng, xương chậu và có thể nhanh chóng lan xuống vùng lưng dưới, mông, đùi. Tùy theo mức độ bệnh mà cơn đau lưng xương chậu có thể kéo dài dai dẳng, âm ỉ hoặc xuất hiện đột ngột, ngắt quãng… Thậm chí, đau nhức càng tăng nặng hơn khi hoạt động, ho, hắt hơi, đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. 

Đau lưng vùng xương chậu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau lưng vùng xương chậu là dấu hiệu của những tình trạng, bệnh lý sau:

1. Các bệnh về cột sống, đĩa đệm

Hầu hết những bệnh về xương khớp, tổn thương cột sống, đĩa đệm đều có thể gây ra các cơn đau lưng xương chậu, nếu vùng bị tổn thương là xương chậu. Chẳng hạn như:

Đau lưng vùng xương chậu
Các bệnh lý về thoái hóa hoặc thoát vị cột sống thắt lưng dưới rất dễ gây ra đau lưng vùng xương chậu

Thoát vị đĩa đệm 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 không chỉ gây ra những cơn đau lưng vùng xương chậu mà còn nhanh chóng lan xuống hông, mông, đùi và 2 chi.

Thoái hóa khớp hông

Đây là hiện tượng dịch khớp không được sản sinh đủ để duy trì các hoạt động hàng ngày, theo thời gian lớp sụn dần bị bào mòn do ma sát. Cộng với việc tuần hoàn máu không lưu thông đến vùng khớp hông dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất. Hậu quả là gây ra những cơn đau lưng, đau xương chậu. 

2. Các bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột

Đau lưng vùng xương chậu thường xảy ra ở những người có dấu hiệu bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa như:

  • Táo bón: Khi táo bón, chúng ta thường có xu hướng gắng sức rặn khi đi đại tiện do phân có kích thước lớn, cứng và do ruột già mất phản xạ đẩy phân ra ngoài. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây ra những cơn đau lưng vùng xương chậu.
  • Viêm ruột thừa: Những cơn đau viêm ruột thừa (ống nối gắn với ruột già) thường xảy ra đột ngột, rất dữ dội và chủ yếu diễn ra ở vùng xương chậu bên phải. Từ đó gây ra những cơn đau lưng gần vùng xương chậu. Cảm giác đau càng tiến triển trầm trọng hơn khi bạn ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu. 
  • Hội chứng ruột kích thích: Cảm giác đau lưng, đau vùng xương chậu có thể xảy ra do hội chứng ruột kích thích. Táo bón là dấu hiệu đặc trưng nhất của hội chứng này và chính nó càng làm tăng thêm tình trạng đau. 
  • Viêm loét đại tràng: Đây là tình trạng viêm nhiễm lớp lót ruột, càng kéo dài càng tăng nguy cơ hình thành vết loét, thậm chí xuất huyết hoặc áp xe. Một số trường hợp còn bị đau vùng xương chậu khó chịu. 

3. Do tắc nghẽn, sa vùng chậu

Đây chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau khó chịu tại vùng thắt lưng gần xương chậu. Cơn đau ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, khả năng sinh hoạt hàng ngày. 

4. Do chấn thương

Trong sinh hoạt, vận động hàng ngày không thể tránh khỏi những va chạm, chấn thương. Và vùng xương chậu là bộ phận rất dễ bị tổn thương do hệ xương, cơ, mô mềm tại đây là nơi chịu nhiều áp lực nhất trong việc nâng đỡ phần trên cơ thể.

Những chấn thương nhẹ chỉ sẽ nhanh chóng biến mất khi được chườm lạnh hoặc dùng thuốc giảm đau. Ngược lại với những trường hợp té ngã hay tai nạn nghiêm trọng, ngoài đau nhức người bệnh còn có nguy cơ bị trật khớp, gãy xương… cần can thiệp y tế để giảm đau và phục hồi. 

5. Đau lưng vùng xương chậu ở nữ giới

Riêng với chị em phụ nữ, tình trạng đau lưng vùng xương chậu là dấu hiệu rất đáng lo ngại, không tự nhiên xuất hiện và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: 

Đau lưng vùng xương chậu
Chị em phụ nữ bị đau lưng xương chậu là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo rất nhiều bệnh lý khác nhau
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Viêm vùng chậu (PID)
  • Bệnh tuyến cơ tử cung (Adenomyosis)
  • Đau lưng do rụng trứng
  • Chuột rút trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Mô mẹo trong khung chậu
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sảy thai
  • Có khối u ở buồng trứng

6. Đau lưng vùng xương chậu ở nam giới

Đối với nam giới, cơn đau lưng vùng xương chậu cũng là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý như: 

Đau lưng vùng xương chậu
Nam giới bị đau lưng vùng xương chậu có thể là dấu hiệu tổn thương cơ quan sinh dục
  • Se niệu đạo
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Phì đại tuyến tiền liệt

7. Các bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý vừa kể trên, triệu chứng đau lưng vùng xương chậu cũng có thể xuất phát từ các bệnh khác như: 

Sỏi thận

Đây là hiện tượng trong thận và đường tiết niệu xuất hiện những viên sỏi kích thước lớn nhỏ khác nhau gây tổn thương bộ phận này. Kèm theo đó là những cơn đau nhức thắt lưng vùng xương chậu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu… 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là tình trạng nhiễm trùng một số bộ phận trong hệ tiết niệu và nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn E.coli trong đường ruột. Bệnh đặc trưng với triệu chứng đau rát khi đi tiểu, buồn tiểu nhiều, tăng tần suất đi tiểu, kèm theo đau lưng vùng chậu hoặc bị chuột rút nếu bị nhiễm trùng kéo dài. 

Bệnh lây qua đường tình dục

Một số bệnh lý lây qua đường tình dục như Chlamydia hoặc bệnh lậu đều có thể gây ra các cơn đau lưng vùng xương chậu. 

Viêm bàng quang kẽ

Bệnh lý này có tên khoa học là (Interstitial cystitis) là căn bệnh mãn tính tại cơ quan bàng quang, đặc trưng với triệu chứng đau lưng dưới, gần khung chậu. Đau nặng hơn khi nhịn đi tiểu.

Đau lưng vùng xương chậu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp bị đau lưng vùng xương chậu không không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân khiến bệnh nhân mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hàng ngày hoặc khi quan hệ tình dục. 

Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của đau lưng vùng xương chậu còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, không kéo dài thường không đáng lo ngại. Đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị tác động vật lý từ bên ngoài hoặc do các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, lão hóa, chấn thương… 

Ngược lại, nếu những cơn đau lưng vùng xương chậu xuất hiện dồn dập, kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện giảm đau thì đây chắc chắn là dấu hiệu của các bệnh lý đáng lo ngại. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra.

Chẩn đoán đau lưng vùng xương chậu 

Có thể thấy, đau lưng vùng xương chậu là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau, có thể chỉ thoáng qua nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý cần có phác đồ điều trị riêng. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi và quan sát kỹ các triệu chứng của cơ thể. Nếu gặp các biểu hiện bất thương sau cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra:

Đau lưng vùng xương chậu
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng vùng xương chậu bằng các xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm sinh học
  • Đau dữ dội kéo dài hơn 1 tuần không thuyên giảm; 
  • Lẫn máu trong nước tiểu; 
  • Khó tiểu tiện, đại tiện;
  • Sốt kéo dài không giảm, buồn nôn, nôn ói hoặc mất ý thức; 

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau lưng vùng xương chậu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi, điều tra tiền sử bệnh án, đánh giá các triệu chứng tại vùng bụng, lưng, xương chậu… Sau đó, tùy theo từng trường hợp cụ thể, khoanh vùng bộ phận có thương tổn bác sĩ sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm liên quan như:

  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Chụp X quang, chụp cộng hưởng từ MRI vùng xương chậu, nội soi vùng chậu, ruột kết, bàng quang hoặc siêu âm vùng chậu.
  • Xét nghiệm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo hoặc xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, sinh thiết trong trường hợp nghi ngờ ung thư… 

Phương pháp điều trị đau lưng xương chậu hiệu quả

Nguyên tắc điều trị đau lưng vùng xương chậu chính là kiểm soát triệu chứng, phục hồi chức năng xương chậu và duy trì khả năng vận động bình thường. 

1. Cách kiểm soát cơn đau lưng xương chậu nhanh chóng

Hầu hết các trường hợp bùng phát cơn đau lưng vùng xương chậu đều có thể thuyên giảm bằng các biện pháp đơn giản sau:

Chườm nóng

Nhiệt nóng khi thẩm thấu vào trong vùng xương chậu bị đau nhức có khả năng làm giãn các mạch máu, kích thích tuần hoàn máu lưu thông trơn tru, nhờ đó giảm đau nhanh chóng. Đây là giải pháp đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cao, không tác dụng phụ.

Với những người bị đau lưng vùng xương chậu dai dẳng trong thời gian dài, lặp đi lặp lại, hãy thực hiện chườm nóng đều đặn hàng ngày, 2 – 3 lần/ ngày, trước hoặc sau khi ăn, mỗi lần khoảng 30 phút.

Còn với những người chỉ đau nhức đột ngột, nhanh đến nhanh đi và không thường xuyên, chỉ nên chườm nóng khi cơn đau bùng phát để đạt hiệu quả tối ưu. 

Xoa bóp, massage 

Đây cũng là một trong những cách giảm đau tại nhà khá hiệu quả. Các động tác, kỹ thuật xoa, day, ấn từ bàn tay đến vùng lưng, vùng xương chậu bị đau nhức có khả năng làm thư giãn các khớp xương, cơ bắp, mô mềm xung quanh. Từ đó giúp giảm cơn đau lưng, đau nhức vùng chậu và tình trạng căng cơ thắt lưng. 

Đau lưng vùng xương chậu
Xoa bóp massage vùng xương chậu, cột sống thắt lưng là giải pháp giảm đau nhanh chóng không cần dùng thuốc

Để tăng hiệu quả điều trị, bạn nên kết hợp massage cùng với dầu nóng, các loại tinh dầu thảo dược như bạc hà, gừng, tràm trà… Khuyến khích massage đều đặn 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

XEM THÊM: Hướng Dẫn 11 Cách Massage Giảm Đau Lưng Hiệu Quả Nhanh

Nghỉ ngơi, thư giãn

Khi cơn đau lưng vùng xương chậu bộc phát nghiêm trọng, người bệnh nên dừng ngay các hoạt động, công việc đang làm và dành thời gian để nghỉ ngơi. Đây là thời điểm để vùng xương chậu bị tổn thương, chấn thương được phục hồi.

Đồng thời, chỉ cần nằm nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngắn khoảng 1 – 2 tiếng hoặc thậm chí 1 – 2 ngày sẽ giúp giảm áp lực lên vùng xương chậu, các mạch máu, dây thần kinh tổn thương và giảm đau nhức. Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm để duy trì sức khỏe và chức năng xương khớp. 

Bên cạnh đó, khi nằm nghỉ ngơi còn giúp bạn thoái mái về tinh thần, bởi sự thư giãn thần kinh cũng là cách tốt nhất để giảm đau lưng vùng xương chậu. 

Duy trì tư thế sinh hoạt đúng

Điều tốt nhất cần làm khi bị đau là nghỉ ngơi đủ và kết hợp đi lại nhẹ nhàng, thực hiện các tư thế đi, ngồi, đứng, làm việc đúng tư thế. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tập Gym Bị Đau Lưng và Cách Xử Lý Nhanh Chóng

Đau lưng vùng xương chậu
Điều chỉnh tư thế ngồi, đứng, di chuyển khi lao động, làm việc để hạn chế thấp nhất tần suất xuất hiện cơn đau

Cụ thể như sau:

  • Tư thế ngồi: Ngồi thẳng lưng trên ghế có lưng tựa, chân duỗi thẳng và không bắt chéo. Chọn ghế có chiều cao và điều chỉnh màn hình máy tính phù hợp. Đồng thời, thường xuyên thay đổi tư thế hoặc đi lại vài phút sau một khoảng thời gian dài ngồi làm việc. 
  • Tư thế ngủ: Nên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa khi ngủ, có thể đặt một chiếc gối mỏng, mềm dưới lưng để giảm áp lực và tránh gây ra đau nhức. Không nên nằm sấp để duy trì độ cong sinh lý của cột sống, giảm áp lực lên các khớp xương vùng chậu. 

Giảm đau bằng các bài thuốc dân gian

Trong dân gian cũng lưu truyền những bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên có khả năng giảm đau xương khớp hiệu quả:

  • Ngải cứu: Ngải cứu là loại dược liệu chứa rất nhiều hoạt chất chống viêm, giảm đau xương khớp hiệu quả và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay. Ngải cứu sau khi rửa sạch, mang đi sao nóng với muối hột rồi bọc vào miếng vải sạch và chườm vào vùng lưng đau nhức. 
  • Lá lốt: Trong lá lốt chứa đa dạng các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Nếu kiên trì áp dụng phương pháp này, uống nước sắc lá lốt với liều lượng vừa phải phù hợp giúp giảm cường độ đau nhanh chóng. 
  • Rễ trinh nữ: Theo y học dân gian, rễ trinh nữ là loại dược liệu có khả năng chống viêm, giảm đau và an thần hiệu quả. Rễ trinh nữ sau khi rửa sạch, mang đi sao thơm rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày. 

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Dùng thuốc tân dược là cách đẩy lùi cơn đau lưng vùng xương chậu nhanh nhất, nhưng đây cũng là cách có hại nhất vì tiềm ẩn nhiều rủi ro gây hại cho sức khỏe. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ đau, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ dùng thuốc đặc trị khác nhau.

Đau lưng vùng xương chậu
Dùng thuốc là giải pháp giảm nhanh cơn đau lưng vùng xương chậu nhưng nhiều tác dụng phụ có hại

Đối với nhóm thuốc giảm đau lưng xương chậu đơn thuần, người bệnh có thể dùng các loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen, Meloxicam… 

Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng theo cảm tính hoặc lạm dụng trong thời gian 

3. Vật lý trị liệu

Để đẩy lùi cơn đau lưng vùng xương chậu và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, chuyên gia sẽ hướng dẫn cho bạn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Phương pháp này giúp giảm đau nhức, tránh làm tăng nặng tổn thương, bảo tồn chức năng xương khớp, gia tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa biến chứng. 

Đối với thời gian nằm im trên giường

  • Tập các bài cử động bàn chân, cổ chân để kích thích tuần hoàn máu; 
  • Tập gồng siết các cơ như cơ tứ đầu đùi, cơ đáy chậu, cơ dạng, cơ ụ ngồi, cơ khép đùi…;
  • Tập cử động có lực với các bộ phận còn lại như cơ lưng, cơ bụng, hai tay;
  • Kết hợp tập thở để phục hồi chức năng hô hấp; 

Đối với thời gian được cử động trở lại

Tùy theo tình trạng hiện tại của bệnh nhân, có thể ngồi, đứng dậy hoặc đi lại hay chưa để chọn lựa thực hiện giải pháp vật lý trị liệu cho phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Sử dụng nạng hoặc nẹp quấn để cố định xương khớp, giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến tổn thương; 
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cơ bản như bài tập căng cơ, bài tập tầm vận động để tăng cường sức mạnh vùng khớp chậu. Đồng thời, kết hợp với các bài tập bụng, lưng để phục hồi và duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của khớp. Giải pháp này đặc biệt quan trọng và có hiệu quả ở những người lớn tuổi. 
  • Áp dụng kết hợp với nhiều hình thức vật lý trị liệu khác như sóng xung kích Shockwave, kích thích điện, nhiệt trị liệu, máy kích thích liền xương… 

4. Can thiệp phẫu thuật

Điều trị ngoại khoa là phương pháp cuối cùng được áp dụng trong điều trị đau lưng vùng xương chậu xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng, thường là các bệnh về tổn thương xương khớp, nội tạng… Chẳng hạn như mổ chỉnh sửa khớp, thay khớp vùng xương chậu hoặc mở rộng các khe khớp, giải phóng chèn ép, cải thiện mức độ tổn thương. 

Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ được chỉ định khi có đủ điều kiện về sức khỏe như các chỉ số huyết áp, không mắc các bệnh về huyết học, rối loạn đông máu… Không phải bệnh nhân nào cũng có thể phẫu thuật vì cách này tuy hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hậu phẫu và tốn kém nhiều chi phí. 

Biện pháp phòng ngừa đau lưng vùng xương chậu

Để đạt được kết quả phòng ngừa hoặc dự phòng tái phát dài lâu, bản thân người bệnh cần chủ động thực hiện các giải pháp sau:

Về chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất và cân đối hài hòa giữa các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp. Thực hiện khẩu phần ăn hàng ngày khoa học, ăn uống lành mạnh với đa dạng các nhóm thực phẩm như:

Nhóm thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin C, D từ các loại cá béo (cá ngừ, cá ngừ…), lòng đỏ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, dầu gan cá tuyết, các loại nấm, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, kiwi, cam, khoai tây, dâu tây, dưa lưới… 
  • Thực phẩm giàu canxi từ sữa, sữa chua, phô mai, các loại rau xanh có màu xanh đậm, hạnh nhân,cá hồi, cá mồi, các loại động vật có vỏ…
  • Thực phẩm giàu protein từ ức gà, trứng, sữa, phô mai, yến mạch, hạnh nhân, bông cải xanh… 
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như trứng cá muối, dầu cá gan tuyết, cá hồi, hàu, hạnh nhân…
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa từ các loại quả như cà chua, ớt chuông, việt quất, dâu tây, hạnh nhân, quả óc chó, bông cải xanh, đậu đỏ… 

Nhóm thực phẩm cần kiêng

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản…;
  • Các món ăn được nêm nếm nhiều đường gia vị, nhiều đường, nhiều muối…; 
  • Thực phẩm giàu chất béo xấu, cơ thể khó hấp thu;

Về chế độ sinh hoạt

Để có một sức khỏe xương khớp tốt, bạn cần bảo đảm tuân thủ các thói quen sinh hoạt lành mạnh sau:

Đau lưng vùng xương chậu
Vận động đều đặn hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật
  • Hạn chế tối đa các hành động có nguy cơ cao gây va đập, té ngã và chấn thương xương khớp; 
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động nặng, quá sức, uống đủ nước, ăn chín uống sôi…; 
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng và quan hệ tình dục an toàn; 
  • Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan và thường xuyên thực hiện các hành động tích cực để kiểm soát tâm trạng; 
  • Đều đặn tập luyện, rèn luyện thể chất với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… Bởi tập thể dục vừa giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe vừa duy trì sự chắc khỏe, dẻo dai, linh hoạt của hệ thống xương khớp, hạn chế các cơn đau bất ngờ;
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi các tổn thương cũ dù đã chữa khỏi hoặc tầm soát các dấu hiệu bất ổn ngay từ đầu và có hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng rủi ro về sau. 

Đau lưng vùng xương chậu thực chất chỉ là triệu chứng, không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, các triệu chứng liên quan và áp dụng ngay các biện pháp điều trị khắc phục theo chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi bệnh tật, phòng ngừa tái phát dài lâu. 

TÌM HIỂU THÊM

Tin liên quan

Bình luận (92)

  1. Bé Con says: Trả lời

    Nhà thuốc đỗ minh đường có hỗ trợ ship thuốc không ạ? Em ở xa quá không tiện đến tận nơi để mua ạ

    1. Hà 88 says:

      Có đó bạn ơi, tui cũng vừa mới đặt thuốc xong đây nè. Nếu mà muốn đặt thuốc thì bạn cứ gọi điện thoại vào số điện thoại này của nhà thuốc nè 090 413 45 54, có bác sĩ tư vấn cẩn thận lắm, xong ngta kê đơn rồi mới gửi thuốc về cho mình

    2. Phương Uyên says:

      Không biết bên này khi mình đặt thuốc họ có bắt mình phải trả tiền trước không ạ, em thấy bây h có nhiều nơi hay bảo khách trả tiền trước rồi không gửi hàng cho nên cũng hơi lo

    3. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Phương Uyên
      Khi đặt thuốc, bệnh nhân có thể chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền thuốc trước, trường hợp này bệnh nhân sẽ được miễn phí ship bạn nhé.Ngoài ra, nếu lựa chọn ship cod thì bệnh nhân cần cọc trước 500.000 để nhà thuốc xuất hóa đơn bào chế thuốc cho mình, sau khi thuốc ship đến nơi thì thanh toán nốt phần tiền còn lại. Nhà thuốc có chính sách vận chuyển, đổi trả thuốc rất rõ ràng, minh bạch, đặt uy ín lên hàng đầu nên bạn hoàn toàn yên tâm khi mua thuốc bạn nhé.

  2. Bùi Quỳnh Nga says: Trả lời

    Có ai từng dùng lá ngải cứu với trinh nữ chưa, trong hai loại này thì loại nào giảm đau tốt ạ?

    1. Hồ Thị Lim says:

      Tôi từng đau lưng và nằm ngải cứu được gần tháng nhé bạn, thấy lá này cũng có hiệu quả ra phết, nó giảm đau thì ok thôi rồi, nằm tầm 3-4 hôm là bắt đầu thấy dễ chịu hơn

    2. Lương Như says:

      Mình thấy chắc tuỳ từng cơ địa của từng người đó bạn ơi, chứ mình cũng nằm lá lốt, trên mạng có mẹo gì, thấy ai mách hay hay là mình đều làm theo. nhưng không ăn thua ấy. Sau đi khám bác sĩ bảo bị viêm xương, mà đã viêm thì nó là tổn thương bên trong r, phải uống thuốc mới hết được

  3. Mai Anh says: Trả lời

    Ôi cứ tưởng đau ở mấy vùng đấy nó cũng chỉ là đau xương khớp thôi chứ, mình đọ bài này công nhận mới thấy họ phân tích ra rất đầy đủ, mà h lại thành ra lo quá, chắc mấy nữa cũng phải đi khám xem sao

    1. Vân HR says:

      Đúng rồi, mình không nên chủ quan đâu chị ạ. Nọ em cũng đau thắt, có khi đi lại nhẹ nhàng thôi cũng bị đó, xong đi khám bác sĩ cũng bảo sỏi thận, may đường kính sỏi vẫn bé nên bác sĩ cho thuốc về uống thôi chứ k phải mổ. Nên em thực sự khuyên ai có những biểu hiện đau thắt hay gì thì k nên chủ quan, nhất là đau âm ỉ thì lại càng cần đi khám sớm

  4. Thu Hà says: Trả lời

    mình có tìm hiểu về nhà thuốc đỗ minh thấy được đánh giá rất cao, nhưng mà thật sự bây h giữa cái thị trường đông y tạp nham, không biết liệu dược liệu của đỗ minh đường có sạch, đảm bảo rõ nguồn gốc hay không?

    1. Lương Ngân says:

      Bà chị gái nhà mình trước cũng làm việc ở đỗ minh đường, bà nói bên này họ tự trồng, nghiên cứu và phát triển dược liệu, dược liệu của họ đạt chuẩn GACP-WHO, tiêu chuẩn quốc tế đó, nên bạn cứ yên tâm nhé. À có cả video quay cận cảnh vườn luôn này bạn

    2. Thái Lương says:

      Chuẩn quá, có video quay trực tiếp như thế này mình mới quan sát rõ được, mình xem trong video về vườn dược liệu mình cũng thấy yên tâm hơn hẳn, vườn xanh tốt thích mắt ghê. Bên này đầu tư thật

  5. Yến Chi says: Trả lời

    Nọ tui cũng bị đau lưng kéo xuống phía dưới chỗ hông thấy âm ỉ luôn ấy, xong đi khám bác sĩ lại bảo là sỏi thận chán thật chứ, h về uống bao nhiêu là thuốc. Mọi ng tháy có dấu hiệu bất thường thì nê đi khám luôn cho chắc, nhiều khi nghĩ đau tưởng đơn giản nhưng hoá ra lại là bệnh nan giải

  6. Hà Hiệu says: Trả lời

    Mình từ khi sinh con đến h cứ đau âm ỉ suốt dọc vùng xương chậu mọi người ạ, không biết có làm sao không. Đi khám bác sĩ bảo bị viêm xương chậu, cũng uống thuốc rồi mà không ăn thua

    1. Nguyễn Tiến Chau says:

      Ui chị ơi mình mới sinh xong nó vậy đó, em cũng thế, chị lấy thuốc bắc về mà nằm nha, thuốc bắc nằm khá là ok đó ạ. Nằm 1 thời gian là dễ chịu, giảm đau hẳn đó chị

  7. Mỹ Anh says: Trả lời

    Tui hay bị đau âm ỉ, trời mưa nắng thất thường cũng đều bị đau. Không biết trường hợp như tui thì nên dùng liệu trình điều trị cơ bản hay liệu trình nâng cao thưa nhà thuốc đỗ minh?

    1. Mạnh Võ Văn says:

      Ui bà giống tui quá nè, tui cũng bị vậy và giờ cũng đang đi tìm hiểu để lấy thuốc về dùng không biết nên sử dụng liệu trình cơ bản hay liệu trình nâng cao. Liệu trình nâng cao thấy nhiều ng bảo đắt hơn hay sao ấy

    2. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Mỹ Anh,
      Đối với việc sử dụng liệu trình thuốc thế nào, bác sĩ cần phải thăm khám để xem xét rõ về tình trạng của người bệnh, mức độ bệnh như thế nào, có nghiêm trọng hay không. Sau khi thăm khám xong, bác sĩ mới có thể đưa ra được liệu trình điều trị phù hợp. Do đó, bạn có thể sắp xếp qua trực tiếp nhà thuốc hoặc liên hệ vào số hotline của nhà thuốc để bác sĩ tư vấn, hỗ trợ cho mình nhé. Trân trọng!

    3. Hương Yến says:

      Chào nhà thuốc đỗ minh đường, em có nhìn thấy trong liệu trình thuốc bên mình có bài thuốc rượu ngâm. Em muốn hỏi, hiện tại em đang bị viêm dạ dày thì ccos sử dụng được bài thuốc rượu ngâm đó hay không? Mong nha thuôc tư vấn giúp ạ

    4. Đỗ Minh Đương says:

      Chào bạn Hương Yến,
      Bài thuốc ngâm rượu có công dụng dẫn thuốc, giúp các bài thuốc còn lại phát huy hiệu quả tối ưu hơn, do đó, nhà thuốc luôn khuyến khích người bệnh sử dụng đầy đủ. Tình trạng viêm dạ dày của bạn hiện tại nếu đã ổn định thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng được rượu thuốc, do rượu mỗi ngày chỉ được uống 1-2 ly nhỏ nên sẽ không ảnh hưởng nhiều. Bạn có thể qua trực tiếp nhà thuốc hoặc liên hệ đến số hotline để bác sĩ tư vấn cụ thể cho mình nhé. Trân trọng!

  8. Trùng Dương says: Trả lời

    Mình là dân văn phòng, ngồi nhiều nên 1 tháng trở lại đay luôn đau dọc từ lưng xuống xương chậu, vừa dùng thuốc vừa đi vật lý trị liệu mà không thấy đỡ mấy, chán lắm

    1. Hoàng Đức says:

      Phải công nhận mấy vấn đề xương khớp này cực kỳ khó chịu, trước mình cũng bị mà đi điều trị vật lý trị liệu đồng thời vừa sử dụng thuốc phải kiên trì mãi mới đỡ tí được. Mấy vấn đề về xương khớp thì đi chữa không hề đơn giản một chút nào

    2. Lâm Tùng says:

      Nếu bạn muốn châm cứu thì có thể đi châm cứu ở đỗ minh đường thử xem, mình châm cứu và sử dụng thuốc ở đó thấy rất hiệu quả. Trước kia mình cũng đau mỏi khắp nơi nhất là đốt sống lưng, nhưng từ khi sử dụng thuốc của đỗ minh đường xong cảm giác đi lại rất dễ dàng. Các chức năng vận động cũng phục hồi theo, thấy loại thuốc này cũng khá là ok đấy.

    3. Thanh Ca says:

      thuốc ở đỗ Minh đường cực kỳ hiệu quả luôn ấy, trước kia mình cũng từng đi khám rất nhiều viện nhưng không khỏi rồi qua bên đỗ Minh đường bác sĩ cắt cho ba liệu trình về sử dụng trong ba tháng và vừa kết hợp sử dụng liệu trình thuốc vừa kết hợp châm cứu thấy tình trạng đau mỏi vai gáy cải thiện rất nhanh. Mọi người có thể tham khảo và sử dụng loại thuốc nở đây xem

  9. Phương Nguyễn says: Trả lời

    Bác nào từng khám xương khớp ở đỗ minh đường rồi cho mình hỏi chi phí thăm khám, chụp chiếu ở đây khoảng bao nhiêu?

    1. Đỗ Minh Đường says:

      Chào bạn Phương Nguyễn,
      Tại Đỗ Minh Đường, chúng tôi thăm khám theo phương pháp đông y. Chính vì vậy, sẽ khôg có dịch vụ chụp chiếu xương khớp bạn nhé. Bạn có thể đến các cơ sở y tế đa khoa để chụp chiếu và mang kết quả qua nhà thuốc dể bác sĩ đánh giá, tư vấn phác đồ điều trị. Về chi phí khám, nhà thuốc hỗ trợ khám miễn phí 100%, người bệnh sau khi khám nếu đồng ý điều trị thì chỉ cần thanh toán tiền thuốc bạn nhé. Nếu bạn còn thắc mắc gì, vui lòng liên hệ đến số hotline 02462536649 của nhà thuốc để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Trân trọng!

  10. Đỗ Bắc says: Trả lời

    Thấy video quay bệnh nhân phản hồi là mình cũng thấy rất tin tưởng rồi, chắc mấy nữa mình cũng sẽ qua bên phòng khám đỗ minh đường kiểm tra xem thế nào để lấy thuốc về dùng chứ dạo này lưng đau quá, ngồi làm việc lâu là đến lúc đứng dậy không đứng nổi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger