Những Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Hiệu Quả Và Phổ Biến
Có nhiều cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả. Việc lựa chọn cách chữa đúng và phù hợp rất quan trọng, bởi điều này sẽ duy trì được chức năng khớp và có thể cải thiện bệnh đến 90%.
Top những cách điều trị thoái hóa khớp phổ biến
Thóa hóa khớp là bệnh lý phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh xảy ra khi mô sụn bị tổn thương, bào mòn khiến cấu trúc và chức năng khớp mất ổn định.
Đây là căn bệnh phức tạp, không chỉ gây ra triệu chứng đau nhức, cứng, sưng khớp, đi lại khó khăn… mà còn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như giảm khả năng vận động, teo cơ, bại liệt…

Khi bị thoái hóa xương khớp, mọi người nên đến các cơ sở y tế khám và chụp chiếu càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh, sau đó lựa chọn cách chữa phù hợp.
Dưới đây là một số cách điều trị thoái hóa khớp phổ biến và hiệu quả nhất, mời bạn đọc tham khảo:
1. Chữa thoái hóa khớp tại nhà bằng phương pháp dân gian
Với các nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, dễ thực hiện, các bài thuốc dân gian còn giúp giảm đau tốt, lại an toàn cho sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc nam trị thoái hóa khớp phổ biến sau đây:
- Gạo lứt chữa thoái hóa khớp
Sử dụng 1kg gạo lứt, cho vào chảo rang nóng, cho thêm 1 ít muối hạt vào đảo đều. Đến khi hạt gạo chuyển sang màu nâu đậm hoặc vàng, có mùi thơm thì tắt bếp.
Để nguội và cho vào hũ thủy tinh để bảo quản. Mỗi lần lấy 100g gạo hòa với 300ml nước sôi để 15 phút, uống thay nước. Dùng 2 – 3 lần/tuần.
Hoặc bệnh nhân có thể dùng gạo lứt chữa thoái hóa khớp bằng cách chế biến thành cốm và ăn hàng ngày.

- Bài thuốc từ lá lốt
Chuẩn bị khoảng 200gram lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Đến khi sôi để khoảng 5 phút và tắt bếp. Lọc lấy nước uống hàng ngày.
Hoặc bệnh nhân có thể kết hợp lá lốt, ngải cứu, cỏ xước, mỗi loại 30gram. Rửa sạch, để ráo nước và cho vào chảo sao nóng cùng 30gram muối hạt. Cho hỗn hợp vào khăn sạch, chườm lên vị trí khớp bị thoái hóa sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Chữa thoái hóa khớp bằng ngải cứu
Chuẩn bị 1 bó ngải cứu, rửa sạch, giã nát và trộn với 1 lít mật ong nguyên chất. Chắt lấy nước, chia ra làm nhiều lần uống hết trong ngày.
- Sử dụng rễ đinh lăng
Chuẩn bị khoảng 30gram rễ đinh lăng, rửa sạch và ngâm với nước muối. Đến khi rễ nhừ thì vớt ra, cho vào chảo sao vàng và cho vào nồi cùng 2 lít nước. Đun cho đến khi cạn còn khoảng 1 lít thì tắt bếp, chắt lấy nước và uống trong ngày.
Ngoài những bài thuốc nam trị thoái hóa khớp trên, người bệnh còn có thể sử dụng các loại thảo dược dân gian khác như nghệ, bột quế, mật ong, cỏ trinh nữ, đậu đen, rượu hạt mè…
Lưu ý: Cách chữa thoái hóa khớp tại nhà mặc dù an toàn nhưng hiệu quả thấp, chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ. Với những bệnh nhân bị thoái hóa nặng khi áp dụng phương pháp này thì hầu như không có kết quả. Bên cạnh đó, các bài thuốc dân gian chỉ mang tính truyền miệng, chưa được kiểm chứng khoa học.
2. Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Tây
Với phương pháp này, trước tiên người bệnh sẽ được các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, sau đó kê đơn một số thuốc thoái hóa khớp đặc trị. Sử dụng thuốc Tây y thường được chỉ định với trường hợp bệnh nhẹ và trung bình.
Những loại thuốc trị thoái hóa khớp phổ biến gồm:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol… Có tác dụng giảm đau, giúp người bệnh bớt đau đớn.
- Thuốc chống viêm không Steroid: Ibuprofen, Meloxicam, Naproxen, Piroxicam, Diclofenac… Có tác dụng giảm đau nhanh, kháng viêm hiệu quả.
- Thuốc chống thoái hóa: Chondroitin, Glucosamine sulfat… Có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, đồng thời giúp tái tạo xương tổn thương, phục hồi mô sụn.
- Thuốc bôi ngoài da: Có tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh tại chỗ. Tuy nhiên, không dùng loại thuốc này khi trên vết thương hở.
- Thuốc chống trầm cảm: Có tác dụng ức chế tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh, giúp bệnh nhân thoái hóa khớp cảm thấy bớt đau đớn.

Ngoài những loại thuốc chữa thoái hóa khớp trên, trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng, dùng thuốc giảm đau, chống viêm không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm khớp.
- Tiêm thuốc Corticosteroid: Prednisolon, Hydrocortison, Depomedrol, Betamethason… Có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh, giảm triệu chứng hiệu quả.
- Tiêm Acid hyaluronic: Được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp kèm khô khớp. Loại thuốc tiêm này có tác dụng giảm ma sát của đầu sụn, từ đó cải thiện vận động. Bên cạnh đó, tiêm Acid hyaluronic chỉ được dùng với một số khớp nhất định, không thực hiện cho tất cả các loại khớp.
HỮU ÍCH: TOP 10 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Tốt Nhất
3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu áp dụng với bệnh nhân bị thoái hóa nhẹ, trung bình và thường kết hợp với sử dụng thuốc. Phương pháp này an toàn, không gây tác dụng phụ, có công dụng giảm đau, cứng khớp, phục hồi vận động cho người bệnh.
Những phương pháp vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp bao gồm:
- Chườm đá lạnh: Sử dụng túi đá chườm trực tiếp lên vùng khớp bị tổn thương khoảng 10 phút, giúp giảm sưng, giảm đau hiệu quả.
- Chiếu đèn hồng ngoại: Sử dụng đèn hồng ngoại chiếu xuyên qua da, giúp giảm đau nhức, co cứng khớp và lưu thông máu.
- Chiếu sóng ngắn: Dùng máy bức xạ với bước sóng 11.2m tác động lên khớp bị thoái hóa, giúp giảm đau, giảm viêm và phù nề.
- Nhiệt trị liệu: Chườm muối nóng, đắp Paraphin… Giúp lưu thông và tuần hoàn máu, cải thiện cơn đau, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng.
- Áp dụng bài tập vật lý trị liệu: Tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa mà người bệnh lựa chọn các bài tập trị liệu phù hợp.
- Phương pháp vật lý trị liệu khác: Chiếu tia laser, xung điện…
4. Phẫu thuật
Đây là cách điều trị thoái hóa khớp gối, khớp háng cuối cùng, khi việc chữa nội khoa không có kết quả. Bên cạnh đó, phẫu thuật áp dụng đối với trường hợp các khớp tổn thương nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động, hoặc bệnh nhân đã gặp hoặc đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
Những phương pháp mổ thoái hóa khớp phổ biến gồm:
- Nội soi khớp
- Nắn chỉnh trục khớp
- Thay khớp nhân tạo
- Khoan kích thích tạo xương
- Cấy ghép tế bào sụn
- Đục xương…
Phẫu thuật tuy giúp bệnh nhân mau chóng loại bỏ phần khớp bị thoái hóa nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi phí lớn, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như suy giảm sức khỏe, chảy máu, nhiễm trùng… nếu không chăm sóc đúng cách.

5. Điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc
Đây là phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp mới và tiên tiến nhất hiện nay. Với cách chữa này, các bác sĩ sẽ lấy tế bào gốc từ cơ thể của người bệnh và tiêm trực tiếp vào khớp để tái tạo tế bào sụn khớp, từ đó các chức năng khớp được phục hồi.
Quy trình thực hiện điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc như sau:
- Lấy mô mỡ ở bụng và vùng thắt lưng của bệnh nhân
- Chiết xuất 3cc tế bào gốc, đồng thời lấy 25cc máu và chiết ra 3cc huyết tương chứa nhiều tiểu cầu nhất.
- Trộn đều 2 hỗn hợp dịch huyết tương đã lấy và tiêm vào vùng khớp bị thoái hóa.
Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả, an toàn và chi phí thấp hơn so với phẫu thuật. Tuy nhiên, điều trị bằng tế bào gốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, chất lượng tế bào phụ thuộc vào độ tuổi, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
6. Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y
Đông y quan niệm, thoái hóa khớp thuộc chứng Tý, nguyên nhân gây bệnh là do 1 yếu tố: Ngoại nhân (phong, hàn, tà, thấp) xâm nhập vào cơ thể và nội nhân (can thận suy yếu, khí huyết ứ trệ, cơ thể suy nhược). Từ đó gây ra những cơn đau nhức, sưng nóng, co cứng tại khớp.
Cơ chế điều trị của Đông y là bảo tồn, không xâm lấn, tác động vào căn nguyên, loại trừ bệnh từ gốc, cân bằng âm dương trong cơ thể. Đồng thời trừ phong, tăng cường chức năng gan thận và nâng cao sức khỏe. Nhờ đó, hiệu quả trị bệnh bền vững và lâu dài.
Nhìn chung so với các phương pháp điều trị thoái hóa khớp khác, chữa bệnh bằng Đông y an toàn hơn, hiệu quả cao hơn và có thể loại bỏ thoái hóa tận gốc, không tái phát.
ĐỌC NGAY: Điều Trị Thoái Hóa Gối Bằng Đông Y Phục Hồi Không Cần Phẫu Thuật
Những lưu ý trong quá trình điều trị thoái hóa khớp
Để mang lại kết quả tốt, trong quá trình chữa thoái hóa khớp, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Cần kiên trì điều trị theo đúng chỉ định, phác đồ của bác sĩ đưa ra. Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Không tự điều chỉnh lượng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không mang vác vật nặng, không làm việc quá sức để tránh tình trạng thoái hóa thêm nghiêm trọng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục. Tuy nhiên cần chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức và phù hợp.
- Cần lựa chọn những cơ sở y tế, đơn vị điều trị bệnh uy tín và chất lượng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm và chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Đồng thời cần tránh xa thuốc lá, bia, rượu, chất kích thích…
- Ngủ nghỉ đúng giờ, không thức khuya.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, không để tăng cân quá nhiều vì sẽ tạo áp lực lên các khớp.
- Tái khám định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh, từ đó có cách khắc phục tốt nhất.
Với những cách điều trị thoái hóa khớp trong bài viết, mong rằng bạn đọc đã tìm được cho mình phương pháp hiệu quả nhất, nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau khó chịu và tìm lại niềm vui cuộc sống. Tham khảo ý kiến chuyên gia/ bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.
ĐỪNG BỎ LỠ
- 10 Loại Sữa Dành Cho Người Thoái Hoá Khớp Tốt Nhất, Được Tin Dùng
- Phác Đồ Điều Trị Thoái Hoá Khớp Chuẩn Theo Bộ Y Tế