Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Teo Chân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là một trong những biến chứng xảy ra trong giai đoạn nghiêm trọng, do các triệu chứng ban đầu không được điều trị kịp thời. Chỉ cần một thời gian ngắn nữa, từ teo chân người bệnh sẽ mất dần khả năng vận động, đi lại, thậm chí tàn phế, bại liệt.

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Thoát vị đĩa đệm gây teo chân đe dọa sức khỏe và khả năng vận động

Thoát vị đĩa đệm teo cơ chân là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tác động vật lý mạnh hoặc khởi phát tổn thương trong một thời gian dài. Điểm đặc trưng của bệnh là rách lớp bao xơ bên ngoài, làm cho khối nhân nhầy tràn ra, tích tụ quanh cột sống và chèn ép lên dây thần kinh.

Bệnh lý này gây ra những cơn đau nhức dữ dội, cảm giác tê bì khó chịu tại vị trí đốt sống tổn thương, có lúc đau âm ỉ lúc đau dữ dội và tăng nặng cường độ đau khi cử động mạnh.

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là hệ luỵ thường xảy ra ở những người bị thoát vị đĩa đệm L4 – L5 hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 – S1. Những cơn đau từ thắt lưng lan xuống vùng mông, mặt sau đùi, 2 chân; khó chịu, tê bì, ngứa ran, châm chích, kèm theo tê chân và lâu ngày dẫn đến teo cơ chân.

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất, thần kinh và đặc biệt là khả năng vận động linh hoạt của người bệnh. 

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây teo chân 

Theo các chuyên gia xương khớp, biến chứng teo chân có mối liên hệ mật thiết với thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh. Điều này được lý giải là do khi đĩa đệm bị tổn thương, khối nhân nhầy thoát vị chèn ép lên các rễ dây thần kinh làm giảm tốc độ truyền tín hiệu.

Cộng với việc tuần hoàn máu đến cột sống bị cản trở, khiến bộ phận này không được cung cấp đủ dưỡng chất và có xu hướng ít vận động hơn do đau nhức. Hậu quả là teo cơ

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Thoát vị đĩa đệm gây teo chân xảy ra do các dây thần kinh bị chèn ép quá mức, giảm tuần hoàn máu

Từ giai đoạn này trở đi, hàng loạt các biến chứng thoát vị đĩa đệm khác cũng lần lượt xuất hiện nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác như rối loạn chức năng đại tiểu tiện, nặng hơn là tàn phế, bại liệt, mất khả năng vận động vĩnh viễn. 

Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ chân nguy hiểm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm gây teo cơ chân có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần và khả năng vận động của người bệnh, phát sinh nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Theo khảo sát, có không ít trường hợp bại liệt vĩnh viễn, phải sử dụng xe lăn hoặc sống như người thực vật cả đời, tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội và hủy hoại tương lai của những người còn trong độ tuổi lao động. 

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Bại liệt, tàn phế suốt đời là một trong những hệ lụy nghiêm trọng của thoát vị đĩa đệm gây teo chân

Để phòng tránh biến chứng này, hãy chủ động thăm khám và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Điều trị sớm chính là “chìa khóa vàng” giúp bạn thoát khỏi biến chứng teo cơ chân do thoát vị đĩa đệm, thậm chí điều trị dứt điểm bệnh khoảng 90%, 

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm gây teo chân hiệu quả 

Tùy theo từng trường hợp mức độ bệnh cụ thể nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến: 

1. Điều trị bằng thuốc Tây 

Dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm gây teo chân là giải pháp được áp dụng hầu hết cho các trường hợp bệnh. Thuốc Tây phát huy tác dụng nhanh chóng, tức thì trong việc kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. 

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Dùng thuốc nhằm mục đích giảm đau nhức và các triệu chứng đi kèm tạm thời

Một số thuốc thường dùng như: 

  • Nhóm thuốc giảm đau thông thường: như Paracetamol dành cho cơn đau cấp độ nhẹ và trung bình. 
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): có tác dụng giảm sưng viêm và giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm, teo chân. Phổ biến nhất là Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen, Aspirin… 
  • Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: có tác dụng giảm đau thoát vị đĩa đệm gây teo chân nhờ khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương. Nhóm thuốc này thường được dùng cho những bệnh nhân bị đau dữ dội, không đáp ứng với các loại thuốc thông thường. Điển hình như Acetaminophen, Oxycodone… 
  • Nhóm thuốc giãn cơ: có tác dụng giãn cơ khớp, cột sống thắt lưng và hỗ trợ giảm đau thần kinh do biến chứng thoát vị đĩa đệm teo chân. Các loại thường dùng như Duloxetine, Amitriptyline, Gabapentin… Tuy nhiên, chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây tác dụng phụ. 
  • Tiêm thuốc ngoài màng cứng: Những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây teo chân nghiêm trọng, đau nhức dữ dội, từng cơn không thể chịu đựng được và không đáp ứng với các loại thuốc dạng uống sẽ được chỉ định tiêm Corticosteroid. Hoạt chất này được tiêm trực tiếp vào vị trí đốt sống bị thoát vị nhằm giảm đau nhanh chóng. 

Chú ý tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

2. Kết hợp vật lý trị liệu – trị liệu thần kinh 

Trị liệu thần kinh và vật lý trị liệu là 2 liệu pháp không xâm lấn được kết hợp song song với dùng thuốc để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm gây teo chân. Có thể kể đến một số liệu pháp phổ biến sau:

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Vật lý trị liệu kết hợp trị liệu thần kinh chữa thoát vị đĩa đệm gây teo chân hiệu quả

Vật lý trị liệu chủ động

Đây thực chất là nhóm các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm xoa dịu cơn đau và hỗ trợ phục hồi chức năng đĩa đệm cột sống bị thoát vị. Từng trường hợp bệnh cụ thể, chuyên gia sẽ thiết kế riêng cho bạn các bài tập phù hợp.

Vật lý trị liệu bị động

Phương pháp này là tập hợp của các liệu pháp vật lý trị liệu bằng máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại. Mục đích là tác động tích cực đến cột sống đĩa đệm bị tổn thương, giải phóng áp lực, tăng tuần hoàn máu, kích thích cơ chế tự tái tạo, phục hồi các tổn thương ở mô cơ do thoát vị đĩa đệm, teo cơ chân. 

Một số biện pháp phục hồi bị động như: 

  • Kéo giãn cột sống bằng máy DTS, máy ATM2, máy giảm áp Cervico 2000, máy Vertetrac…;
  • Sóng xung kích (sóng cao tần); 
  • Tia laser; 
  • Điện trị liệu như sóng ngắn, điện xung…; 
  • Nhiệt trị liệu gồm chườm nóng, chườm lạnh; 
  • Trị liệu bằng nước;
  • Massage mô sâu; 

Lưu ý người bệnh chỉ được thực hiện liệu trình vật lý trị liệu và tập luyện khi có sự chỉ định cũng như theo dõi sát sao của bác sĩ. Tránh tự ý thực hiện tại nhà nhằm phòng ngừa các rủi ro biến chứng khó lường.  

3. Can thiệp ngoại khoa 

Phẫu thuật đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây teo chân nghiêm trọng, được tiên lượng xấu về khả năng vận động, điều trị nội khoa thất bại và có nguy cơ cao bị bại liệt. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, thể trạng sức khỏe và điều kiện tài chính mà bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, mổ thoát vị đĩa đệm gây teo chân thường có tỷ lệ thành công khá cao, khoảng 90 – 95%. Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có tỷ lệ tái phát khoảng 5 – 15%. Một số trường hợp phẫu thuật thất bại hoặc gặp rủi ro.

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Phẫu thuật là phương án điều trị cuối cùng áp dụng cho những trường nặng

Hiện nay, có 2 phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm chính là mổ hở truyền thống và mổ nội soi. Tùy tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chọn hình thức phẫu thuật phù hợp như bỏ đĩa đệm tổn thương hoặc thay đĩa đệm nhân tạo.

Giai đoạn hậu phẫu người bệnh cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phục hồi nhanh chóng. Lưu ý, để phòng ngừa tối đa biến chứng hậu phẫu, nên ưu tiên chọn lựa những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chuyên nghiệp. 

XEM THÊM: Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Xong Vẫn Đau Và Cách Khắc Phục

Chăm sóc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm gây teo chân 

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm gây teo chân, bạn cần đảm bảo 2 yếu tố là điều trị thoát vị đĩa đệm tích cực ngay từ giai đoạn đầu hoặc chăm sóc sức khỏe xương khớp mỗi ngày để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng ngay: 

Điều chỉnh chế độ ăn uống 

Dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe xương khớp nói chung và tình trạng cột sống đĩa đệm nói riêng. Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm gây teo chân, bạn cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm chứa dưỡng chất cần thiết, thông qua các loại thực phẩm sau:

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe xương khớp, phòng ngừa bệnh tật
  • Vitamin A: giúp tăng cường sự phát triển các tế bào xương sụn, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng đĩa đệm. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ, sữa… 
  • Vitamin C: Đóng vai trò như một hoạt chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa và chống viêm, kháng khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm tại các khối mô cơ, đĩa đệm xung quanh. Thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây có múi như cam, bưởi, quýt, ớt chuông, ổi… 
  • Glucosamine: Cần thiết cho chức năng sụn, xương, khớp, giảm thiểu mức độ tổn thương khi có tác động mạnh… Glucosamine thường có nhiều trong nước hầm xương ống bò, heo, các loại hải sản, động vật giáp xác… 
  • Canxi: Đóng vai trò chính trong việc duy trì sức khỏe xương khớp, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng chịu đựng của đĩa đệm cột sống. Có nhiều loại thực phẩm tốt như sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh, đậu hạt, ngũ cốc… 
  • Omega-3: Có tác dụng chống viêm, giảm đau xương khớp và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Bạn nên tăng cường bổ sung hoạt chất này thông qua các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hạt óc chó, hạnh nhân, macca… 

Cần hạn chế một số thói quen ăn uống lành mạnh, loại bỏ các loại đồ ăn thức uống không phù hợp như: bánh kẹo ngọt, thức ăn cay nóng, quá mặn, quá chua cay, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản… Và đặc biệt là các chất kích thích trong cà phê, rượu bia, thuốc lá…

2. Thay đổi tư thế hoạt động 

Sai tư thế hoạt động là nguyên nhân hàng đầu gây ra thoát vị đĩa đệm hoặc càng làm tăng nặng triệu chứng thoát vị cũng như phát sinh biến chứng. Do đó, hãy đánh giá lại tư thế của mình và thay đổi điều chỉnh lại cho phù hợp. 

  • Tư thế đi, đứng, ngồi, nằm chuẩn, cột sống lưng luôn được giữ thẳng. 
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế, hạn chế khuân vác đồ vật nặng trong tư thế khom và cong lưng quá mức. Thay vào đó nên thường xuyên đi lại nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn máu đến cột sống nhiều hơn. 
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng. 
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, phù hợp với sức khỏe hoặc đi dạo xung quanh, làm việc nhà để thư giãn gân cốt, tránh gây cứng khớp, đau nhức, teo cơ. 
  • Đồng thời, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học để phòng ngừa nguy cơ thừa cân – béo phì. 

3. Vận động tích cực

Vận động thể chất, tập thể dục thể thao tích cực là yếu tố không thể thiếu nếu muốn duy trì sức khỏe xương khớp khỏe mạnh. Ưu tiên chọn những bộ môn đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội, thiền định…

Chỉ cần kiên trì tập luyện thường xuyên, xương khớp sẽ rất chắc khỏe, tăng sự dẻo dai, sức mạnh và phòng ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm. 

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Tập thể dục điều độ mỗi ngày, tập vừa sức và phù hợp để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và các biến chứng

Với những người có hệ xương khớp yếu bẩm sinh nên tránh những môn thể thao đòi hỏi sức lực lớn, tác động mạnh lên cột sống như đánh cầu lông, đánh golf, cử tạ… Vì những bộ môn này tác động tiêu cực lên cột sống, tăng nguy cơ thoát vị. 

4. Thăm khám định kỳ

Kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát và phát hiện sớm các bất thường, đặc biệt là các biến chứng rủi ro nguy hiểm gây ra bởi thoát vị đĩa đệm. Đây là bước quan trọng giúp bảo vệ chức năng cột sống tự nhiên thông qua việc điều trị kịp thời bằng các biện pháp y tế phù hợp. 

Thoát vị đĩa đệm gây teo chân là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, là mối nguy hại đe dọa sức khỏe thể chất, khả năng vận động của người bệnh. Do đó, hãy chủ động thăm khám càng sớm càng tốt và tiếp nhận phác đồ điều trị phù hợp, phòng ngừa các rủi ro khác nguy hiểm hơn. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger