7 Dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm giúp hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả
Các dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm giúp tăng hiệu quả trong việc phục hồi, cải thiện chức năng vận động và tính linh hoạt của người bệnh. Hơn nữa một số dụng cụ còn giúp tăng cường sự dẻo dai cho cột sống, giảm đau khi luyện tập đều đặn.
Danh sách 7 dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm thường dùng
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến, mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi. Phương pháp này chủ yếu sử dụng bài tập và những dụng cụ cần thiết để kéo giãn cột sống nhẹ nhàng, hỗ trợ đưa nhân nhầy về vị trí trung tâm và giảm kích thước khối thoát vị.
Hơn nữa vận động trị liệu còn giúp giảm đau, tăng sự dẻo dai và chức năng của cột sống, phục hồi phạm vi và khả năng vận động. Chính vì vậy, người bệnh được khuyên vật lý trị liệu để sớm cải thiện tình trạng. Những trường hợp luyện tập tại nhà nên dùng thêm những dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm để tăng hiệu quả.
Dưới đây là những dụng cụ thường được sử dụng, giúp hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả:
1. Đai lưng kéo giãn cột sống
Đai lưng kéo giãn cột sống là một trong những dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ biến. Dụng này giúp điều chỉnh và cải thiện đường cong tự nhiên của cột sống, kéo giãn cột sống nhẹ nhàng, tăng khoảng cách giữa những đốt sống. Từ đó giảm chèn ép, giảm áp lực lên đĩa đệm và giảm đau.
Cách sử dụng:
- Vòng đai kéo giãn cột sống qua thắt lưng và ra trước bụng
- Điều chỉnh đai ở vị trí trung tâm, ôm sát theo đường cong sinh lý của cơ thể và cố định đai bằng miếng dán dính
- Gắn van bơm và bơm vào đai, tiến hành bơm cho đến áp suất được tạo ra đạt mức độ cần thiết. Trong thời gian này, bạn sẽ cảm nhận những đốt sống đang được kéo giãn.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ mang thai
- Viêm cột sống dính khớp
- Loãng xương mức độ nặng
2. Đai treo kéo giãn cột sống lưng
Nhờ mang đến hiệu quả cao cho quá trình điều chỉnh, đai treo kéo giãn cột sống lưng trở thành dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ biến. Dụng cụ này có tác dụng kéo giãn cột sống và tạo khoảng cách giữa những đốt sống. Từ đó giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, giảm đau và tê bì tay chân.
Ngoài ra việc sử dụng đai treo kéo giãn cột sống lưng còn giúp tăng tính linh hoạt, điều chỉnh đường cong cột sống bằng cách điều chỉnh vị trí của đốt sống di lệch.
Thiết bị này phù hợp với những người có các tình trạng sau:
- Thoát vị đĩa đệm
- Đau mỏi lưng do ngồi hoặc làm việc sai tư thế
- Trật khớp
- Đau nhức lưng
- Sau phẫu thuật cột sống
- Bệnh nhân có những bệnh lý cột sống khác.
Cách sử dụng:
- Lắp xà đơn với chiều cao vừa phải
- Treo đai lên xà, sau đó bấm khóa hai chốt vai của đai
- Di chuyển hai đai treo về 2 đầu của xà. Điều này giúp phân tán lực khi treo
- Dùng đai quấn quanh xương sườn, dán miếng dán dính kết hợp chốt chặt hai bên sườn. Kiểm tra lại độ chắc chắn của đai
- Hai tay bám vào dây treo, từ từ hạ chân xuống và buông lỏng người. Lúc này cột sống sẽ được giãn ra đúng cách
- Treo trong vòng 10 – 30 phút/ ngày (tùy thuộc vào thể trạng và sức lực). Trong thời gian này người bệnh có thể thực hiện những động tác nhẹ nhàng để tăng thêm tác dụng.
Lưu ý:
- Không treo người ở tư thế nhấc chân lên. Bởi điều này sẽ làm tăng mức độ đau lưng và hông.
- Nếu cảm thấy đau hoặc không thoải mái trong khi treo, hãy tạm dừng để nghỉ ngơi.
Chống chỉ định và thận trọng:
- Tham khảo bác sĩ nếu thoát vị đĩa đệm gây đau nặng, chèn ép thần kinh hoặc tủy sống
- Loãng xương
3. Máy kéo giãn cột sống
Máy kéo giãn cột sống còn được gọi là giường kéo giãn cột sống. Đây là một dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm cần thiết, thường được dùng trong giai đoạn đầu của vật lý trị liệu.
Tương tự như đai treo kéo giãn cột sống, giường kéo giãn cột sống hoạt động với cơ chế kéo giãn cột sống nhẹ nhàng, tạo khoảng cách giữa những đốt sống. Từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm và giảm chèn ép các dây thần kinh lân cận.
Ngoài ra việc sử dụng giường kéo giãn cột sống còn mang đến những lợi ích sau:
- Điều chỉnh vị trí của những đốt sống, giảm bớt sự sai lệch
- Hỗ trợ đưa đĩa đệm di lệch về vị trí trung tâm
- Giảm đau lưng
- Tăng phạm vi và khả năng vận động cho cột sống
Tuy nhiên máy kéo giãn cột sống cần được dùng đúng cách, dưới sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu hoặc bác sĩ. Mức độ và thời gian kéo giãn sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Cách sử dụng:
- Nằm trên giường, dùng đai kéo lần lượt cố định những vùng bị thoát vị đĩa đệm
- Điều chỉnh những thông số trên máy (gồm thời gian kéo, lực kéo và chế độ kéo) dựa trên tình trạng cụ thể. Nếu kéo bằng tay, cần điều chỉnh con lăn ở thành gường. Nếu kéo tự động, chỉ cần bấm nút kéo
- Nằm thư giãn cho đến khi kéo giãn xong
- Tháo đai cố định và nghỉ ngơi tại chỗ từ 5 đến 10 phút. Bước này giúp ổn định cột sống, dây thần kinh và hệ xương khớp phục hồi, lưu thông khí huyết bình thường.
Chống chỉ định:
- Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh ở mức độ trung bình đến nặng
- Thoái hóa cột sống hoặc gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh
- Cong vẹo cột sống
- Vẹo lưng hoặc vẹo cổ gây đau cơ bắp
4. Đai lưng cố định cột sống
Đai lưng cố định cột sống thường được dùng khi cột sống mất vững do đĩa đệm hỏng hoặc sau mổ thoát vị đĩa đệm. Thiết bị này giúp ổn định cột sống, tránh những chuyển động không cần thiết, ngăn tổn thương hoặc chấn thương cột sống do yếu tố bên ngoài.
Ngoài ra việc sử dụng đai lưng cố định cột sống còn tạo điều kiện cho sự lành lại của đĩa đệm và giảm đau. Thiết bị này được dùng trong thời gian ngắn, trong khi nghỉ ngơi, vận động hoặc luyện tập. Tránh mang đai liên tục và kéo dài để không làm ảnh hưởng đến chuyển động bình thường và tính linh hoạt của cột sống.
Cách sử dụng:
- Vòng đai lưng cố định cột sống qua thắt lưng và ra trước bụng
- Điều chỉnh đai ở vị trí trung tâm, ôm sát theo đường cong sinh lý của cơ thể
- Cố định đai bằng miếng dán dính
Chống chỉ định:
- Phụ nữ đang mang thai
- Thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng
- Không có bệnh lý cột sống.
ĐỌC NGAY: Người Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu? Chuyên Gia Giải Đáp
5. Con lăn thoát vị đĩa đệm
Con lăn là dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm được dùng phổ biến và mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi. Với thiết kế độc đáo, việc sử dụng thiết bị này giúp thư giãn hệ xương khớp và các mô xung quanh, tăng lưu thông máu, rút ngắn thời gian chữa lành đĩa đệm bị thương.
Ngoài ra con lăn thoát vị đĩa đệm còn giúp giảm đau, kéo giãn cột sống tự nhiên, góp phần nắn chỉnh đĩa đệm và đốt sống bị lệch. Từ đó giúp tăng hiệu quả chữa bệnh.
Cách sử dụng:
Thực hiện động tác 1: Lăn và day từ xương cùng đến vai gáy
- Bệnh nhân nằm ngửa trên thảm tập và thả lỏng cơ thể
- Để con lăn ở phần khoeo chân
- Co gối, dùng hai tay giữ hai đầu của con lăn, sau đó đưa con lăn lên hông
- Đặt bàn chân phẳng trên sàn và lấy chân làm trụ, cố gắng day người lên trên con lăn sao cho dụng cụ tiếp xúc với hông và đến vùng vai gáy
- Lặp lại động tác từ 5 đến 10 lần
- Giữ nguyên tư thế và nghiêng người qua bên trái, day người lên con lăn từ 10 – 30 lần
- Tiếp tục nghiêng người qua bên phải, day người lên con lăn từ 10 – 30 lần.
Thực hiện đông tác 2: Lăn và day từ chấn đến hông
- Ngồi thả lỏng người, lưng hơi ngả về phía sau, chống hai tay, lòng bàn tay phẳng trên sàn
- Duỗi thẳng chân, sau đó gác lên con lăn
- Từ từ di chuyển chân để lăn nhẹ nhàng trên con lăn, lần lượt từ trái qua phải và lặp lại, từ cổ chân đến khoeo chân và lặp lại
- Co chân, lòng bàn chân đặt lên gai ở hai con lăn. Nhẹ nhàng di chuyển con lăn để lòng bàn chân được thư giãn và massage
- Tiếp tục di chuyển con lăn khắp bắp chân
- Chống hai tay ra sau, di chuyển con lăn từ bắp chân đến hông, thực hiện từ 10 đến 15 lần.
Chống chỉ định:
- Đau lưng hoặc đau cổ do những bệnh lý ở cột sống hoặc bệnh lý thần kinh
- Thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa cơ tủy hoặc/ và có di chứng liệt
- Thoát vị đĩa đệm kèm theo biểu hiện chèn ép tủy sống và teo cơ.
6. Gối kê lưng thoát vị đĩa đệm
Nếu đang tìm một dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể dùng gối kê lưng. Chiếc gối này thường được dùng trong khi nằm thư giãn hoặc vào buổi tối khi đi ngủ. Với thiết kế đặt biệt, gối kê lưng giúp giữ đường cong tự nhiên của cột sống, hỗ trợ lưng và cơ thể, duy trì tư thế tốt.
Ngoài ra việc sử dụng gối kê lưng còn giúp giảm đau, ngăn những tư thế sai trong khi ngủ. Đồng thời giúp tăng cảm giác thoải mái và người bệnh dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Một số công dụng khác từ gối kê lưng thoát vị đĩa đệm:
- Hỗ trợ điều chỉnh cột sống lưng với đốt sống đang di lệch
- Giãn cơ đúng cách, giảm co thắt cơ và sự căng cứng cho cột sống
- Hỗ trợ làm giảm áp lực lên vùng thắt lưng và dây thần kinh cột sống.
Cách sử dụng:
- Nằm nghiêng người
- Đặt gối ở thắt lưng và nằm ngửa
- Sau 20 – 45 phút, lấy gối ra ngoài
- Thư giãn tại chỗ và thả lỏng cơ thể trong 5 phút trước khi bước xuống giường.
Chống chỉ định:
- Thoái hóa cột sống ở mức độ nặng
- Thoát vị đĩa đệm ở người già
- Bệnh nhân bị loãng xương
7. Giường massage
Giường massage nằm trong danh sách 7 dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm thường dùng, mang đến hiệu quả cao. Với thiết kế và những tính năng đặc biệt, giường massage giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng cho cơ bắp và cột sống. Đồng thời giảm nhẹ và ngăn cơn đau tái diễn.
Ngoài ra việc sử dụng giường massage còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, duy trì cột sống ở tư thế tốt, hỗ trợ chữa lành đĩa đệm bị thương. Từ đó giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm và các triệu chứng.
Cách sử dụng:
- Nằm ngửa trên giường massage, thư giãn và thả lỏng cơ thể tối đa
- Thiết lập chương trình massage trên bảng điều khiển (điều chỉnh thông số thích hợp)
- Nằm ở tư thế tốt, điều chỉnh góc nghiêng của giường để tạo cảm giác thoải mái nhất
- Ấn nút để khởi động máy, lúc này hệ thống sẽ tự động massage và tác động tích cực vào những khu vực bị thương. Người bệnh có thể bật chế độ massage toàn thân để thư giãn từ 20 – 30 phút.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
- Người cao tuổi và có thể trạng yếu
- Đang bị suy nhược cơ thể hoặc ốm nặng
- Chấn thương về gân cốt hoặc xương khớp.
Lưu ý khi dùng dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm
Những dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi, giúp kéo giãn nhẹ nhàng, giảm đau và cải thiện đường cong tự nhiên của cột sống. Tuy nhiên khi sử dụng dụng cụ, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:
- Lựa chọn dụng cụ phù hợp với tình trạng bệnh. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn và sử dụng dụng cụ đúng cách.
- Nên xem kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
- Đối với những dụng cụ kéo giãn cột sống, cần điều chỉnh thông số thích hợp. Tuyệt đối không kéo giãn quá mức và sử dụng kéo dài để tránh gây đau và chấn thương.
- Chú ý đến mục chống chỉ định để tránh phát sinh vấn đề.
- Tuyệt đối không lạm dụng những dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm. Việc sử dụng trong thời gian dài có thể khiến cơ lưng suy yếu, gây đau và tăng nguy cơ phát sinh những biến chứng nghiêm trọng. Tốt nhất nên dùng những dụng cụ này với thời gian thích hợp.
- Bên cạnh việc sử dụng dụng cụ và luyện tập, người bệnh nên áp dụng những phương pháp khác như dùng thuốc, đi bộ, chườm ấm, thực hiện các bài tập kéo giãn không dụng cụ… để tăng hiệu quả điều trị.
Những dụng cụ tập thoát vị đĩa đệm mang đến nhiều lợi ích, giúp giảm đau và cải thiện tình trạng. Tuy nhiên các dụng cụ cần được dùng đúng cách và phù hợp với tình trạng. Vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu trước khi dùng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng Không? Chuyên Gia Chia Sẻ
- Chia Sẻ Cách Massage Lưng Cho Người Thoát Vị Đĩa Đệm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!