Chia Sẻ 7 Cách Dùng Gừng Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả
Dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả giảm đau, thư giãn các mô, góp phần thúc đẩy quá trình lành lại của những đĩa đệm tổn thương. Ngoài ra những hoạt chất trong gừng còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Gừng chữa thoát vị đĩa đệm được không?
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng gừng là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Phương pháp này mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi và giảm đau.
Theo Y học cổ truyền, gừng (sinh khương) có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Phế, Tỳ và Vị. Khi dùng, vị thuốc này có tác dụng làm ám tỳ và vị, giải độc, giảm nôn, giảm ho, làm ấm phế và tăng tiết mồ hôi.
Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm gây đau lưng, dùng gừng giúp xoa dịu cơn đau, giảm viêm sưng. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện sức khỏe xương khớp.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, gừng chứa tinh dầu và những hợp chất kháng viêm. Nhờ đó loại thảo dược này có thể giúp chống viêm, giảm đau, giảm kích thích dây thần kinh do đĩa đệm thoát vị. Hàm lượng Cineol trong gừng còn có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn, tăng lưu thông máu tại chỗ.
Trên thực tế, cách dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm giúp giảm bớt những triệu chứng khó chịu của bệnh như đau, tê bì. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy chữa lành mô bị thương nhờ khả năng thư giãn mạch và tăng lưu thông khí huyết.
Tuy nhiên gừng không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh. Chính vì thế những trường hợp nặng nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn những cách tốt hơn. Chẳng như vật lý trị liệu và dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm.
Hướng dẫn 7 cách dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm
Để những cách dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm mang đến hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, người bệnh cần thực hiện đúng cách. Dưới đây là những cách dùng gừng đơn giản và tốt nhất cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm:
1. Uống trà gừng chữa thoát vị đĩa đệm
Đây là một cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng gừng đơn giản và hiệu quả. Khi dùng đường uống, những dưỡng chất trong gừng nhanh chóng được hấp thu và phát huy tác dụng. Nhờ đó mà người bệnh có thể giảm nhanh cảm giác đau lưng và đau cổ. Đồng thời tăng khả năng kháng viêm.
Ngoài ra uống trà gừng mỗi ngày còn giúp làm ấm bụng, tán hàn, nâng cao sức khỏe tổng thể và mang đến những lợi ích cho quá trình phục hồi. Đối với những trường hợp khó ngủ do đau lưng, trà gừng giúp bạn thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Trà gừng được pha với mật ong nguyên chất. Nguyên liệu này có vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Vì vậy mật ong rất tốt cho sức khỏe tổng thể và tăng tốc độ chữa lành đĩa đệm bị thương.
Nguyên liệu:
- 1 nhánh gừng tươi loại nhỏ
- Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Cạo bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn hoặc thái gừng thành từng lát mỏng
- Dùng khoảng 3 – 5 lát gừng tươi và cho vào ấm
- Thêm 300ml nước đun sôi, đậy kín nắp và hãm trong 20 phút
- Cho trà gừng vào ly, thêm 1 muỗng mật ong nguyên chất và khuấy đều
- Mỗi ngày uống 1 ly trà gừng sẽ cảm thấy những triệu chứng của bệnh sớm thuyên giảm.
2. Cách thoa gừng lên cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Để cải thiện những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể thử kết hợp gừng với muối và giấm ăn, sau đó thoa lên cột sống. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, thư giãn cột sống, mạch máu và các rễ thần kinh lân cận. Từ đó giúp thư giãn tối đa, mang đến cảm giác dễ chịu.
Ngoài ra việc thường xuyên thoa gừng lên cột sống còn giúp thúc đẩy lưu thông máu tại chỗ, hỗ trợ chữa lành đĩa đệm bị thương, giảm cứng khớp và co thắt cơ. Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong những hoạt động, tăng tính dẻo dai cho cột sống.
Nguyên liệu:
- 1 nhánh gừng tươi
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 10ml giấm ăn
- 200ml nước.
Cách thực hiện:
- Gọt bỏ phần vỏ, rửa sạch gừng và thái mỏng
- Cho gừng vào cối, giã nát
- Cho gừng và muối vào trong 200ml nước. Đun sôi trong 5 phút
- Để nguội bớt, lọc lấy phần nước
- Thêm giấm vào nước gừng, khuấy đều
- Dùng bông gòn thấm vào nước gừng và thoa lên cột sống
- Nhẹ nhàng xoa bóp để những khớp xương được thư giãn, quá trình lưu thông máu được thúc đẩy
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần. Kiên trì trong vài ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.
Lưu ý:
- Không thoa nước gừng lên những khu vực có vết thương hở.
3. Xoa bóp với rượu gừng chữa thoát vị đĩa đệm
Rượu gừng mang đến nhiều lợi ích trong việc giảm bớt những triệu chứng khó chịu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Rượu gừng có tính ấm và kháng viêm. Khi sử dụng, những dưỡng chất trong rượu thuốc nhanh chóng hấp thu, giúp giảm triệu chứng viêm sưng, làm ấm và thúc đẩy lưu thông máu tại chỗ. Từ đó hỗ trợ quá trình chữa lành đĩa đệm bị thương.
Ngoài ra sử dụng rượu gừng kết hợp xoa bóp còn giúp thư giãn xương sống, cơ lưng và những mô lân cận. Điều này giúp tăng tầm vận động, cải thiện tính linh hoạt cho bệnh nhân.
Nguyên liệu:
- 1 kg gừng tươi
- Rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng. Thái gừng thành từng lát mỏng và đập hơi dập
- Dùng một ít rượu tráng sơ bình thủy tinh
- Cho gừng vào bình và rót ngập rượu. Đậy kín nắp và bảo quản trong 10 ngày
- Dùng bông gòn thấm vào rượu gừng và thoa lên những vùng đang bị đau nhức
- Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng trong 10 phút
- Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Kiên trì trong 10 ngày sẽ nhận thấy hiệu quả.
Lưu ý:
- Không thoa rượu gừng lên những khu vực có vết thương hở.
XEM THÊM: Mách Bạn 18 Bài Thuốc Nam Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Lành Tính, Hiệu Quả
4. Cách chườm nóng với gừng chữa thoát vị đĩa đệm
Không chỉ đơn giản, cách chườm nóng với gừng còn giúp giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc tính ấm của loại dược liệu này có khả năng giãn mạch, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Đây là một yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương.
Ngoài ra chườm ấm với gừng còn giúp cột sống và các cơ xung quanh được thư giãn, giảm co thắt, giảm đau và hạn chế cứng khớp. Điều này làm tăng khả năng vận động và tính linh hoạt cho bệnh nhân.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Để nguyên vỏ và rửa sạch gừng
- Cắt nhỏ và cho gừng vào cối giã nát. Có thể sao nóng nhẹ
- Cho gừng vào một túi vải, buộc chặt
- Dùng túi vải chườm lên những vùng lưng đau, thư giãn trong 15 phút
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần.
5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng gừng và muối
Đây là một cách chườm ấm lên vùng lưng đau để giảm nhẹ triệu chứng. Muối có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, tăng khả năng điều trị đau lưng và thoát vị đĩa đệm của gừng. Vì thế, thường xuyên sử dụng gừng và muối có thể giúp cơn đau nhanh chóng được kiểm soát.
Ngoài ra việc kết hợp gừng và muối đúng cách còn giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm sưng đau. Đồng thời hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong những hoạt động và vận động.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- 1 nắm muối hạt.
Cách thực hiện:
- Để nguyên vỏ và rửa sạch gừng
- Cắt nhỏ, cho gừng vào cối và giã hơi dập
- Trộn đều muối và gừng, bọc trong một túi vải
- Đặt túi chườm lên những vị trí đau nhức, thư giãn trong 20 phút sẽ thấy cơn đau nhanh chóng thuyên giảm
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần.
6. Kết hợp giấm và gừng chữa thoát vị đĩa đệm
Giấm có khả năng tăng hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm của gừng. Nguyên liệu này có đặc tính chống khuẩn, giúp làm dịu cơn đau và thúc đẩy quá trình lưu thông máu tại chỗ.
Ngoài ra giấm táo còn chứa nhiều dưỡng chất giúp kháng viêm, làm ấm cơ thể, giảm co thắt và cứng khớp khó vận động cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Khi kết hợp với gừng, nguyên liệu này còn giúp cơ thể và xương khớp thư giãn tối đa.
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng tươi
- Giấm táo hoặc giấm ăn.
Cách thực hiện:
- Để nguyên vỏ và rửa sạch gừng
- Cắt nhỏ, đập dập gừng
- Trộn gừng với giấm, cho vào chảo và sao nóng cho đến khi khô lại là được
- Bọc hỗn hợp trong túi vải, chườm lên những vị trí bị đau trong 20 phút
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đặt hiệu quả tối đa.
7. Chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả với gừng và mật ong
Mật ong mang đến nhiều lợi ích cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Mật ong nguyên chất có vị ngọt tự nhiên, chứa những hợp chất chống oxy hóa, vitamin (vitamin A, vitamin nhóm B…), axit amin, các khoáng chất (như magie, sắt, canxi, kẽm…)
Với những dưỡng chất nêu trên, mật ong mang đến nhiều lợi ích cho quá trình phục hồi cơ thể, nâng cao thể trạng, làm mạnh cột sống và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.
Ngoài ra những thành phần hoạt chất trong mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời giúp làm dịu nhanh cơn đau và kháng viêm.
Chính vì thế cách dùng mật ong và gừng chữa thoát vị đĩa đệm luôn được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn. Sau một thời gian, người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả giảm đau, phục hồi đĩa đệm bị thương và cải thiện chức năng vận động.
Công thức này cũng tốt cho sức khỏe tổng thể, giúp an thần và dễ ngủ. Do đó người bệnh có thể áp dụng mỗi ngày 1 lần.
Nguyên liệu:
- 5 củ gừng tươi
- Mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Gọt bỏ vỏ và rửa sạch gừng
- Thái gừng thành từng lát mỏng, sau đó cắt nhuyễn
- Cho gừng vào hũ thủy tinh có nắp đậy, rót mật ong đến khi ngập
- Đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo
- Sau 1 tuần, lấy 1 muỗng mật ong và gừng hòa tan với 200ml nước nóng
- Khuấy đều, uống hết khi còn ấm nóng
- Dùng hỗn hợp gừng và mật ong mỗi ngày 1 lần. Kiên trì sẽ cảm thấy cơn đau và bệnh lý nhanh chóng thuyên giảm.
Lưu ý khi dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm
Gừng mang đến hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một vài điều dưới đây để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm.
- Gừng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có khả năng khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Gừng cần được sử dụng theo hướng dẫn và kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không lạm dụng, dùng gừng kéo dài hoặc quá mức để tránh tích nhiệt và phát sinh một số vấn đề không mong muốn.
- Không dùng gừng cho những người bị âm suy kim vượng nhiệt bên trong.
- Do trợ hỏa thương âm nên những người âm hư nội nhiệt và nhiệt thịnh kỵ uống.
- Không dùng gừng cho bệnh nhân bị huyết áp cao (do tác dụng làm tăng huyết áp), táo bón, mụn nhọt, lở loét, nội nhiệt âm hư.
- Tuyệt đối không tự ý dùng gừng (đường ăn, uống) cho phụ nữ mang thai và đang nuôi con bú.
- Hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm của gừng còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và yếu tố cơ địa. Những trường hợp nặng không nên sử dụng.
- Không thoa, đắp gừng lên những vùng da có vết thương hở, lở loét, nổi nhọt, có rỉ dịch.
- Không tiếp tục sử dụng gừng nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Chẳng hạn như dị ứng da, táo bón, đau hoặc khó chịu ở bụng…
- Người bệnh nên dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp luyện tập, ăn uống lành mạnh và đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý… để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Bài viết hướng dẫn 7 cách dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên gừng có tính ấm, không thích hợp với những người nóng trong. Ngoài ra người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Mách Bạn 12 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt Cực Hay
- Top 5 Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Bắc Giang Uy Tín Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!