Cách Phân Biệt Viêm Cầu Thận Cấp Và Hội Chứng Thận Hư
Viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư là những bệnh lý nghiêm trọng ở thận, cần có phương pháp điều trị sớm để ngăn biến chứng. Những người có một trong hai bệnh lý này đều có thận bị suy giảm chức năng kèm theo phù nề. Để chữa trị đúng cách, cần hiểu rõ và xác định bệnh lý.
Viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư là gì?
Viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư đều là những tổn thương, bệnh lý nguy hiểm ở thận. Do phù nề là triệu chứng thường gặp nên hai bệnh lý này dễ bị nhầm lẫn, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Trước khi phân biệt, người bệnh cần hiểu rõ tính chất của bệnh.
- Viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp là một nhóm bệnh thận cụ thể, trong đó một đợt viêm đột ngột xuất hiện ở những cầu thận. Điều này xảy ra khi tăng sinh mô cầu thận và cơ chế miễn dịch kích hoạt viêm. Từ đó gây ra những tổn thương màng đáy, nội mô mao mạch hoặc trung mô. Trong bệnh lý này, hội chứng thận hư cấp tính là tình trạng nghiêm trọng nhất.
Bệnh có xu hướng đột ngột và nghiêm trọng ở thời điểm bùng phát. Viêm cầu thận cấp tính khiến bệnh nhân có dấu hiệu phù nề (sưng mặt, tay và chân), tăng huyết áp, protein niệu và hồng cầu niệu.
Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó các bệnh lý tự miễn, nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn và nấm là những nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra những người phơi nhiễm độc tố, tiền sử gia đình hoặc bản thân có bệnh lý ở thận đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Viêm cầu thận cấp có mức độ nghiêm trọng cao, cầu được điều trị kịp thời để tránh phát sinh biến chứng.
- Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư là một nhóm triệu chứng nghiêm trọng, xảy ra do thận bị tổn thương hoặc rối loạn. Hội chứng phát triển nhanh khi thận hoạt động không bình thường, tăng đào thải protein trong nước tiểu, tăng lipid máu, hạ albumin máu, cơ thể phù nề và mệt mỏi.
Nguyên nhân gây hội chứng thận hư thường do viêm và những tổn thương tại thận (còn được gọi là hội chứng thận hư nguyên phát). Ngoài ra bệnh có thể xảy ra do một số bệnh lý tự miễn, tiểu đường, ung thư, u hạt, rối loạn di truyền… (còn được gọi là hội chứng thận hư thứ phát).
Tương tự nhiên viêm cầu thận cấp tính, hội chứng thận hư nghiêm trọng, dễ gây biến chứng. Bệnh được phân thành hội chứng thận hư nguyên phát và thứ phát. Ngoài ra hội chứng này còn được phân loại dựa trên những chứng bệnh cụ thể. Chẳng hạn như:
-
- Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu
- Viêm cầu thận màng (MGN)
- Xơ hóa cầu thận giai đoạn khu trú (FSGS)
- Viêm cầu thận màng tăng sinh (MPGN)
ĐỌC THÊM: Hội Chứng Thận Hư Sống Được Bao Lâu? Chuyên Gia Giải Đáp
Phân biệt viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư
Viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư có nhiều điểm giống nhau. Về cơ bản cả hai bệnh lý này đều xảy ra khi có tổn thương ở thận, gây rối loạn chức năng. Ngoài ra những người có một trong hai bệnh lý này đều có dấu hiệu phù nề nghiêm trọng, tăng đào thải protein trong nước tiểu và nhiều vấn đề khác.
Chính vì thế mà viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư thường bị nhầm lẫn. Bệnh nhân cần thăm khám và phân biệt để có những hướng điều trị tốt nhất, đồng thời đảm bảo an toàn.
Dưới đây là bảng thông tin giúp phân biệt viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư:
Bệnh lý | Viêm cầu thận cấp | Hội chứng thận hư |
Vị trí bệnh | Cầu thận (đây là một bộ phận lọc máu của nephron trong thận) | Thận |
Tính chất bệnh |
Xảy ra đột ngột với những triệu chứng nghiêm trọng. |
Phát triển từ từ với những tổn thương / rối loạn ở thận hoặc do tổn thương ở một vị trí khác. |
Nguyên nhân |
|
|
Yếu tố nguy cơ |
|
|
Đặc trưng |
|
|
Triệu chứng cụ thể |
|
|
Biến chứng |
|
|
Kỹ thuật chẩn đoán |
|
|
Nguyên tắc và phương pháp điều trị |
|
|
Khả năng chữa khỏi | Có thể chữa khỏi |
|
Điều trị viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư
Dùng thuốc là phương pháp chính trong điều trị viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư.
1. Điều trị viêm cầu thận cấp tính
Bệnh nhân được sử dụng thuốc điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Một số loại thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm cầu thận cấp tính.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu được dùng để giảm triệu chứng phù nề của bệnh.
- Thuốc điều trị huyết áp: Nếu viêm cầu thận cấp liên quan đến huyết áp cao, người bệnh được dùng thuốc điều trị huyết áp để khắc phục nguyên nhân, ngăn viêm tiến triển. Đồng thời ngăn những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Acetaminophen có thể được sử dụng để giảm đau, hạ sốt.
- Thuốc chống viêm: Thuốc được dùng để điều trị tình trạng viêm cấp và những triệu chứng liên quan như sưng, đau.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Nhóm thuốc này được chỉ đinh cho những bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp liên quan đến các bệnh tự miễn. Thuốc có tác dụng làm giảm phản ứng quá mức của bệnh.
Thuốc được sử dụng dựa vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi bệnh viêm cầu thận cấp đã được chữa khỏi, người bệnh cần kiểm tra chức năng thận định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
2. Điều trị hội chứng thận hư
Những thuốc điều trị hội chứng thận hư thường bao gồm:
- Thuốc Corticoid: Hầu hết bệnh nhân có đáp ứng tốt với Corticoid. Đây là một thuốc kháng viêm mạnh, có tác dụng giảm đau, trị viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc thường được dùng trong giai đoạn đầu của bệnh hoặc khi tổn thương cầu thận vừa khởi phát.
- Nhóm thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch: Thuốc ức chế miễn dịch (như Cyclosporine) sẽ được sử dụng khi bệnh nhân mắc hội chứng thận hư kháng thuốc (đặc biệt là kháng Corticoid). Thuốc được dùng thay thế Corticoid trong vòng 4 – 6 tháng, liều trung bình 100mg/ ngày để duy trì thời gian lui bệnh.
- Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc này thường được chỉ định để điều trị phù nề. Thuốc có tác dụng loại bỏ lượng nước tích tụ trong cơ thể và hỗ trợ thận hoạt động bình thường.
- Thuốc ức chế men chuyển và thụ cảm thể angiotensin II (ACE): ACE được dùng để ổn định huyết áp, kiểm soát lượng protein bị đào thải trong nước tiểu.
- Thuốc kháng sinh: Bệnh nhân bị hội chứng thận hư được dùng thuốc kháng sinh khi nguyên nhân gây bệnh là do bệnh lý nhiễm trùng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cụ thể.
- Thuốc huyết áp: Nhóm thuốc này được dùng để ổn định huyết áp và ngăn biến chứng.
- Thuốc kiểm soát chỉ số kali máu: Bệnh nhân được dùng thuốc kiểm soát chỉ số kali máu khi kali tích tụ quá mức trong máu. Khi nồng độ kali ở mức ổn định, hội chứng thận hư và những triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm.
Bên cạnh quá trình điều trị bằng thuốc, bệnh nhân bị hội chứng thận hư còn được yêu cầu nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn lành mạnh.
Nếu hội chứng thận hư phát triển nhanh và gây suy thận mạn tính, người bệnh có thể cần phải lọc thận. Trong nhiều trường hợp can thiệp ngoại khoa (ghép thận) cần thiết khi thận hỏng hoàn toàn.
THAM KHẢO THÊM: Người Bị Hội Chứng Thận Hư Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Là Tốt Nhất?
Phòng ngừa viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư
Không thể ngăn ngừa hoàn toàn viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư. Tuy nhiên những biện pháp cơ bản bên dưới có thể giúp giảm nguy cơ. Cụ thể:
- Thực hiện chế độ ăn uống ăn bằng, lành mạnh, đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Điều này giúp duy trì sức khỏe tổng thể, hoạt động của các cơ quan (bao gồm cả thận).
- Uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải độc tố.
- Nên ăn nhiều rau củ quả và trái cây để tăng cường bổ sung vitamin A, C, D… Nhóm chất này giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ thống miễn dịch và khả năng chống viêm.
- Phát hiện sớm và điều trị tích cực những vấn đề có thể gây ra các bệnh lý ở thận.
- Tránh những nơi ô nhiễm hoặc tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa một số bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm gan siêu vi B, viêm gan C…
- Quan hệ tình dục an toàn, phòng ngừa HIV gây nhiễm trùng lan rộng và tổn thương thận.
- Nếu bị nhiễm trùng, hãy dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc cần được tiếp tục sử dụng theo đơn ngay khi các triệu chứng đã giảm hẳn.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc phòng ngừa bệnh lý ở thận do sử dụng một số loại thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân có thể được giảm liều hoặc thay đổi thuốc chữa bệnh.
Viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư là hai bệnh lý nghiêm trọng ở bệnh, có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân tử vong. Chính vì thế người bệnh cần điều trị tích cực để khắc phục. Do có một số biểu hiện giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Hãy phân biệt rõ rệt để có hướng điều trị tốt nhất.
ĐỪNG BỎ LỠ
- 14 Bài Thuốc Điều Trị Hội Chứng Thận Hư Bằng Đông Y Hiệu Quả
- Thực Đơn Cho Trẻ Bị Hội Chứng Thận Hư Các Mẹ Nên Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!