Các Loại Thuốc Điều Trị Hội Chứng Thận Hư Cho Hiệu Quả Cao

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận hư Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Dùng thuốc điều trị hội chứng thận hư là biện pháp được ưu tiên áp dụng hàng đầu trong phác đồ điều trị theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Thuốc được dùng với liều lượng và thời gian phù hợp, nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. 

Thuốc điều trị hội chứng thận hư
Dùng thuốc điều trị hội chứng thận hư là phương pháp được chỉ định ưu tiên theo chỉ định của Bộ Y tế

Hội chứng thận hư và các tiêu chuẩn chẩn đoán

Hội chứng thận hư hay còn được gọi là chứng thận nhiễm mỡ. Đây là bệnh lý về lâm sàng và sinh hóa, tổn thương màng đáy cầu thận, đặc trưng bởi các triệu chứng như: 

  • Phù
  • Protein niệu tăng > 3.5g/ 24 giờ
  • Protein máu giảm < 60g/l
  • Albumin máu giảm < 30g/l 
  • Tăng lipid máu

Y học chia hội chứng thận hư gồm 2 dạng là nguyên phát và thứ phát. Đây là bệnh lý mãn tính khá phức tạp, nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng rủi ro cho sức khỏe và thể chất như suy thận cấp hoặc mãn tính.

Hội chứng thận hư có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ người lớn cho đến trẻ em. Xảy ra do các nguyên nhân phổ biến như: mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh hệ thống, bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, tiểu đường, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn do di truyền… 

Thuốc điều trị hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư đặc trưng bởi tình trạng phù người, tăng protein niệu và giảm protein/ albumin máu

Để chẩn đoán hội chứng thận hư được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, thông qua các tiêu chuẩn sau đây: 

  • Phù: Người bệnh có thể bị phù toàn thân hoặc phù cục bộ một số vị trí như tay, chân, mặt, mí mắt, bụng… Vùng da phù mềm, màu trắng, xảy ra kèm theo tràn dịch màng phổi hoặc cổ trướng và tiểu ít. Có thể kiểm soát được khi dùng glucocorticoid; 
  • Chỉ số protein máu < 60g/ lít; 
  • Chỉ số protein niệu > 3.5g/ 24 giờ; 
  • Chỉ số albumin máu < 30g/ lít; 
  • Chỉ số cholesterol máu > 6.5 mmol/ lít; 
  • Xuất hiện tụ mỡ, hạt mỡ lưỡng chiết trong nước tiểu; 

Trong đó, để chẩn đoán chính xác hội chứng thận hư cần đảm bảo có ít nhất 3 tiêu chuẩn là tăng protein niệu, giảm protein máu và giảm albumin máu. Ngoài ra, chẩn đoán hội chứng thận hư thông qua tổn thương mô bệnh học cũng là biện pháp được áp dụng phổ biến. Có thể kể đến như: 

  • Bệnh viêm cầu thận tăng sinh gian mạch; 
  • Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu; 
  • Viêm cầu thận màng
  • Xơ hóa cầu thận ổ cục bộ; 
  • Viêm cầu thận tăng sinh hình liềm; 
  • Viêm cầu thận màng tăng sinh;
  • Bệnh thận IgA; 

TOP 7 thuốc điều trị hội chứng thận hư được sử dụng phổ biến 

Để kiểm soát các triệu chứng và đem lại tác dụng điều trị bệnh hiệu quả cho từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp từ các loại thuốc sau:

1. Nhóm thuốc Corticoid 

Có đến 90% trường hợp bệnh nhân hội chứng thận hư đáp ứng tốt khi dùng thuốc Corticoid. Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, tổn thương cầu thận vừa được khởi phát, thể tổn thương cầu thận trung tâm.

Cơ chế tác dụng của Corticoid là kiểm soát các tế bào bạch cầu, ngăn không cho chúng tụ lại và khởi phát viêm cầu thận. Đồng thời, hỗ trợ làm giảm khả năng gây viêm của các thực bào bạch cầu. Nhờ đó mà ức chế phản ứng miễn dịch, đẩy lùi các triệu chứng viêm, tổn thương do hội chứng thận hư gây ra.

Thuốc điều trị hội chứng thận hư
Điều trị hội chứng thận hư bằng phác đồ Corticoid đem lại hiệu quả cao với các trường hợp phát bệnh trong giai đoạn đầu

Liệu pháp Corticoid được áp dụng phổ biến bằng thuốc Prednisolone. Duy trì sử dụng trong vòng 10 – 20 tuần. Chỉ cần tuân thủ liều dùng, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt sau thời gian này. 

Lưu ý lạm dụng liều cao trong thời gian dài có thể gây ra triệu chứng phù nề do giữ nước, tăng cân, da đỏ ứng…, nặng hơn là loãng xương, gãy xương, viêm loét dạ dày, rối loạn điện giải, da khô ráp, dễ cáu gắt… 

2. Nhóm thuốc ức chế & điều hòa miễn dịch 

Nếu không đáp ứng hoặc kháng Corticoid, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng phối hợp hoặc thay thế bằng nhóm thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc hoạt động dựa theo cơ chế ngăn chặn và ức chế giải phóng hormone renin – loại hormone quan trọng tạo ra aldosterone ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. 

Những loại thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch xuất hiện phổ biến trong đơn thuốc của người mắc hội chứng thận hư gồm: Cyclosporin, Cyclophosphamide, Mycophenolate hoặc Rituximab. 

Thuốc điều trị hội chứng thận hư
Trường hợp hội chứng thận hư kháng Corticoid thường được thay thế bằng thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch

Hướng sử dụng như sau: 

  • Dùng Cyclophosphamide trị hội chứng thận hư tái phát kháng corticoid,có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng… Chú ý tuân thủ liều dùng để tránh gây các tác dụng phụ như rụng tóc, suy tủy xương, mọc lông hóa, phì đại lợi…
  • Có dấu hiệu tổn thương màng lọc cầu thận không rõ nguyên nhân sẽ được chỉ định dùng kết hợp Corticoid và Cyclophosphamide hoặc Chlorambucil.
  • Ngoài ra, thuốc Corticoid tổng hợp hay Rituximab cũng thường được chỉ định trong trường hợp mắc hội chứng thận hư nhưng kháng Prednisolone. Trong đó, Rituximab có khả năng ức chế miễn dịch mạnh, chuyên sản xuất kháng thể cho cơ thể nhờ cơ chế chống lại kháng nguyên CD20 của tế bào lympho B. 

Bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, cần kết hợp song song với thực đơn ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lợi tiểu để hỗ trợ đào thải thuốc tốt hơn. Lưu ý về liều dùng để tránh gây tác dụng phụ, đặc biệt thuốc có khả năng gây nhiễm trùng cao.

XEM THÊM: Người Bị Hội Chứng Thận Hư Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Cải thiện? 

3. Nhóm thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc có tác dụng loại bỏ lượng nước dư thừa tích tụ trong cơ thể. Các hoạt chất trong thuốc tác động đến chức năng thận, giảm áp lực lên các mạch máu trong cầu thận. Đồng thời hỗ trợ thận hoạt động bình thường, đào thải độc tố, nước, muối ra khỏi cơ thể.

Đối với người bệnh hội chứng thận hư, thuốc lợi tiểu được sử dụng phổ biến nhằm mục đích giảm phù và hỗ trợ cải thiện huyết áp.

Các loại thuốc lợi tiểu thường dùng gồm Furosemide (thường là Lasix) và Spironolactone (thường là aldacton). Trong đó, Spironolactone có khả năng sản sinh ra aldosteron đem lại nhiều lợi ích hơn. Nhưng vì tác dụng không cao nên có thể được thay thế bằng Furosemide khi cần thiết. 

Thuốc điều trị hội chứng thận hư
Thuốc lợi tiểu lasix cải thiện các triệu chứng thận hư nhờ khả năng hỗ trợ đào thải độc tố, muối khoáng, nước…

Lưu ý, khi dùng thuốc lợi tiểu người bệnh cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhạt hơn. Tránh uống thuốc vào buổi tối để không gây tiểu đêm. Chú ý các tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu như khô môi, chuột rút, dị ứng… và giảm liều xuống nếu cần thiết. 

4. Nhóm thuốc ức chế men chuyển & thụ cảm thể angiotensin II

Thuốc ức chế men chuyển và thụ cảm thể angiotensin II (ACE) cũng là một trong những loại thuốc trị hội chứng thận hư được dùng phổ biến. Thuốc có tác dụng cải thiện và điều hòa chỉ số protein trong nước tiểu, với kết quả từ 30 – 80% so với ban đầu. Đồng thời, hỗ trợ kiểm soát chỉ số huyết áp.

Cơ chế hoạt động của thuốc là tác động và kiểm soát quá trình sản xuất các loại hormone trong cơ thể. Đây là loại thuốc này làm tăng nồng độ kali, giảm ức chế cơ chế ngăn chặn enzyme, kích thích sản sinh angiotensin và tăng huyết áp. 

Thuốc điều trị hội chứng thận hư
Điều trị hội chứng thận hư bằng thuốc ức chế men chuyển và thụ cảm thể angiotensin II (ACE)

Một số loại thuốc thường dùng như: 

  • Captopril
  • Benazepril
  • Fosinopril
  • Moexopril
  • Ramipril

5. Nhóm thuốc kháng sinh 

Dùng thuốc kháng sinh là phương pháp được cân nhắc trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy thuốc này có thể ức chế hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn đặc hiệu, nhưng song song đó lại gây hại cho thận. 

Do đó, chỉ vài trường hợp được chỉ định điều trị bằng kháng sinh để kiểm soát triệu chứng. Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định dùng loại thuốc phù hợp. Tránh tự ý mua thuốc kháng sinh để sử dụng, hạn chế rủi ro, tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. 

Thuốc điều trị hội chứng thận hư
Cân nhắc kỹ lưỡng trong chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để chữa chứng thận hư

6. Nhóm thuốc kiểm soát huyết áp 

Một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân hội chứng thận hư là huyết áp cao. Đây là hệ quả của hiện tượng giảm chỉ số protein và albumin máu. Để kiểm soát nhanh triệu chứng hội chứng thận hư, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp dựa trên tình trạng cụ thể.

Một số loại thuốc kiểm soát huyết áp thường dùng như: 

  • Thuốc ức chế men chuyển ACE: như Benazepril, fosinopril, moexipril, ramipril, captopril, lisinopril, quinapril,… 
  • Thuốc chẹn beta: như acebutolol, betaxolol, metoprolol, atenolol, nadolol, bisoprolol, nebivolol… 
  • Thuốc lợi tiểu: như Chlorothiazide, Hydrochlorothiazide, indapamide…
  • Thuốc chẹn canxi: như Diltiazem, Nifedipin, Verapamil, Amlodipin… 
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin: như Olmesartan, Valsartan, Losartan…

7. Nhóm thuốc kiểm soát chỉ số kali máu

Cuối cùng trong danh sách này là nhóm thuốc kiểm soát chỉ số kali máu. Đối với người bình thường, nhu cầu kali trung bình mỗi ngày khoảng 1 – 1.5 mmol/l và lượng kali dư thừa chủ yếu được đào thải thông qua máu. 

Tuy nhiên, hiện tượng kali tích tụ quá mức trong máu do thận giảm khả năng lọc máu, gây tác động tiêu cực đến hệ tim mạch. Thông thường, người có chỉ số kali máu cao dễ bị rối loạn nhịp tim, yếu cơ… 

Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc cải thiện kali máu. Một số loại điển hình như: 

  • Thuốc Calcium gluconat;
  • Thuốc Glucose; 
  • Thuốc natri polystyrene sulfonate (Kionex); 
  • Furosemid;
  • Insulin thường (R); 
  • Natri bicarbonat; 

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị thận hư an toàn

Hiệu quả khi áp dụng phác đồ thuốc điều trị hội chứng thận hư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ bệnh, thể trạng sức khỏe, cơ địa… Do đó, để đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế rủi ro trong quá trình áp dụng, người bệnh cần tuân thủ thực hiện các vấn đề sau đây: 

Thuốc điều trị hội chứng thận hư
Tuân thủ liều dùng thuốc trị chứng thận hư đúng liều, đúng cách để đạt hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ, rủi ro
  • Tuân thủ phác đồ điều trị hội chứng thận hư của Bộ y tế (dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ)
  • Tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng theo khuyến cáo. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc; không thay đổi thuốc hoặc liều dùng mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc.
  • Không tự ý phối hợp nhiều loại thuốc và sử dụng cùng lúc để giảm nguy cơ phát sinh tương tác thuốc. 
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý theo dõi và đánh giá phản ứng của cơ thể. Thông báo với bác sĩ nếu có những bất thường.

Bên cạnh dùng thuốc, người bị hội chứng thận hư cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và vận động tích cực hàng ngày. Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Thực hiện theo dõi nước tiểu 24 giờ; protein niệu, chỉ số nhiệt độ, cân nặng, huyết áp, ure, creatinin ít nhất 2 lần/tuần.

Trên đây là thông tin cơ bản về 7 loại thuốc điều trị hội chứng thận hư thường dùng. Những loại thuốc này chỉ được dùng khi có sự chỉ định và hướng dẫn chi tiết về liều dùng của bác sĩ chuyên khoa.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger