Chế Độ Ăn Cho Người Suy Thận Độ 1 Giúp Kiểm Soát Bệnh
Chế độ ăn cho người suy thận độ 1 rất quan trọng. Bởi việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh và phù hợp có thể góp phần ngăn tổn thương thận tiến triển. Đồng thời duy trì chức năng thận và sức khỏe.
Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với suy thận độ 1
Suy thận độ 1 là giai đoạn nhẹ, mới bắt đầu của suy thận mạn, bệnh nhân có tổn thương thận ít nhất trong 5 giai đoạn (từ 1 – 5). Bệnh xảy ra khi thận có dấu hiệu tổn thương và suy giảm chức năng.
Trong giai đoạn 1, chức năng thận suy giảm nhưng không đáng kể, mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) nằm trong khoảng 90 đến 99. Vì vậy thận tổn thương có thể hoạt động bình thường, bệnh nhân hầu như không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với suy thận độ 1, được xem là một trong những phương pháp điều trị chính. Các nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng phù hợp và nguồn thực phẩm lành mạnh có thể mang đến những lợi ích sau:
- Bảo vệ thận, ngăn ngừa tổn thương thận tiến triển
- Kiểm soát và làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận
- Duy trì chức năng thận, đảm bảo quá trình lọc máu diễn ra thuận lợi
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể để thực hiện những công việc hàng ngày
- Ngăn ngừa nhiễm trùng
- Góp phần kiểm soát đường huyết và huyết áp cao (những nguyên nhân phổ biến của bệnh suy thận)
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, tránh mất khối lượng cơ bắp
- Tránh tăng áp lực cho thận khi lọc máu.
Chính vì những lợi ích nêu trên, bệnh nhân suy thận độ 1 nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Hãy cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, calo và lượng protein cần thiết.
Chế độ ăn cho người suy thận độ 1
Theo các chuyên gia, suy thận độ 1 không cần kiêng khem quá mức. Hàm lượng protein và các khoáng chất trong chế độ ăn uống sẽ được điều chỉnh dựa trên kết quả xét nghiệm.
Dưới đây là một số hướng dẫn giúp xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 1:
1. Bổ sung đạm vừa đủ
Giảm lượng đạm ở bệnh nhân suy thận có thói quen ăn nhiều đạm, bao gồm cả đạm động vật và thực vật. Quá nhiều protein có thể làm tăng áp lực và buộc thận hoạt động nhiều hơn. Trong giai đoạn tiến triển, protein dư thừa có thể tăng lượng chất thải tích tụ trong máu.
Tuy nhiên không nên cắt giảm lượng đạm quá mức. Bởi thành phần dinh dưỡng này đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp, chống nhiễm trùng và giúp các mô được sửa chữa.
2. Cắt Natri
Tránh ăn nhiều natri (muối). Tốt nhất chỉ tiêu thụ 1,5g muối mỗi ngày. Ăn quá nhiều natri có thể làm tăng áp lực cho thận và tim, tăng huyết áp và tích tụ chất lỏng.
Để cắt giảm lượng natri, hãy thực hiện những bước đơn giản sau:
-
- Tránh ăn nhiều muối và những loại gia vị có hàm lượng natri cao.
- Thường xuyên nấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối tiêu thụ trong ngày.
- Dùng các loại thảo mộc và gia vị khác để thay cho muối.
- Tránh ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn vì thường chứa nhiều muối.
- Lựa chọn thực phẩm ít natri.
- Tránh ăn những loại rau củ muối, cá khô.
3. Hạn chế phốt pho và canxi
Tránh ăn nhiều thực phẩm giàu phốt pho khi chức năng thận suy giảm. Khi thận khỏe mạnh, chất này được giữ với lượng phù hợp. Khi thận hoạt động kém hiệu quả, phốt pho có thể tích tụ trong máu. Điều này gây loãng xương, cường giáp, khô da, xơ vữa hoặc rối loạn mạch máu.
Canxi và vitamin D cần được bổ sung đầy đủ để duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên những loại thực phẩm giàu canxi thường chứa nhiều phốt pho. Vì vậy, một số trường hợp có thể được yêu cầu cắt giảm canxi.
4. Cắt giảm kali
Không cần kiêng hoàn toàn kali cho đến khi suy thận tiến triển. Trong giai đoạn 1 của suy thận, lượng kali được bổ sung cần dựa trên thuốc, mức độ tổn thương và hoạt động của thận.
Thông thường, kali giúp duy trì hoạt động của các dây thần kinh và cơ bắp. Tuy nhiên thận tổn thương có thể không lọc kali dư thừa và khiến chất này tích tụ trong máu. Từ đó gây ra những vấn đề về tim.
Kali có nhiều trong những loại rau và trái cây. Chẳng hạn như:
- Bông cải xanh nấu chín
- Cam
- Khoai tây
- Quả bơ
- Cà rốt sống
- Cà chua
- Dưa
- Rau xanh (trừ cải xoăn)
Tốt nhất nên ăn những thực phẩm ít kali như quả đào, măng tây, táo, mận, dứa, quả nam việt quất, dâu tây, mâm xôi, cải bắp, đậu, dưa chuột và rau cần tây.
5. Cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng
Cần bổ sung năng lượng trong chế độ ăn cho người suy thận độ 1. Trong đó protein và calo được tiêu thụ ở lượng cần thiết để nạp năng lượng, chống mệt mỏi. Đồng thời giúp người bệnh duy trì những hoạt động bình thường của cơ thể.
Ngoài ra bệnh nhân bị suy thận độ 1 cần ăn nhiều thực phẩm tươi và ăn khẩu phần ăn uống lành mạnh. Điều này giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và duy trì chức năng thận.
Nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để các chất dinh dưỡng có thể hấp thu nhanh và dễ dàng hơn, tránh quá tải ở thận.
6. Chế độ ăn DASH
Trong chế độ ăn cho người suy thận độ 1, người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn DASH. Đây là một chế độ ăn kiêng giúp ngăn chặn tăng huyết áp. Chế độ này có ít chất béo, thịt đỏ, đồ ngọt, đường và natri.
Chế độ ăn DASH chứa nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, thịt gia cầm, cá, quả hạch và những sản phẩm từ sữa ít béo. Chế độ ăn DASH không phù hợp với bệnh nhân đang lọc máu (suy thận độ 4 và suy thận giai đoạn cuối).
ĐỌC NGAY: Suy Thận Nên Ăn Rau Gì Và Không Nên Ăn Rau Gì Thì Tốt?
7. Uống đủ nước
Suy thận giai đoạn đầu nên uống đủ nước mỗi ngày để thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ giải độc. Đồng thời giảm áp lực cho thận. Tránh uống quá nhiều nước bởi chất lỏng dư thừa có thể tích tụ khi thận tổn thương. Từ đó gây phù nề, tràn dịch màng phổi và tim.
Lưu ý cho người suy thận độ 1
Khi xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 1, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:
- Tham khảo ý bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống cụ thể cho bệnh nhân suy thận độ 1.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin.
- Ăn uống đa dạng và đầy đủ.
- Có thể dùng đạm thực vật thay thế cho đạm động vật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
- Hạn chế dùng rượu, bia, nước ngọt và những chất kích thích.
- Hạn chế những loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng hoặc nhiều chất béo không lành mạnh.
- Nếu suy thận độ 1 kèm theo tiểu đường, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống ít đường, ăn những loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp.
Chế độ ăn cho người suy thận độ 1 có thể hỗ trợ quá trình điều trị, ngăn tổn thương tiến triển và duy trì chức năng của thận. Vì vậy người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, ăn thực phẩm tươi và lành mạnh, bổ sung đủ dinh dưỡng và cắt giảm một số khoáng chất.
THAM KHẢO THÊM
- Chế Độ Ăn Cho Người Suy Thận Độ 2 Bạn Nên Biết
- Suy Thận Độ Mấy Thì Phải Chạy Thận? Thông Tin Quan Trọng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!