Thuốc Xịt Viêm Mũi Dị Ứng Tốt Nhất Trên Thị Trường Hiện Nay
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng thường chứa những hoạt chất kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc, giảm nghẹt mũi và nhiều triệu chứng khác. Ngoài ra dạng xịt thường mang đến hiệu quả tức thì cho người bệnh, ít tác dụng phụ.
TOP 5 loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng hiệu quả
Hầu hết bệnh nhân đều được chỉ định dùng thuốc xịt viêm mũi dị ứng do tính tiện lợi và hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Những loại thuốc này có khả năng thẩm thấu tốt, mang đến hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh. Đặc biệt thuốc xịt an toàn, ít tác dụng phụ hơn so với viên uống. Dưới đây là 5 loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng hiệu quả và được sử dụng phổ biến:
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Coldi-B
Coldi-B là thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt, thường được bác sĩ chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Cơ chế của thuốc là hạn chế dòng máu đến xoang, qua đó làm giảm sự xung huyết và tiết dịch. Ngoài ra sửa dụng thuốc này còn giúp giảm nhanh triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi,…
Thành phần: Menthol, Camphor, Oxymetazoline và các tá dược khác cho vừa đủ 1 lọ thuốc.
Liều lượng sử dụng: Dùng 1 – 3 lần/ ngày, mỗi lần xịt 1 nhát mỗi lỗ mũi.
Giá tham khảo: 20.000 – 25.000 vnđ/ lọ.
Otrivin trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Otrivin là dòng thuốc xịt đã xuất hiện nhiều năm trên thị trường Việt Nam và khá được ưa chuộng. Những hoạt chất trong thuốc này có khả năng đào thải dịch mũi xoang, làm thông thoáng đường dẫn khí một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, thuốc xịt Otrivin còn có tác dụng tăng cường khứu giác, kháng viêm ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.
Thành phần: Xylometazoline và tá dược vừa đủ.
Liều lượng sử dụng: Otrivin được chỉ định dùng 1 ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 nhát bóp.
Giá tham khảo: 50.000 – 60.000 vnđ/ lọ.
Thuốc Naphazolin
Naphazoline là thuốc nhỏ mũi trị viêm xoang mũi. Thuốc có tác dụng làm co mạch trong trường hợp bệnh nhân sung huyết cấp do bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay nhiễm trùng mũi. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, số mũi, viêm mũi.
Thành phần chính: Naphazolin.
Liều lượng sử dụng: Dùng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt
Giá tham khảo: 3.000 vnđ/ lọ.
Thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng Avamys
Thuốc xịt Avamys có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất mạnh, giúp đào thải các yếu tố gây viêm mũi dị ứng và giảm sung huyết cấp. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng điều trị đau, viêm nhiễm thứ phát và những biến chứng khác do viêm mũi dị ứng gây ra.
Thành phần chính: Fluticasone.
Liều lượng khuyến cáo: Dùng mỗi ngày 2 lần, vào buổi sáng và tối, mỗi lần 1 nhát xịt.
Giá tham khảo: 290.000 vnđ/ lọ 120 liều xịt
Thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng xịt Hadocort
Hadocort thường được chỉ định trong các trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm xoang nặng, viêm cấp hoặc có các biến chứng như polyp mũi, đau đầu, đau xoang,… Thuốc có tính kháng viêm cao, giúp đẩy lùi các loại vi khuẩn gây bệnh.
Thành phần: Kháng sinh Neomycin, kháng viêm Dexamethasone và các tá dược khác vừa đủ 1 viên thuốc.
Liều lượng khuyến cáo: Hadocort được chỉ định dùng 2 lần 1 ngày, mỗi lần từ 1 – 2 nhát xịt.
Giá tham khảo: 15.000 – 20.000 vnđ/ lọ
Lưu ý khi dùng thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Khi dùng các loại thuốc xịt, người bệnh cần lưu ý những điều sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng.
- Dùng thuốc từ 7 – 10 ngày cho 1 liệu trình điều trị. Không lạm dụng, không tăng liều dùng trong ngày.
- Trước và sau khi xịt thuốc, người bệnh phải lau sạch, khô đầu xịt, đảm bảo đầu xịt được sạch sẽ, tránh những nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào.
- Nên sử dụng tăm bông để làm sạch và lau khô mũi trước khi xịt để thuốc mang lại hiệu quả cao nhất.
- Khi xịt, người bệnh đặt nhẹ nhàng đầu xịt vào trong mũi, không cho tiếp xúc với thành niêm mạc, tránh trầy xước, tổn thương mũi.
- Không tự ý kết hợp với thuốc khác.
- Bệnh nhân bị suy gan, suy thận, phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần thận trọng với các loại thuốc xịt có thành phần kháng Histamin hoặc Corticoid. Tốt nhất không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ để được chỉ định hướng điều trị phù hợp.
- Kiêng các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển hay nhộng tằm trong quá trình trị bệnh.
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng không chỉ mang đến hiệu quả cao và nhanh, mà còn tiện lợi, dễ dùng và ít gây tác dụng phụ. Mặc dù vậy việc sử dụng thuốc luôn cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
THAM KHẢO THÊM:
- 5 Thuốc Trị Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Bản Tốt Nhất
- Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Dùng Thuốc Gì Hiệu Quả Và An Toàn?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!