Bà Bầu Bị Viêm Mũi Dị Ứng Có Thật Sự Nguy Hiểm Và Hướng Điều Trị
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng không phải là trường hợp ít gặp. Do những thay đổi trong cơ thể khi mang thai và hệ miễn dịch suy yếu nên mẹ bầu thường mẫn cảm hơn với những dị nguyên trong môi trường.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng xảy ra do cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng làm giải phóng histamin. Từ đó hình thành lên cơ chế giúp bảo vệ cơ thể khỏi dị nguyên. Tuy nhiên, nếu sản sinh quá nhiều histamin sẽ gây nên tình trạng viêm và kích thích phản ứng dị ứng.
Yếu tố ngoại cảnh
Những yếu tố ngoại cảnh dễ thúc đẩy phản ứng viêm và gây bệnh viêm mũi dị ứng ở bà bầu bao gồm:
- Dị nguyên đường thở: Gồm phấn hoa, lông động vật, cỏ khô, bọ ve,… có trong môi trường sống, nhưng thường gặp nhất vào mùa xuân và mùa hè. Những bà bầu bị bệnh mãn tính hoặc dị ứng với mạt bụi, bọ ve sẽ nhạy cảm hơn, có thể phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu của viêm mũi quanh năm.
- Thời tiết biến đổi: Đây được xem là nguyên nhân của viêm mũi họng xuất tiết. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm khiến niêm mạc mũi bị kích thích. Điều này làm xuất hiện những đợt viêm cấp mũi dị ứng và mãn tính rất khó chịu.
- Dị ứng thuốc: Tình trạng này khá hiếm gặp ở bà bầu. Bệnh có thể liên quan đến thuốc kháng sinh, thuốc thông mũi hay thuốc nhỏ mũi khi dùng không đúng cách.
- Thức ăn: Một số loại thực phẩm nạp vào cơ thể bà bầu cũng có thể thúc đẩy dị ứng mũi. Đa số chị em phụ nữ trong thai kỳ thường trở nên nhạy cảm với những loại hải sản, trứng và động vật có vỏ,…
Nguyên gây bệnh bên trong
- Sự thay đổi trong thai kỳ và hệ miễn dịch suy yếu: So với người bình thường, bầ bầu dễ bị viêm mũi dị ứng hơn. Bởi những thay đổi trong cơ thể (đặc biệt là nội tiết tố) khiến cơ thể nhạy cảm hơn, giảm chức năng của hệ miễn dịch. Từ đó gây ra những phản ứng dị ứng khi gặp dị nguyên.
- Tiền sử bệnh: Nếu bạn có tiền sử bị viêm mũi dị ứng hoặc các tình trạng dị ứng khác, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi mang thai. Ngoài ra, các bệnh lý gồm viêm xoang, viêm VA, viêm amidan hay viêm họng đều làm tăng độ nhạy cảm của niêm mạc mũi và tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng.
- Di truyền: Nguy cơ viêm mũi dị ứng cao hơn ở những bà bầu có ba hoặc mẹ bị bệnh.
Nhận biết bà bầu bị viêm mũi dị ứng
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bà bầu bị viêm mũi dị ứng:
- Hắt hơi nhiều
- Ngứa ngáy. Nhiều bà bầu sau khi mũi bị kích ứng liền bị ngứa mũi, ngứa mắt, da hoặc cổ họng.
- Chảy nước mũi liên tục. Nước mũi có dạng lỏng, trong suốt. Nếu nước mũi đặc nhầy và có mủ thì cơ thể đã bị nhiễm khuẩn vô cùng nguy hiểm.
- Nghẹt mũi
- Đau đầu. Nhiều chị em cảm thấy khó thở sau khi cơ thể bị kích ứng khoảng 1 – 2 giờ. Tình trạng thiếu oxy sẽ gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt liên tục.
- Mệt mỏi
- Phát ban đỏ khắp cơ thể
- Ho
- Chảy nước mắt liên tục
Triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Với những trường hợp mãn tính, triệu chứng thường kéo dài nhiều năm và lặp đi lặp lại theo chu kỳ.
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe của cả mẹ và bé:
- Gây suy giảm sức khỏe và hệ miễn dịch
- Mất ngủ do triệu chứng như hắt hơi, ngạt mũi trở nặng hơn khi về đêm.
- Tăng nguy cơ viêm xoang, viêm tai giữa mãn tính, hen suyễn, thấp tim, suy thận, áp xe đường hô hấp,…
- Rối loạn khứu giác ở bà bầu bị viêm mũi dị ứng mãn tính
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do mẹ có chất lượng giấc ngủ kém, tình trạng mệt mỏi và căng thẳng kéo dài.
- Tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, bé sẽ chậm phát triển trong tử cung, nhẹ cân, suy dinh dưỡng,… do nghẹt mũi kéo dài làm giảm cung cấp oxy trong khi ngủ
- Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Điều trị viêm mũi dị ứng cho bà bầu
Có nhiều cách điều trị an toàn cho bà bầu bị viêm mũi dị ứng, bao gồm:
Mẹo dân gian tại nhà
Chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian gồm các thảo dược giúp giảm triệu chứng và tình trạng bệnh nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Dùng nước muối: Nước muối giúp làm sạch mũi và họng, sát khuẩn, làm loãng và đào thải dịch nhầy, mũi thông thoáng hơn. Cách này cũng giúp loại bỏ các dị nguyên tồn đọng trong đường mũi. Mỗi ngày, bà bầu nên dùng nước muối để rửa hai bên xoang mũi, súc miệng và họng sạch sẽ.
- Tỏi: Mỗi ngày, bà bầu có thể ăn sống 2 – 3 tép tỏi hoặc bổ sung vào các món ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng hỗn hợp nước tỏi trộn với mật ong rồi thoa vào xoang mũi để làm dịu niêm mạc, giảm viêm mũi dị ứng.
- Xông hơi mũi: Bạn cần chuẩn bị một bát nước sôi rồi cho thêm tinh dầu bạch đàn, hương thảo hoặc bạc hà để xông mũi. Mỗi lần xông kéo dài khoảng 10 – 15 phút, giữ khoảng cách để tránh bị bỏng hoặc sốc hương. Cách này giúp làm sạch đường mũi, mũi thông thoáng và cắt giảm các triệu chứng khó chịu.
XEM THÊM: TOP 3 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi hiệu quả, an toàn
Điều trị bằng Tây y
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc. Dưới đây là những nhóm thuốc có thể được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc kháng histamin: Đối với mẹ bầu, thuốc kháng histamin thường được dùng tại chỗ để giảm các triệu chứng của dị ứng.
- Thuốc thông mũi: Thuốc này thường chỉ được dùng trong 3 hoặc 5 ngày để giảm triệu chứng nghẹt mũi quá mức.
- Corticoid: Đây là thuốc kháng viêm mạnh, có thể ức chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, giảm sưng viêm. Tuy nhiên thuốc này có thể gây tác dụng phụ nên cần cân nhắc trước khi dùng.
Lưu ý: Mẹ bầu tuyệt đối không dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y
Theo Đông y, viêm mũi dị ứng xuất hiện do âm dương trong cơ thể bị mất cân bằng. Từ đó dẫn đến tình trạng vệ khí kém, ngoại tà dễ xâm nhập và dồn đọng ở mũi gây bệnh.
Để điều trị căn bệnh này ở phụ nữ mang thai, Đông y sử dụng các bài thuốc triệt tiêu viêm nhiễm. Từ đó giúp cân bằng âm dương, khôi phục chính khí. Lúc này, tà khí tự lui và những yếu tố ngoại tà không xâm nhập được. Nhờ vậy hiệu quả mà bà bầu đạt được rất lâu bền.
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: Phụ tử chế, nhĩ tử, tân di, chích kỳ, thuyền thoái, phòng trong, chích thảo, xuyên khung, bạc hà.
- Sắc thuốc, dùng uống 3 ngày 1 thang.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: 12g ké đầu ngựa, 10g kinh giới, 6g thông bạch, 6g hành trắng và 6g quế chi, 8g mã đề, 8g bạch chỉ, 4g gừng tươi và cuối cùng là 3 quả đại táo.
- Cho các nguyên liệu trên vào sắc với 600ml nước, tiến hành đun đến khi còn một nửa thì chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc đông y lành tính và an toàn với phụ nữ có thai. Tuy nhiên bạn cần kiên trì và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ YHCT để đảm bảo hiệu quả nhất.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Một số cách giúp ngăn ngừa bệnh:
- Tránh tiếp xúc với dị nguyên hoặc chất có thể khiến bạn bị kích ứng.
- Giữ cho nhà cửa và môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Tránh ăn các loại thực phẩm nhạy cảm với thai kỳ như hải sản, sữa động vật,…
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng tai – mũi – họng khi trời lạnh.
- Đánh răng đầy đủ sau khi ăn, dùng thêm nước muối sinh lý để súc miệng.
- Mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc đang ở nơi có nhiều khói bụi, nấm mốc, phấn hoa…
Có thể kiểm soát các triệu chứng khi bà bầu bị viêm mũi dị ứng. Nhưng nếu chủ quan, các triệu chứng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi mắc bệnh, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám và chữa trị.
THAM KHẢO THÊM:
- Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguy Hiểm Không Thể Coi Thường
- Viêm Mũi Dị Ứng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Tốt Nhất?
Chào bạn. Với những bệnh nhân không có điều kiên đến nhà thuốc trực tiếp thì nhà thuốc có hỗ trợ tư vấn kê đơn và gửi thuốc qua đường bưu điện cho bệnh nhân. Bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới số hotline của Nhà thuốc để được bác sĩ tư vấn cụ thể bạn nhé. Cảm ơn bạn!
Đọc tìm hiểu thấy nhiều người bảo nhà thuốc Đỗ Minh Đường điều trị được bệnh viêm mũi dị ứng tốt lắm. Không biết kết quả thực hư thế nào mọi người nhỉ, y học cổ truyền lần đầu tìm hiểu để chữa nên rất mong ai chữa rồi chia sẻ giúp
Đúng thật là thuốc này tốt. Em hồi mang bầu đứa thứ 2 thì bệnh viêm mũi dị ứng bị nặng lên may gặp được nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa cho khỏi từ ngày đó tới giờ đấy. Công nhận thuốc tốt, dịch vụ tốt
Thế chắc mình cũng phải điều trị bằng thuốc của nhà thuốc này xem sao. Cơ mà bạn cho mình hỏi nhà thuốc này họ có hỗ trợ gửi thuốc cho những người ở xa không có điều kiện đến nhà thuốc này trực tiếp không nhỉ?
Em bị viêm mũi dị ứng, trước đây chỉ thấy hắt xì hơi nghẹt mũi chảy nước mũi nhưng dạo gần đây còn thấy bị đau đầu nữa. Như vậy liệu có biến chứng gì không hả mọi người?
Ngoài những triệu chứng kia lại có thêm khoản đau đầu nữa như này thì dễ là bị viêm xoang rồi, cái này phải chữa sớm đi không mùa hè xác định chịu nóng không nằm được điều hòa đâu, cứ để nó sẽ nặng hơn mỗi ngày đấy
Viêm xoang thì khổ lắm.Mẹ mình cũng bị viêm xoang>> suốt ngày đau đớn khó chịu. Mà uống bao nhiêu là thuốc cũng không khỏi được.
Thử tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường mà chữa xem bạn. Tôi thấy nhà thuốc này cả viêm mũi dị ứng với viêm xoang họ đều chữa được này, ở đây có bác sĩ khám chữa hẳn hoi luôn.