6 Thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em tốt, được bác sĩ kê đơn
Các loại thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em thường được bác sĩ kê đơn nhằm giảm thiểu tác dụng phụ cho bé. Khi tiếp xúc với vùng tổn thương, các hoạt chất trong thuốc nhanh chóng thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa bằng cách ức chế phản ứng dị ứng.
Có nên dùng thuốc bôi trị viêm da cơ địa ở trẻ em?
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em được đặc trưng bởi tình trạng viêm da, nổi mụn nước hoặc các nốt sần trên vùng tổn thương khiến da bị ngứa ngáy, rỉ dịch, tạo vảy và bong tróc. Sử dụng thuốc bôi là một trong những phương pháp điều trị chính cho bé.
Thuốc bôi viêm da cơ địa là những loại thuốc được bào chế dưới dạng kem, gel, thuốc mỡ hay dung dịch lỏng… Thuốc chứa các thành phần diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa hoặc dưỡng ẩm. Tùy theo triệu chứng bé đang gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Các loại thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em được chia thành những nhóm chính như sau:
- Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng đỏ da, ngứa và nổi mụn nước, thường được chỉ định trong giai đoạn cấp tính.
- Thuốc kháng histamin tại chỗ: Giảm ngứa da và các triệu chứng khác liên quan đến viêm da cơ địa ở trẻ bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin – hoạt chất có mặt trong các phản ứng dị ứng.
- Thuốc kháng sinh dạng bôi: Được chỉ định khi vùng tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Thuốc chứa thành phần dưỡng ẩm: Giúp cải thiện tình trạng khô da, nứt nẻ.
Việc sử dụng thuốc bôi chữa viêm da cơ địa ở trẻ em thường được áp dụng cho những trường hợp bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ đến trung bình, phạm vi tổn thương nhỏ. Thuốc bôi chỉ có tác dụng tại chỗ, không gây ảnh hưởng đến toàn thân nên an toàn và ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống.
Mặc dù vậy, phụ huynh cũng không nên tự ý lạm dụng thuốc bừa bãi. Khi con bạn có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm da cơ địa, hãy đưa bé đến các phòng khám nhi hoặc phòng khám chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ thăm khám và kê đơn loại thuốc an toàn, hiệu quả nhất.
BỎ TÚI: Top 7 kem trị viêm da cơ địa của Nhật hiệu quả, được review tốt
6 Thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em thường được bác sĩ kê đơn
Trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa cho trẻ. Chúng có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau. Thường được bác sĩ kê đơn là 6 loại thuốc sau:
1. Benadryl Cream chống dị ứng, giảm viêm da cơ địa
Benadryl Cream là một trong những loại kem bôi viêm da cơ địa của Mỹ đang được nhiều mẹ ưa chuộng. Kem chứa công thức đặc biệt có sự kết hợp giữa Diphenhydramine hydrochloride 2% và
Zinc acetate 0.1%.
Khi thoa lên vùng da tổn thương, thành phần Diphenhydramine hydrochloride sẽ hoạt động mạnh mẽ trong việc ức chế histamin, giảm phản ứng dị ứng trên da, qua đó giảm ngứa da, viêm da. Trong khi đó, Zinc acetate lại có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Benadryl Cream thích hợp sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người trưởng thành. Sản phẩm được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc các vấn đề khác về da như nổi mẩn ngứa, dị ứng da, phỏng, eczema, viêm da tiếp xúc, thủy đậu hay vảy nến…
Liều dùng: Thoa kem trực tiếp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 3 – 4 lần.
2. Thuốc Tacrolimus 0.03%
Tacrolimus 0.03% được bào chế dưới dạng thuốc mỡ và có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh. Thuốc được chỉ định cho trẻ em từ 2 – 15 tuổi bị viêm da cơ địa ở mức độ vừa đến nặng khi không đáp ứng được với các loại thuốc bôi viêm da cơ địa khác.
Đối với các trường hợp có dấu hiệu bị nhiễm trùng, trẻ cần được điều trị khỏi trước khi bôi thuốc mỡ Tacrolimus 0.03%. Trong thời gian điều trị bằng loại thuốc này, cha mẹ cần tránh để vùng da bị bệnh của bé tiếp xúc với ánh sáng.
Thuốc Tacrolimus 0.03% thường được sử dụng trong các đợt điều trị ngắn hạn. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng, nóng rát da, tăng tính nhạy cảm của da với nhiệt độ nóng – lạnh, viêm nang lông, dễ bị nhiễm Herpes simplex,… Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên bôi thuốc cho con theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Liều dùng: Bôi 1 lớp thuốc mỏng lên vùng da bị bệnh của bé đều đặn mỗi ngày 2 lần
3. Kem trị viêm da cơ địa ở trẻ em Dizigone Fuginex
Dizigone Fuginex được sản xuất tại Việt Nam. Kem chứa Piroctone olamine, acid salicylic kết hợp với chiết xuất từ cây tràm trà, chiết xuất rễ cam thảo và một số thành phần khác.
Với công thức bào chế đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, kem Dizigone Fuginex có khả năng thẩm thấu nhanh qua da và phát huy tác dụng sát trùng, làm dịu cơn ngứa, ức chế phản ứng viêm, giảm bong tróc da. Kem chứa thành phần thiên nhiên nên an toàn khi sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và sản phụ còn đang cho con bú.
Liều lượng: Sử dụng kem cho trẻ mỗi ngày 3 – 4 lần.
4. Avene Cicalfate
Là một trong những loại kem bôi viêm da cơ địa ở trẻ em có xuất xứ tại Pháp, Avene Cicalfate hiện đang được rất nhiều mẹ tin tưởng tìm mua về sử dụng cho con. Kem được bào chế từ thành phần chính là Sucralfate. Hoạt chất này có tác dụng tốt trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi vùng da bị tổn thương, giảm kích ứng và hạn chế di chứng xấu để lại trên da bé.
Đặc biệt, kem Avene Cicalfate dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm chứa các hoạt chất dưỡng ẩm dịu nhẹ nên hạn chế được tình trạng khô rát, nứt nẻ, bong tróc da thường gặp ở các bé bị viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, Avene Cicalfate còn bổ sung kẽm và đồng sulfate – những chất có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở vùng da bị tổn thương.
Do có kết cấu đặc, kem Avene Cicalfate dễ gây bết dính và bít tắc da khi sử dụng. Cha mẹ chỉ nên thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị và massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu hoàn toàn vào bên trong. Tránh sử dụng sản phẩm cho khu vực đang có dấu hiệu bị lở loét hoặc rỉ dịch.
Liều dùng: Mỗi ngày 2- 3 lần.
XEM THÊM: Tham khảo 7 cách chữa viêm da cơ địa tại nhà an toàn, lành tính
5. Thuốc bôi trị viêm da cơ địa ở trẻ em Pimecrolimus
Pimecrolimus là thuốc bôi viêm da cơ địa dạng kem được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Thuốc thích hợp cho những bé bị bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình, không có khả năng dung nạp hoặc chống chỉ định dùng corticosteroid.
Khi dùng cho trẻ bị viêm da cơ địa, Pimecrolimus sẽ hoạt động bằng cách ức chế có chọn lọc hoạt động của các tế bào đóng vai trò sản xuất cytokine gây viêm. Nếu đáp ứng tốt với thuốc điều trị, tình trạng viêm đỏ cùng các triệu chứng khó chịu liên quan sẽ được cải thiện đáng kể.
Một số tác dụng phụ của thuốc Pimecrolimus:
- Nóng tại vùng bôi thuốc
- Dễ bị nhiễm trùng da, viêm nang lông do tác dụng ức chế miễn dịch
- Ngứa ngáy, kích ứng hoặc nổi ban đỏ trên da do dị ứng với thành phần của thuốc.
Liều dùng:
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và thanh thiếu niên: Mỗi ngày bôi thuốc 2 lần tại vùng da bị bệnh.
- Tránh bôi thuốc lên vùng niêm mạc
- Sử dụng thuốc cho đến khi triệu chứng bệnh của bé chấm dứt hẳn mới ngưng.
6. Điều trị viêm da cơ địa bằng kem bôi Axcel Hydrocortisone
Axcel Hydrocortisone là thuốc corticoid được sản xuất tại Malaysia. Chứa thành phần chính là Hydrocortisone 15mg, kem có tác dụng kháng viêm và ức chế phản ứng dị ứng, qua đó cải thiện nhanh các dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.
Mặc dù có dụng nhanh nhưng Axcel Hydrocortisone cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như khô da, teo da, giãn mao mạch xuất huyết… Để đảm bảo an toàn, cha mẹ không nên dùng loại thuốc này cho con trong thời gian dài liên tục. Tránh bôi thuốc lên vùng da khỏe mạnh hoặc đang có vết thương hở và không băng kín vùng tổn thương sau khi bôi thuốc.
Liều dùng:
- Mỗi ngày thoa thuốc cho trẻ 2 – 3 lần
- Giảm dần liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.
- Không thoa thuốc trên diện rộng và chống chỉ định cho các vùng da mỏng, nhạy cảm.
MÁCH BẠN: 10 Bài thuốc nam chữa viêm da cơ địa hiệu quả từ dược liệu tự nhiên
Nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng thuốc bôi trị viêm da cơ địa ở trẻ
Mặc dù được đánh giá là an toàn hơn so với thuốc uống nhưng việc sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức cũng có thể khiến con bạn đối mặt với nhiều tác dụng phụ có hại. Để tránh rơi vào tình trạng này, trong suốt quá trình điều trị bệnh cho con bằng thuốc bôi, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn sau khi thăm khám. Không tự ý mua thuốc về sử dụng bừa bãi khi chưa biết rõ về tình trạng bệnh của con bạn.
- Dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ hướng dẫn trong đơn.
- Luôn vệ sinh vùng da bị bệnh của bé cho sạch sẽ trước khi thoa thuốc. Điều này sẽ giúp làm tăng khả năng thẩm thấu của các hoạt chất, tạo điều kiện cho thuốc phát huy hiệu quả nhanh hơn.
- Sử dụng thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em cho đến khi các triệu chứng chấm dứt hoàn toàn. Không tự ý ngừng bôi thuốc cho bé hoặc bôi ngắt quãng gây lờn thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Không bôi thuốc quá dày gây quá liều và khiến vùng tổn thương bị bít tắc, kích ứng.
- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn khi thoa thuốc cho bé. Tuyệt đối không để trẻ tự mình bôi thuốc.
- Thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ khi bôi thuốc lên vùng da có vết thương hở.
- Đưa trẻ quay trở lại nơi khám chữa bệnh ban đầu để tái khám sau mỗi đợt điều trị. Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả và điều chỉnh lại đơn thuốc cho phù hợp.
- Chỉ sử dụng thuốc bôi ngoài da, không cho trẻ sử dụng theo đường miệng.
- Sau khi thoa thuốc, nếu thấy da bé có dấu hiệu bị dị ứng, bỏng rát hoặc bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy rửa sạch và thông báo cho bác sĩ biết ngay.
Nhìn chung, thuốc bôi viêm da cơ địa ở trẻ em có nhiều loại. Mỗi loại thuốc có thành phần bào chế, tác dụng và cách sử dụng khác nhau. Do vậy, phụ huynh nên cho bé dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị để con yêu nhanh khỏi bệnh mà không gặp bất cứ tác dụng phụ nào ngoài ý muốn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì? Chuyên gia tư vấn
- Top 7 bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi và tận tâm với người bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!