Nếu Bị Đau Khớp Vai Trái, Tuyệt Đối Đừng Bỏ Qua Bài Viết Này

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp vai trái, từ những hoạt động sai tư thế, chấn thương vai đến các bệnh lý như viêm khớp và thoái hóa khớp. Điều trị cụ thể sẽ dựa trên tình trạng và mức độ nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây đau khớp vai trái thường gặp

Đau khớp vai trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Chấn thương
Chấn thương, viêm khớp… là những nguyên nhân gây đau khớp vai trái thường gặp
  • Chấn thương: Đau vai có thể xuất phát từ việc rơi, va chạm hoặc thực hiện đột ngột một động tác quá sức.
  • Thoái hóa khớp: Sự mài mòn tự nhiên của khớp vai do tuổi tác, gây ra bởi sự thoái hóa của sụn khớp.
  • Bệnh viêm khớp: Có nhiều dạng viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp và viêm khớp thoái hóa, có thể gây đau và cứng khớp vai.
  • Bursitis: Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm túi chứa dịch bôi trơn giữa các mô mềm và xương, có thể gây đau khi bị viêm.
  • Tổn thương cơ: Các cơ xung quanh vai có thể bị rách hoặc tổn thương dẫn đến đau nhức. Điều này thường gặp ở những người chưa thể thao, có công việc nặng nhọc.
  • Căng thẳng và mệt mỏi cơ: Thường gặp ở những người làm việc lặp đi lặp lại hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài.
  • Bệnh lý cơ vai cấp: Đột ngột xuất hiện đau dữ dội ở vai không rõ nguyên nhân, thường gặp ở phụ nữ trung niên.
  • Hội chứng kẹp vai: Phát sinh khi các mô mềm ở vai bị kẹt giữa các xương, gây đau và viêm.
  • Vấn đề với cột sống cổ: Bệnh lý tại cột sống cổ, như thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây đau lan xuống vai.
  • Bệnh lý tim mạch: Một số vấn đề về tim, như cơn đau thắt ngực, cũng có thể gây đau ở vai trái. Điều này thường dễ nhầm lẫn với những cơn đau khớp thông thường.
  • Bệnh lý phổi: Một số bệnh lý phổi, bao gồm cả viêm phổi và phình động mạch phổi, có thể gây đau vai trái.
  • Tư thế không đúng: Tư thế ngồi hoặc đứng không đúng trong thời gian dài có thể gây căng thẳng và đau vai.
  • Căng cơ do lạnh: Lạnh có thể làm co thắt cơ và gây đau vai.
  • Bệnh lý tâm thần: Căng thẳng, lo âu và trầm cảm có thể làm tăng cảm giác đau hoặc gây ra cảm giác đau ở vai.

Mỗi nguyên nhân có những biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Nếu bạn đang gặp vấn đề về đau vai, điều quan trọng là phải thăm khám y tế để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.

XEM THÊM: Đau Khớp Vai Khi Tập Gym: Điều Trị Thế Nào Hiệu Quả?

Bệnh đau khớp vai có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau khớp vai trái không chỉ gây ra nhiều cơn đau nhức ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn tiến triển nặng dẫn tới những hậu quả nguy hiểm như:

  • Viêm khớp vai cấp tính gây đau quanh khớp vai.
  • Giảm hoạt động khớp vai và cánh tay do cứng khớp.
  • Bệnh nặng có thể dẫn tới liệt vai hoàn toàn.

Để tránh biến chứng bạn cần sớm thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các dấu hiệu điển hình của đau nhức khớp vai bên trái

Đau nhức khớp vai trái có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình:

Người bệnh thường thấy khớp vai đau mỏi khó chịu
Người bệnh thường thấy khớp vai đau mỏi khó chịu
  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói: Cảm giác đau có thể từ nhẹ đến dữ dội, và có thể tăng lên khi di chuyển vai hoặc vào ban đêm.
  • Cảm giác đau lan: Đau có thể lan ra khu vực xung quanh khớp vai, bao gồm cánh tay, cổ và lưng.
  • Giảm khả năng di chuyển: Khả năng di chuyển khớp vai bị hạn chế, gây khó khăn trong việc thực hiện các động tác như nâng tay lên cao hoặc đưa ra sau lưng.
  • Cảm giác căng hoặc cứng: Vùng vai có thể cảm thấy căng cứng, đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Tiếng kêu lạo xạo hoặc tiếng “cọt kẹt”: Khi di chuyển vai, có thể nghe thấy tiếng kêu từ khớp vai.
  • Sưng và đỏ: Khu vực quanh khớp vai có thể sưng lên và trở nên ửng đỏ do viêm hoặc tổn thương.
  • Cảm giác tê hoặc kiến bò: Cảm giác tê hoặc kiến bò xung quanh vai, cánh tay, hoặc bàn tay, đặc biệt nếu có liên quan đến các vấn đề về thần kinh.
  • Yếu cơ: Sức mạnh của cánh tay giảm đi, gây khó khăn trong việc nâng vật nặng hoặc thực hiện các công việc hàng ngày.
  • Cảm giác nóng hoặc bỏng: Vùng vai có thể có cảm giác nóng hoặc bỏng rát.
  • Giảm cảm giác: Vùng da quanh khớp vai có thể giảm cảm giác khi chạm vào.

Phương pháp điều trị đau bả vai trái hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả được áp dụng cho người bị viêm đau khớp vai. Cụ thể:

Điều trị không dùng thuốc

Nếu bạn chỉ bị đau vai do một số nguyên nhân cơ học như làm việc quá sức, nằm ngủ sai tư thế… thì có thể sử dụng một số cách giảm đau không dùng thuốc. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những trường hợp cơn đau mới khởi phát, không có tính chất nghiêm trọng:

  • Nghỉ ngơi: Làm việc căng thẳng hoặc quá sức sẽ khiến cho các gân cơ, dây thần kinh ở vùng khớp vai co cứng lại và gây ra tình trạng đau nhức. Vì vậy, việc bạn cần làm lúc này là dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Tạo điều kiện cho khớp vai được hồi phục về trạng thái bình thường.
  • Chữa mẹo: Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều bài thuốc, mẹo chữa đau nhức, tê mỏi khớp vai khá hiệu quả. Với những trường hợp mới bị đau, người bệnh hoàn toàn có thể thử áp dụng để cải thiện tình trạng. Một số mẹo chữa được nhiều người áp dụng gồm:
    • Xoa bóp bằng rượu gừng
    • Rượu hạt gấc
    • Dùng ngải cứu rang muối chườm nóng
    • Nướng xương rồng đắp lên vai
    • Uống thuốc sắc lá kinh giới, rễ cây xấu hổ…
  • Tập thể dục: Các bài tập thể dục luôn có ý nghĩa tích cực đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là khi hệ xương khớp đang có vấn đề bất ổn. Lựa chọn một bài tập thể dục phù hợp và thực hiện hàng ngày sẽ giúp cho cổ, vai gáy và các khớp xương khác trở nên linh hoạt, dẻo dai, hạn chế đau nhức. Thậm chí với những trường hợp đau nhức nhẹ, các bài tập còn giúp hồi phục hoàn toàn các tổn thương. Nhưng lưu ý, cần tập luyện vừa sức, đúng cách, tránh phản tác dụng.
  • Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ tác động đến các huyệt đạo, giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, chống co cứng cơ và dẫn truyền dưỡng chất tới vùng khớp xương. Người bệnh nhờ đó sẽ cảm thấy các cơn đau được xoa dịu. Có nhiều liệu pháp vật lý, nhưng thường dùng gồm: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, chiếu laser, chiếu đèn hồng ngoại… Tùy vào từng trường hợp, điều kiện cụ thể mà người bệnh sẽ được khuyến nghị sử dụng phương pháp nào.

Chi tiết xem tại đây:

Điều trị đau khớp vai trái bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị chính. Đối với đau khớp vai trái, những cách chữa dưới đây sẽ được áp dụng:

  • Thuốc Tây y: Thuốc trị viêm đau khớp vai thường bao gồm thuốc giảm đau (Paracetamol, Acetaminophen,…); thuốc kháng viêm (Meloxicam, Diclofenac, Aspirin,…), thuốc giãn cơ (Myonal, Diazepam,…) và một số thuốc bổ sung vitamin B.
  • Thuốc Đông y: Người bệnh có thể lựa chọn thuốc bốc thang sắc uống hoặc thuốc đã được bào chế thành viên hoàn. Thành phần thuốc thường bao gồm các thảo dược như Phòng phong, Đỗ Trọng, Dây đau xương, Xuyên khung, Đương quy, Cây cỏ xước, Thục địa, Độc hoạt, Quế chi, Ngưu tất, Kê huyết đằng, Bạch truật, Bạch linh…

Phẫu thuật chữa đau khớp vai trái

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được lựa chọn khi các biện pháp điều trị bảo tồn không cho kết quả. Và thực tế, hầu hết các trường hợp này, các khớp vai đều đã bị hư hỏng nặng, bị gãy hoặc vỡ khớp xương.

Đối với các tổn thương ở khớp vai, tùy vào mức độ tổn thương mà các bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện 1 trong 2 hình thức mổ nội soi hoặc phẫu thuật thay khớp. Sau khi phẫu thuật người bệnh sẽ phải tiến hành tập vật lý trị liệu để giúp các khớp xương hoạt động trở lại như bình thường.

Phẫu thuật tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cũng thường khá cao. Vì vậy, trước khi thực hiện, bệnh nhân nên tham vấn, trao đổi  kỹ lượng với các bác sĩ chuyên khoa.

Đau khớp vai trái khám ở đâu tốt nhất?

Để an toàn và điều trị bệnh nhanh chóng, các bạn nên chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín, chất lượng như:

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Nhân dân 115
  • Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
  • Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
  • Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lưu ý giúp phòng tránh đau khớp vai

Một khi khớp vai đã bị tổn thương, thì điều đó có nghĩa là “sức mạnh” của nó đã bị sụt giảm đi rất nhiều. Vì vậy, cho dù có được điều trị khỏi thì cơn đau cũng có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu người bệnh không chú ý đến các biện pháp phòng tránh. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần chú ý:

Tập thể dục hàng ngày nhằm duy trì hệ xương khớp chắc khỏe
Tập thể dục hàng ngày nhằm duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ đau khớp vai
  • Không mang vác, bưng bê vật nặng vượt quá sức chịu đựng của khớp vai.
  • Giảm thiểu các hoạt động đòi hỏi khớp vai phải vận động với lực mạnh.
  • Khi ngồi, ngủ cần chú ý không gồng vai, khiến vai căng thẳng và tạo áp lực cho gân cơ.
  • Nên thiết lập thói quen tập thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng, giúp cho các khớp vai trở nên dẻo dai, linh hoạt. Ví dụ như tập yoga, bơi lội hoặc tập dưỡng sinh…
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D,… giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế thu nạp các món ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường… hoặc các chất kích thích sẽ làm mòn các sụn khớp, giảm khả năng tiết chất nhờn cho khớp.

Với những chia sẻ về chứng bệnh đau khớp vai trái ở trên, mong rằng bạn đã biết cách phòng và điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

XEM THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger