Viêm Đau Khớp Cổ Tay Sau Sinh – Dấu Hiệu Bệnh Không Thể Chủ Quan

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Viêm đau khớp cổ tay sau sinh là một tình trạng phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này gây ra những cơn đau nhức âm, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như việc chăm sóc con nhỏ, tăng thêm sự căng thẳng cho chị em.

Nguyên nhân gây viêm đau khớp cổ tay sau sinh

Viêm đau khớp cổ tay sau sinh có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

Viêm đau khớp cổ tay sau sinh
Viêm đau khớp cổ tay sau sinh thường do những cử động lặp đi lặp lại
  • Thay đổi hormone: Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi hormone. Sự biến động này có thể gây ra viêm khớp và đau nhức.
  • Cử động lặp đi lặp lại: Các hoạt động cần thiết khi chăm sóc trẻ nhỏ như đẩy xe đẩy, nắm và cầm bé có thể tạo áp lực lên cổ tay và gây ra viêm đau khớp.
  • Stress và thiếu ngủ: Mất ngủ và căng thẳng sau sinh có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp và đau cổ tay.
  • Nhiễm trùng: Các vết thương hoặc tổn thương nhỏ trong quá trình sinh đẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm đau khớp.
  • Sử dụng thiết bị và cử động không đúng: Việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ hoặc cử động không đúng cách có thể tạo áp lực không cần thiết lên cổ tay và gây ra viêm đau khớp.
  • Yếu tố di truyền: Một số phụ nữ có yếu tố di truyền về các vấn đề về khớp, như viêm khớp dạng thấp, có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh.
  • Các vấn đề về cổ tay: Có thể có các vấn đề cấu trúc hoặc chấn thương trước đó ở cổ tay, và việc mang thai và sinh con có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp.

Dấu hiệu nhận biết viêm đau khớp cổ tay sau sinh

Viêm đau khớp cổ tay sau sinh có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Đau và sưng, đặc biệt sau khi thực hiện các hoạt động liên quan đến cổ tay hoặc sau một thời gian dài không nghỉ ngơi
  • Cảm giác đau và không thoải mái khi sờ và vận động
  • Giảm khả năng vận động
  • Cổ tay có thể cảm thấy ấm hơn so với phần còn lại của cơ thể do viêm nhiễm.
  • Bị hạn chế trong hoạt động hàng ngày như cầm và nắm, đặc biệt là trong việc chăm sóc trẻ nhỏ sau sinh.
  • Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng do cơn đau ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ và sự thoải mái.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của viêm đau khớp cổ tay sau sinh, quan trọng là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được khám và điều trị kịp thời. Điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của vấn đề và giảm đau và khó chịu.

Cách chữa trị đau khớp cổ tay sau sinh

Để khắc phục tình trạng viêm khớp cổ tay sau sinh, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

Dùng mẹo dân gian

Sử dụng các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian là một trong những cách cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị đau khớp cổ tay. Với những nguyên liệu từ thiên nhiên, những bài thuốc này không những dễ thực hiện mà còn an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên các mẹo chỉ có tác dụng đối với những cơn đau nhẹ và vừa xuất hiện.

Thường xuyên xoa bóp với rượu gừng giúp giảm nhanh cơn đau
Thường xuyên xoa bóp với rượu gừng giúp giảm nhanh cơn đau
  • Mẹo chữa từ gừng: Rửa sạch gừng, đập dập rồi ngâm với rượu trắng từ 1-2 ngày. Lấy dung dịch rượu này xoa bóp lên cổ tay trước khi ngủ sẽ làm giảm cơn đau khớp đi đáng kể.
  • Mật ong và bột quế: Mật ong và quế là bài thuốc được áp dụng rộng rãi đối với những cơn đau nhức xương khớp cấp tính và mãn tính. Chỉ cần hòa mật ong và bột quế theo tỷ lệ 2:1 với nước ấm rồi uống đều đặn mỗi ngày. Bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả bất ngờ mà bài thuốc này mang lại.
  • Kết hợp lá lốt và ngải cứu: Lá lốt và ngải cứu là hai thảo dược thường dùng trong các bài thuốc Đông Y trị bệnh xương khớp. Chúng có tính kháng viêm, giúp giảm các cơn đau, làm dịu các mô khớp sưng phồng,… Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng lá ngải cứu và lá lốt đem chưng với giấm trong 1 bát nhỏ. Rồi dùng hỗn hợp này đắp lên cổ tay bị đau sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng.

XEM THÊM: Hướng Dẫn Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Khớp Cổ Tay Hiệu Quả

Dùng thuốc Tây Y

Việc sử dụng thuốc cần được bác sĩ kê đơn và tư vấn cặn kẽ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Một số các chủng loại thuốc điều trị chứng viêm đau cổ tay sau sinh là:

  • Thuốc giảm đau: Đối với những cơn đau cổ tay thông thường, các mẹ có thể dùng thuốc paracetamol để giảm đau. Ngoài ra, một loại giảm đau khác cũng được dùng đối với những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp là Tramadol, Codein, Oxycontin…
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Dùng để trị viêm và đau mức độ vừa và nặng. Nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ nên cần thận trọng khi dùng.
  • Corticoid: Đây là loại thuốc thường được bác sĩ kê toa với tác dụng kháng viêm mạnh. Thuốc dùng cho bệnh nhân mắc chứng bệnh đau khớp cổ tay mãn tính và cơn đau nặng.
  • Các thuốc hỗ trợ điều trị: Trong quá trình điều trị đau khớp cổ tay, các mẹ sau sinh còn có thể được kê đơn bổ sung một số loại thuốc như glucosamin sulfat, chondroitin sulfat,… Những loại thuốc này làm chậm quá trình tổn thương khớp cổ tay.

Dùng thuốc Đông Y

Trái ngược với thuốc Tây Y, sử dụng thuốc Đông Y không điều trị các cơn đau một cách nhanh chóng mà sẽ điều trị tận sâu bên trong nguyên nhân gây bệnh. Không những chữa khỏi mà còn phòng ngừa bệnh tái phát. Đặc biệt, với các thành phần bổ dưỡng, thuốc sẽ giúp xương cốt của các mẹ sau sinh thêm chắc khỏe hơn.

Bài thuốc Đông Y thường là sự kết hợp giữa nhiều dược liệu với nhau làm tăng khả năng chữa bệnh, giảm đau, tăng tuần hoàn máu, chống sưng viêm tại các khớp cổ tay. Đồng thời làm cho các khớp xương ngày càng khỏe mạnh và rắn chắc.

Một số bài thuốc Đông Y phổ biến trong việc điều trị đau khớp cổ tay là:

  • Bài thuốc xoa bóp: Huyết đằng, tế tân, bạch chỉ, nhục quế, trần bì, xuyên khung, thiên niên kiện, hoa hồi, thạch xương bồ. Ngâm tất cả các nguyên liệu trong rượu nguyên chất rồi sử dụng rượu này để xoa bóp mỗi ngày.
  • Bài thuốc đắp: Ngải cứu rửa sạch, sao vàng với muối rồi bọc vào một khăn vải sạch. Sao đó chườm vào cổ tay bị đau.
  • Bài thuốc uống: Hy thiêm,ngũ gia bì, đương quy, rễ cây gấc, rễ cúc tần, lá tre, cam thảo, huyết đằng, bồ công anh, nam tục đoạn, cẩu tích, ngải diệp, lá lốt, trần bì, trinh nữ. Sắc chung với 1 lít nước đến khi còn 1 bát thì uống.
Thuốc Đông Y sẽ đảm bảo an toàn hơn cho mẹ và bé
Thuốc Đông Y sẽ đảm bảo an toàn hơn cho mẹ và bé

Cách phòng ngừa đau khớp cổ tay cho phụ nữ sau sinh

Đau khớp cổ tay sau sinh là tình trạng thường gặp. Để phòng ngừa, chị em cần thực hiện những điều sau:

  • Cố gắng hạn chế các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp cổ tay hoặc vận động mạnh như bê vác nặng, bế con quá lâu…
  • Khi bế con không nên dồn sức quá nhiều vào cổ tay vì có thể khiến cơn đau thêm nghiêm trọng.
  • Với những mẹ có công việc cần vận động khớp cổ tay nhiều, làm việc văn phòng, đánh máy thường xuyên… hãy chú ý thư giãn, không nên ngồi làm việc liên tục quá lâu. Nên sử dụng các cách thức thư giãn khớp cổ tay hiệu quả như vẩy cổ tay, vươn cổ tay, xoay khớp để cổ tay mềm dẻo, linh hoạt. Sau khi đánh máy cứ khoảng 10-20 phút lại vận động các khớp cổ tay một lần để giảm thiểu tình trạng đau.
  • Tránh những sai lầm phổ biến khiến tình trạng đau khớp cổ tay trở nên nặng nề hơn như việc dùng băng cổ tay. Bởi, khi băng cổ tay, vùng cổ tay bị thít chặt, khiến máu khó lưu thông đến các cơ, xương khớp, cổ tay khó chịu, cơn đau tăng nặng hơn.
  • Người mẹ sau sinh cũng nên chia sẻ công việc chăm con với người thân.
  • Chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D và các vitamin nhóm B, giúp hạn chế tình trạng loãng xương, cơ thể khỏe mạnh, giảm đau khớp cổ tay.
  • Thực hiện xoa bóp, ngâm tay mỗi ngày trước khi ngủ vừa giúp các mẹ ngủ ngon, lại còn ngăn chặn được tình trạng đau khớp cổ tay.
  • Tăng cường thể dục thể thao, thực hiện các bài tập vận động cổ tay đều đặn nhẹ nhàng.

Trên đây là những thông tin quan trọng, thông tin hữu ích về căn bệnh đau khớp cổ tay sau sinh mà mọi người cần nắm được. Hãy tham khảo ngay để có thể đưa ra biện pháp ngăn ngừa, điều trị được hiệu quả nhất nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger