Đau Vai Gáy Mất Ngủ: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Chữa Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau vai gáy mất ngủ thường do ngủ sai tư thế, tuổi tác, các bệnh lý xương khớp. Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và dẫn đến mệt mỏi kéo dài.

Đau vai gáy mất ngủ
Đau vai gáy mất ngủ do nhiều nguyên nhân, đau có thể âm ỉ và tự khỏi hoặc đau kéo dài cần điều trị

Thế nào là đau vai gáy mất ngủ?

Đau vai gáy mất ngủ là tình trạng đau vai gáy vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cơn đau khiến người bệnh khó ngủ, trằn trọc, thường xuyên tỉnh giấc, mệt mỏi và mất tập trung vào buổi sáng hôm sau.

Cơn đau xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý xương khớp hoặc ngủ không đúng tư thế. Mặc dù gây khó chịu và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ nhưng đau có thể được khắc phục nhanh bằng nhiều biện pháp.

Nguyên nhân gây đau vai gáy mất ngủ

Đau vai gáy mất ngủ có thể do những nguyên nhân sau:

1. Ngủ sai tư thế

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến một người bị đau vai gáy vào ban đêm và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngủ sai tư thế tạo áp lực khiến các cơ bị kéo căng quá mức, gây ra cảm giác đau mỏi vào buổi sáng hôm sau. 

Cơn đau thường kéo dài và nghiêm trọng hơn vào buổi tối, khiến người bệnh khó chịu và không thể sâu giấc. Những trường hợp nặng có thể bị mất ngủ hoàn toàn, gây mệt mỏi và giảm tập trung.

Ngủ sai tư thế
Ngủ sai tư thế là nguyên nhân phổ biến gây đau vai gáy mất ngủ, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe

2. Bệnh lý xương khớp

Một số bệnh xương khớp có thể gây đau vai gáy mất ngủ gồm:

Đối với trường hợp này, cơn đau có thể âm ỉ hoặc nghiêm trọng, đau thường lan rộng từ vai gáy xuống cánh tay kèm theo cảm giác mỏi và tê bì. Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, mang vác vật nặng. Đau nhức nhiều trong khi ngủ khiến người bệnh trằn trọc, không thể ngủ được.

3. Tuổi tác

Cơ thể lão hóa theo tuổi tác. Điều này làm giảm sự dẻo dai của các cơ và dây dằng, giảm tính ổn định của các cơ quan và tăng nguy cơ loãng xương. Chính vì vậy mà đau vai gáy mất ngủ thường gặp ở những người trung niên và người già.

4. Thói quen sinh hoạt kém khoa học

Một số tư thế xấu và thói quen sinh hoạt kém khoa học có thể gây đau vai gáy mất ngủ. Điều này thường gặp ở những người trẻ. 

  • Nằm xem tivi
  • Đứng hoặc ngồi sai tư thế, lưng cong, đầu cúi xuống hoặc đưa ra trước quá mức
  • Ngồi làm việc quá lâu
  • Cúi cổ lâu khi xem điện thoại hoặc làm việc
  • Ngủ tựa đầu vào ghế
  • Ngủ kê gối quá cao
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng quá thấp hoặc nằm/ ngồi trước quạt vào ban đêm
  • Tắm nước lạnh hoặc dằm mưa có thể kích thích một cơn đau vai gáy vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

5. Chấn thương

Đau vai gáy mất ngủ thường gặp ở những người bị chấn thương. Điều này chủ yếu xảy ra ở những người chơi thể thao, bị tai nạn xe cộ, lao động nặng hoặc có lực tác động từ bên ngoài.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng, cơn đau có thể âm ỉ và tự giảm hoặc đau nhức khó chịu kéo dài, gây khó ngủ và mất ngủ trong nhiều ngày.

Chấn thương
Chấn thương khi làm việc hoặc chơi thể thao có thể gây đau vai gáy và ảnh hưởng đến giấc ngủ

Đau vai gáy mất ngủ có thể bắt đầu từ những chấn thương dưới đây:

  • Căng cơ cổ
  • Giãn dây chằng vai
  • Bong gân
  • Chấn thương, bầm tím mô mềm
  • Gãy xương hoặc rạn xương
  • Giãn/ đứt chớp xoay khớp vai

6. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân dưới đây cũng có thể làm khởi phát cơn đau và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ:

  • Thừa cân béo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Thường xuyên mang vác vật nặng
  • Làm việc trong môi trường ẩm thấp hoặc quá lạnh.

Nhận biết đau vai gáy mất ngủ

Triệu chứng lâm sàng của bệnh đau vai gáy mất ngủ khá đa dạng. Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng nhận biết thông qua những triệu chứng sau:

  • Đau mỏi ở vùng cổ gáy
  • Cơn đau có thể nhẹ, âm ỉ, kéo dài từ 1 – 2 ngày và tự giảm. Hoặc cơn đau nghiêm trọng, kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng theo thời gian (thường do nguyên nhân bệnh lý)
  • Có cảm giác cứng và khó cử động cổ
  • Đau có thể khởi phát tự nhiên sau khi ngủ dậy
  • Đau từ vùng cổ vai gáy lan rộng lên vùng chẩm và xuống cánh tay. Mức độ đau thường tăng liên khi gập cổ hoặc xoay đầu. Ngoài ra người bệnh còn bị rối loạn vận động, đau kèm theo cảm giác tê bì (thường do bệnh xương khớp gây tổn thương rễ thần kinh)
  • Đau tăng khi nhiễm lạnh, thay đổi tư thế đột ngột
  • Người bệnh khó chịu, trằn trọc, khó chìm vào giấc ngủ
  • Ngủ không ngon giấc, thường xuyên giật mình vì cơn đau
  • Những trường hợp nặng có thể bị mất ngủ hoàn toàn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, triệu chứng đau vai gáy mất ngủ có thể khác nhau ở mỗi người. Cần liên hệ với bác sĩ để có những phương pháp chữa trị thích hợp.

Đau vai gáy mất ngủ có nguy hiểm không?

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Về cơ bản, cơn đau ảnh hưởng giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và thiếu tập trung vào ban ngày. Ngoài ra thiếu ngủ và mất ngủ lâu ngày còn gây ra nhiều vấn đề sau:

  • Suy giảm trí nhớ
  • Mệt mỏi kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc
  • Suy giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ phát triển nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng
  • Thay đổi tâm trạng, thường xuyên cáu gắt, khó chịu, bứt rứt
  • Tăng nguy cơ rối loạn tâm thần và trầm cảm
  • Mất ngủ rụng tóc
  • Tăng nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, huyết áp…
  • Ảnh hưởng đến mái tóc
Đau vai gáy mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu
Đau vai gáy mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giảm tập trung, ảnh hưởng sức khỏe

Về vấn đề xương khớp, đau vai gáy mất ngủ kéo dài không được điều trị làm tăng mức độ đau đớn. Đồng thời gây ra nhiều vấn đề sau:

  • Hạn chế khả năng vận động
  • Đau nhức thần kinh ở cổ
  • Tổn thương đám rối thần kinh ở cánh tay
  • Thiếu máu não
  • Chèn ép tủy sống vùng cổ
  • Rối loạn tiền đình.

Áp dụng những phương pháp thích hợp có thể giúp khắc phục tình trạng chỉ sau 6 – 12 tuần. Do đó người bệnh cần sớm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chẩn đoán đau vai gáy mất ngủ

Đau vai gáy mất ngủ được chẩn đoán dựa trên kết quả kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh (cận lâm sàng). Trong lần khám đầu tiên, người bệnh được hỏi về tiền sử chấn thương, bệnh lý, thời gian khởi phát và các triệu chứng lâm sàng (đặc điểm đau, các triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ).

Sau đánh giá sơ bộ, người bệnh được yêu cầu cận lâm sàng xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số xét nghiệm hình ảnh dưới đây có thể được chỉ định:

  • Chụp X-quang thường quy
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Xạ hình xương
  • Điện cơ kiểm tra những tổn thương liên quan đến thần kinh

Dựa trên kết quả chẩn đoán, những phương pháp thích hợp sẽ được chỉ định.

Điều trị đau vai gáy mất ngủ

Đau vai gáy mất ngủ thường nhẹ, không do nguyên nhân bệnh lý. Do đó một số biện pháp giảm đau tại nhà có thể khắc phục. Đối với những trường hợp nặng hơn, cần sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc áp dụng những biện pháp khác theo chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là những biện pháp được áp dụng trong điều trị đau vai gáy mất ngủ:

1. Biện pháp điều trị tại nhà

Những biện pháp dưới đây có thể giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bao gồm:

  • Chườm ấm

Nhiệt độ cao giúp thư giãn các cơ và dây chằng, tăng lưu thông máu và xoa dịu cảm giác đau nhức. Ngoài ra biện pháp chườm ấm còn giúp giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện phạm vi vận động.

Khi thực hiện, dùng túi chườm ấm hoặc chai nước ấm có nhiệt độ thích hợp, đặt lên ở vùng cổ vai gáy. Sau đó thư giãn trong 20 phút. Áp dụng vài lần trong ngày và trước khi đi ngủ để tăng hiệu quả điều trị đau vai gáy mất ngủ.

Chườm ấm
Chườm ấm giúp thư giãn xương khớp và dây chằng, giảm đau và cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Nghỉ ngơi

Tránh mang vác vật nặng hoặc làm việc gắng sức. Nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn để giảm bớt căng thẳng, tạo điều kiện cho quá trình phục hồi và làm dịu cơn đau.

  • Thư giãn trước khi đi ngủ

Tắm nước ấm hoặc xoa bóp nhẹ nhàng trước khi đi ngủ có thể cải thiện tâm trạng, thư giãn cơ thể và xoa dịu cảm giác đau nhức. Ngoài ra tắm nước ấm và xoa bóp còn giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng thẳng thần kinh, giúp người bệnh thoải mái và dễ ngủ hơn.

  • Dùng thảo dược

Dùng máy khuếch tán tinh dầu hoặc chườm ấm với thảo được có thể giảm đau vai gáy mất ngủ. Hương thơm từ tinh dầu (tinh dầu bạc hà, oải hương, cam – chanh…) giúp thư giãn cơ thể, tạo cảm giác dễ chịu, người bệnh sớm chìm vào giấc ngủ sâu.

Nếu đau nhức khó chịu, hãy thử chườm đắp với một số loại thảo dược có tính ấm, chẳng hạn như lá lốt và ngải cứu. Những loại thảo dược này có tác dụng kích thích lưu thông máu, làm dịu cơn đau, tăng phạm vi vận động và cảm giác thải mái cho người bệnh.

Khi sử dụng, sao nóng một nắm lá lốt hoặc ngải cứu, sau đó bọc gọn trong túi vải và chườm đắp lên vị trí bị đau. Chú ý đến nhiệt độ để tránh gây bỏng da.

  • Dùng gối kê đầu thích hợp

Nếu đau vai gáy mất ngủ do tư thế xấu, hãy sử dụng gối chỉnh hình hoặc một loại gối kê đầu thích hợp. Gối kê đầu cần có độ cao thích hợp, có khả năng nâng đỡ vùng đầu cổ và tạo cảm giác thoải mái. Điều này mang đến cảm giác dễ chịu, cải thiện chất lượng giấc ngủ và xoa dịu cơn đau.

Dùng gối kê đầu thích hợp
Dùng gối kê đầu thích hợp giúp hạn chế cơn đau, mang đến cảm giác dễ chịu và tăng chất lượng giấc ngủ
  • Thực hiện tư thế đúng

Thực hiện tư thế đúng là chìa khóa để kiểm soát cơn đau vai gáy của bạn vào ban đêm, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Dưới đây là những cách điều chỉnh thích hợp:

    • Giữ thẳng lưng và mắt nhìn về phía trước khi làm việc với màn hình máy tính. Tránh cúi cổ quá mức và nghiêng người ra trước.
    • Tránh nằm nghiêng sang vai đau khi ngủ. Điều này có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn.
    • Nên nằm nghiêng bên vai lành nhưng cần chú ý đến tư thế. Bởi ngay cả khi nằm nghiêng bên vai lành, vai ảnh hưởng cũng có thể đổ về phía sau hoặc phía trước. Từ đó làm kích hoạt cơn đau.
    • Nên ngủ với tư thế nằm ngửa khi bị đau vai làm ảnh hưởng giấc ngủ. Điều này giúp cân bằng lực tác động lên cả hai vai. Từ đó ngăn áp lực, hạn chế cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Thuốc

Đau vai gáy mất ngủ thường được yêu cầu dùng thuốc để điều trị. Khi cơn đau được kiểm soát, người bệnh có thể trở lại giấc ngủ bình thường.

Một số loại thuốc thường được chỉ định:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn

Paracetamol hoặc Acetaminophen thường được dùng trong điều trị đau vai gáy mất ngủ. Thuốc này có tác dụng giảm nhanh những cơn đau nhẹ và vừa. Hầu hết trường hợp đều có đáp ứng tốt.

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Ibuprofen, Naproxen hoặc một loại NSAID khác sẽ được chỉ định trong điều trị đau vai gáy mất ngủ. Thuốc này có tác dụng giảm đau và kháng viêm, phù hợp với những cơn đau vừa và đau do các tình trạng viêm. 

So với Paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid có dược tính mạnh hơn nhưng dễ gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa. Do đó nhóm thuốc này nên được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc giảm đau thần kinh

 Nhóm Thuốc giảm đau thần kinh thường được chỉ định cho những người đau vai gáy mất ngủ do kích thích hoặc chèn ép rễ thần kinh. Thuốc có tác dụng xoa dịu cảm giác đau đớn. Một số loại thường được sử dụng gồm Pregabalin và Gabapentin.

  • Thuốc giảm đau nhóm opioid

Đây là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, được dùng cho những cơn đau nặng, không có đáp ứng với những loại thuốc giảm đau khác. Thuốc mang đến hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên việc dùng liều cao hoặc lâu dài có thể gây tình trạng lệ thuộc thuốc hoặc nghiện.

  • Thuốc giãn cơ

Nếu đau vai gáy mất ngủ do căng cơ hoặc kèm theo căng cứng cơ, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc giãn cơ. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và thư giãn cơ.

Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ được chỉ định cho người bị đau vai gáy mất ngủ do căng cơ
  • Thuốc chống trầm cảm

Một số trường hợp đau vai gáy mất ngủ được yêu cầu sử dụng thuốc chống trầm cảm. Thuốc này phù hợp với những người bị đau nhức kéo dài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây căng thẳng thần kinh.

Thuốc chống trầm cảm có tác dụng kiểm soát căng thẳng, giảm đau, an thần và cải thiện chất lượng chất ngủ. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ được dùng khi cần và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

XEM THÊM: 11 Thuốc Trị Mất Ngủ Cho Người Già Hiệu Quả, Thường Kê Đơn

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp giảm đau vai gáy mất ngủ hiệu quả. Trong quá trình điều trị, người bệnh chủ yếu được hướng dẫn những bài tập thích hợp. Vận động trị liệu giúp tăng lưu thông máu, cải thiện tầm vận động, giảm đau, thư giãn cơ và xương khớp.

Ngoài ra vận động trị liệu còn giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, một số liệu pháp khác cũng có thể được chỉ định, bao gồm:

ĐỌC NGAY: Mách Bạn 6 Cách Massage Cho Trẻ Sơ Sinh Dễ Ngủ, Ngủ Sâu Giấc

4. Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật thường không cần thiết. Phương pháp này chỉ được chỉ định khi điều trị bảo tồn thất bại, có dây thần kinh bị chèn ép, thoát vị đĩa đệm… gây đau vai gáy mất ngủ nghiêm trọng và kéo dài. 

Phòng ngừa đau vai gáy mất ngủ

Đau vai gáy mất ngủ được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp đơn giãn, bao gồm:

Tập thể dục phòng ngừa đau vai gáy mất ngủ
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tâm trạng, tăng độ dẻo dai và phòng ngừa đau vai gáy mất ngủ
  • Thực hiện tư thế đúng khi ngủ và sinh hoạt, tránh cúi cổ quá mức.
  • Tránh mang vác vật nặng, không làm việc gắn sức.
  • Dành nhiều thời gian tập thể dục hoặc chơi thể thao (khoảng 60 phút/ ngày). Không quên những bài tập cho cổ.
  • Thăm khám và sớm điều trị những bệnh lý có khả năng gây đau vai gáy mất ngủ.
  • Tránh ngồi làm việc quá lâu. Thường xuyên thư giãn, vận động nhẹ nhàng ở vùng cổ sẽ tránh được những cơn đau.
  • Không nên tắm khuya và tắm với nước lạnh.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá vì nó có thể làm tăng tốc độ lão hóa xương khớp và gây đau.
  • Lựa chọn gối kê đầu phù hợp để tránh phát sinh cơn đau. Ngoài ra nên giữ môi trường ngủ sạch sẽ và thoải mái. Điều này giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Khởi động kỹ và thận trọng khi chơi thể thao để tránh chấn thương ở vùng cổ.
  • Tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, A, B, chất chống oxy hóa từ những loại thực phẩm lành mạnh (rau củ quả, trái cây, cá, các loại hạt, đậu…). Điều này giúp duy trì sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ đau vai gáy gây khó ngủ.

Nhìn chung đau vai gáy mất ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân, có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Phần lớn trường hợp có thể tự giảm sau vài ngày. Tuy nhiên đau vai gáy do bệnh lý có thể nghiêm trọng, gây mất ngủ kéo dài. Vì vậy người bệnh nên khám sớm khi cần thiết.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger