Thận Yếu Đi Tiểu Nhiều: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thận yếu Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thận yếu đi tiểu nhiều do khả năng hấp thụ nước của thận bị suy giảm, lượng nước thải tăng lên khiến người bệnh cảm thấy muốn đi tiểu và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Để giảm triệu chứng, chứng thận yếu cần được kiểm soát theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Thận yếu đi tiểu nhiều
Tìm hiểu nguyên nhân khiến thận yếu đi tiểu nhiều, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân khiến thận yếu đi tiểu nhiều

Thận yếu đi tiểu nhiều lần là một tình trạng thường gặp, do những nguyên nhân sau:

  • Giảm quá trình hấp thu nước: Khi chức năng thận suy yếu, quá trình hấp thu nước suy giảm, dẫn truyền tín hiệu đến não thông qua các dây thần kinh xung quanh. Điều này khiến bạn thường xuyên muốn đi tiểu và tiểu nhiều hơn, nhất là vào ban đêm. 
  • Bộ lọc của thận bị hỏng: Khi bộ lọc của thận bị hư hỏng, nó sẽ gây ra cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Giảm khả năng tái hấp thu nước: Thận yếu đi tiểu nhiều chủ yếu do cơ quan này bị suy giảm khả năng tái hấp thu nước. Ở những người có thận khỏe mạnh, khoảng 99% nước tiểu được giữ lại. Khi thận yếu, lượng nước thải tăng cao và vượt khỏi mức bình thường. Điều này khiến người bệnh thường xuyên muốn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.
Suy giảm khả năng tái hấp thu nước
Thận yếu đi tiểu nhiều do suy giảm chức năng bài tiết và khả năng tái hấp thu nước của thận

Nguyên nhân gây thận yếu gồm:

  • Lão hóa: Quá trình lão hóa theo thời gian khiến các cơ quan (bao gồm cả thận) bị suy giảm chức năng theo thời gian.
  • Lối sống sinh hoạt kém lành mạnh: Thường xuyên nhịn tiểu, ít uống nước… khiến độc tố không được đào thải hoàn toàn và có xu hướng tích tụ ở thận. Từ đó gây ra những tổn thương cho cơ quan này. Ngoài ra việc lười vận động có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khiến các cơ quan lão hóa nhanh hơn; nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu bia đều làm tăng áp lực và gây độc cho thận.
  • Lạm dụng thuốc: Lạm dụng thuốc tây làm tăng nguy cơ gây độc cho thận. Đồng thời khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ những chất thải.
  • Bệnh lý: Những bệnh lý ở thận (như sỏi thận), bênh tiểu đường, cao huyết áp… đều là những nguyên nhân khiến thận suy yếu.
  • Thừa cân béo phì: Sự tích tụ của mỡ ngăn cản quá trình lưu thông máu đến thận. Điều này khiến thận không được nuôi dưỡng và phát sinh bệnh lý.

Dấu hiệu nhận biết thận yếu đi tiểu nhiều

Để nhận biết thận yếu đi tiểu nhiều, người bệnh cũng có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:

  • Tiểu nhiều hơn bình thường: Đi tiểu nhiều hơn 2 lần/ đêm, 8 lần/ ngày.
  • Nước tiểu màu vàng đậm, nổi bọt: Nước tiểu nổi bọt do có protein trong nước tiểu. Bọt trong nước tiểu tương tự như bọt nhìn thấy khi đánh trứng.
  • Tiểu máu: Xảy ra khi thận yếu nghiêm trọng hoặc kèm theo nhiễm trùng. Thận khỏe mạnh thường giữ lại những tế bào máu khi lọc những chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Khi bị thận yếu, những bộ lọc của thận bị hỏng dẫn đến sự rò rỉ của những tế bào máu ra nước tiểu.
  • Ngủ không ngon giấc, khó ngủ: Điều này thường liên quan đến cảm giác buồn tiểu và tiểu nhiều lần làm gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra khi thận lọc không đúng cách và đầy đủ, chất độc ở lại trong máu và khiến cho bạn khó ngủ. Một số trường hợp liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do suy thận.

Bên cạnh đi tiểu nhiều lần, thận yếu còn gây ra nhiều triệu chứng sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi, khó tập trung và có ít năng lượng
  • Thường xuyên có cảm giác ớn lạnh
  • Da khô và ngứa
  • Xuất hiện bọng mắt dai dẳng quanh mắt
  • Ăn không ngon miệng
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Tóc gãy rụng thường là dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ.

Thận yếu đi tiểu nhiều có nguy hiểm không?

Buồn tiểu và tiểu nhiều lần do thận yếu không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ, thường xuyên mất ngủ hoặc khó ngủ. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi suy nhược, kém tập trung, phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm
  • Sỏi đường niệu
  • Sỏi thận
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và suy thận mạn tính.
Thận yếu đi tiểu nhiều khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ
Thận yếu đi tiểu nhiều khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ, cơ thể mệt mỏi suy nhược

Chẩn đoán thận yếu đi tiểu nhiều

Trong lần đầu thăm khám, người bệnh được hỏi tầng suất đi tiểu và những biểu hiện đi kèm. Để xác định bệnh lý ở thận, người bệnh được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Kiểm tra nước tiểu: Một lượng nhỏ nước tiểu sẽ được thu thập và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Trong trường hợp thận yếu, người bệnh sẽ có những chỉ số sau:
    • Nồng độ đạm niệu trong 24 tiếng: Chỉ số protein niệu > 0.3g/l/24h.
    • Tỷ trọng nước tiểu: Giảm tỷ trọng nước tiểu so với mức 1.01 – 1.020.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là cách kiểm tra thận yếu có độ chính xác cao. Xét nghiệm này có khả năng phát hiện những chỉ số bất thường. Từ đó xác định sự suy giảm chức năng của thận. Cụ thể:
    • Chỉ số ure máu
    • Chỉ số Creatinin huyết thanh
    • Chỉ số acid uric
    • Độ lọc cầu thận (GRF)
    • Điện giải đồ
    • Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
  • Xét nghiệm hình ảnh: Đôi khi xạ hình thận, chụp CT, siêu âm bụng cũng được chỉ định để kiểm tra những bất thường trên cấu trúc thận. 
  • Sinh thiết thận: Một mẫu mô nhỏ sẽ được lấy ra từ thận của bệnh nhân và đưa vào phòng thí nghiệm. Kỹ thuật này có thể giúp xác định tổn thương của thận và xác định những bệnh lý nguy hiểm.

Phương pháp điều trị thận yếu đi tiểu nhiều

Để khắc phục chứng thận yếu đi tiểu nhiều, người bệnh cần tích cực điều trị suy thận theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra nên thay đổi thói quen và lối sống để giảm bớt tình trạng này.

1. Xây dựng lối sống và thói quen lành mạnh

Cần thay đổi một số thói quen và chăm sóc thận. Khi chức năng thận được ổn định, cơ thể của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và ngăn ngừa một số triệu chứng.

  • Tránh uống nước vào ban đêm

Nên uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5 – 2 lít nước tùy theo chức năng của thận và thời gian vận động. Điều này giúp hỗ trơ thận đào thải độc tố tốt hơn và thanh lọc cơ thể. Không nên uống nhiều nước để tránh đi tiểu nhiều lần và gây mệt mỏi. Đặc biệt, cần tránh uống nước vào ban đêm.

  • Thường xuyên luyện tập tập thể dục

Vận động nhiều không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ giải phóng nước và chất thải qua quá trình bài tiết mồ hôi. Điều này giúp bạn giảm bớt tần suất đi tiểu.

Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục đều đặn giúp giải phóng nước và chất thải qua quá trình bài tiết mồ hôi, duy trì sức khỏe
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Bệnh nhân bị thận yếu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho thận có thể giúp cho thận hoạt động tốt hơn, làm chậm quá trình tổn thương và kiểm soát bệnh lý.

Người bệnh nên thường xuyên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, axit béo omega-3, vitamin và các chất chống oxy hóa. Chẳng hạn như các loại trái cây, củ và rau xanh. Chúng giúp tăng khả năng chữa lành tổn thương, kháng viêm. Đồng thời bảo vệ sức khỏe tổng thể, giảm các vấn đề về thận.

Ngoài ra bổ sung protein lượng vừa đủ, canxi, vitamin D… từ thịt nạc, tôm, nấm, rau xanh, trứng… giúp chống mệt mỏi, duy trì sức khỏe tổng thể và các hoạt động.

Khẩu phần ăn hàng ngày cần cắt giảm lượng muối, đường; tránh ăn nhiều kali, phốt pho, dầu mỡ và chất béo kém lành mạnh.

ĐỌC THÊM: Thận Yếu Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tốt Cho Sức Khoẻ?

2. Dùng thuốc

Hầu hết bệnh nhân bị thận yếu được yêu cầu dùng thuốc để điều trị. Khi thận khỏe mạnh và không chịu nhiều áp lực, tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày có thể được hạn chế.

Dưới đây là các thuốc trị thận yếu thường được sử dụng:

Thuốc điều trị cao huyết áp
Thuốc điều trị cao huyết áp được sử dụng để ổn định huyết áp, bảo vệ thận và tim
  • Thuốc điều trị cao huyết áp: Như thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II, thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn beta… Tác dụng giảm sức cản ngoại vi, giãn mạch, ổn định huyết áp, bảo vệ thận và tim. 
  • Thuốc lợi tiểu: Tác dụng làm tăng quá trình đào thải độc tố qua nước tiểu, giảm phù nề và ứ nước.
  • Thuốc kiểm soát kali trong máu: Nhóm thuốc này có tác dụng hỗ trợ thận đào thải kali đúng cách. Từ đó ngăn sự tích tụ kali, giảm áp lực lên thận.
  • Thuốc cân bằng axit uric: Khi thận yếu đi, axit uric không được lọc đầy đủ dẫn đến tình trạng dư thừa và tích tụ. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Để phòng ngừa, người bệnh được yêu cầu sử dụng thuốc cân bằng axit uric. Thuốc có tác dụng làm giảm sự sản sinh axit uric và tăng đào thải axit uric qua nước tiểu.
  • Thuốc chống thiếu máu: Erythropoietin, viên uống chứa sắt… được chỉ định để ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do thận yếu.
  • Một số loại thuốc khác:
    • Thuốc chống rối loạn canxi và phospho, bổ sung canxi bảo vệ xương
    • Thuốc điều trị cholesterol cao
    • Corticoid cho những trường hợp có thận yếu tiến triển dẫn đến hội chứng thận hư
    • Thuốc điều trị nhiễm toan chuyển hóa
    • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

3. Thuốc nam trị thận yếu đi tiểu nhiều

Không ít thảo dược thiên nhiên có khả năng thanh nhiệt giải độc, bổ thận và hỗ trợ phục hồi chức năng. Nhờ đó việc sử dụng có thể giúp điều trị thận yếu đi tiểu nhiều và giảm nhẹ các triệu chứng.

  • Rau ngổ

Loại rau này có tính mát, mùi thơm, vị cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra rau ngổ còn có tác dụng điều trị thận hư, thận yếu đi tiểu nhiều lần; hỗ trợ phục hồi chức năng thận và giải độc cho cơ quan này.

Cách dùng: Rửa sạch, trộn rau ngố với muối tinh, sau đó giã nát. Đun hỗn hợp với 5 bát nước, lọc lấy nước để uống.

  • Râu ngô

Rau ngô có tính bình, vị ngọt, quy vào bàng quang và thận. Khi dùng giúp điều trị thận yếu, đái vàng rắt buốt, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sỏi trong gan, thận, mật và niệu quản. Ngoài ra loại thải dược này còn có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng thận, thanh nhiệt và giải độc. 

Cách dùng: Rửa sạch râu ngô tươi, đun với 500ml nước trong 15 phút, chắt lấy nước thuốc và uống hết trong ngày.

HỮU ÍCH: 12 Cách Chữa Thận Yếu Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả

Phòng ngừa thận yếu đi tiểu nhiều

Cách tốt nhất để phòng ngừa thận yếu đi tiểu nhiều là duy trì sức khỏe của thận. Dưới đây là những biện pháp cụ thể:

Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và duy trì chức năng thận
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 – 2,5 lít nước) để tăng đào thải độc tố.
  • Sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý có thể làm suy giảm chức năng thận.
  • Không hút thuốc lá, không uống rượu bia và dùng chất kích thích.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh trọng lượng dư thừa và béo phì.
  • Không nhịn tiểu.
  • Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục thể thao để duy trì quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp thận khỏe và các cơ quan hoạt động bình thường.
  • Không lạm dụng thuốc tây, không dùng thuốc kéo dài với liều cao, đặc biệt là những loại thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Ăn uống lành mạnh và cân bằng với đầy đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cơ thể. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, sử dụng đạm thực vật và bổ sung chất béo lành mạnh như omega-3. 
  • Tránh một chế độ ăn quá nhiều muối, đường, chất béo kém lành mạnh, dầu mỡ… để tránh tăng áp lực lên thận và khiến thận bị tổn thương.

Thận yếu đi tiểu nhiều không chỉ gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi suy nhược và nhiều vấn đề khác. Vì thế người bệnh cần sớm thăm khám, xét nghiệm và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger