Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị
Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em là bệnh lý hiếm khi xảy ra vì hệ xương khớp của trẻ nhỏ vừa hoàn thiện, khá khỏe mạnh. Nhưng những chấn thương va chạm mạnh và thói quen ngồi sai tư thế lâu ngày có thể gây bệnh.
Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp về tổn thương xương khớp, cột sống và xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Về bản chất, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy thoát khỏi lớp màng bao xơ, tích tụ quanh cột sống và chèn lên các rễ dây thần kinh.
Bệnh đặc trưng bởi những cơn đau nhức, căng cứng cơ khó chịu, khiến trẻ khó vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, trí tuệ và giảm khả năng tập trung.
Thậm chí, những trường hợp thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng còn gây ra các biến chứng rủi ro khó lường nếu không điều trị kịp thời, nặng nhất là khiến trẻ tàn phế, bại liệt suốt đời.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây tỷ lệ phát bệnh lại có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở những người trong độ tuổi lao động, còn trẻ 20 – 30 tuổi, thậm chí trẻ em dưới 18 tuổi.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị thoát vị đĩa đệm như:
- Mang vác cặp sách nặng: Thường xuyên mang cặp sách quá nặng khiến cho cột sống non nớt của trẻ bị ảnh hưởng, phát triển không bình thường, vừa làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm vừa ức chế sự phát triển chiều cao của con.
- Thói quen xấu: Trẻ lười vận động, ngồi học sai tư thế và có thói quen cúi đầu để sử dụng điện thoại di động trong hàng giờ liền. Điều này khiến các đốt sống bị chèn ép, tạo áp lực lên dây thần kinh, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Va chạm mạnh, chấn thương: Trẻ nhỏ thường hiếu động và nghịch ngợm nên rất dễ bị chấn thương trong lúc chơi đùa, chạy nhảy hoặc tai nạn giao thông. Dù nặng hay nhẹ cũng là những nguyên nhân khiến cột sống của trẻ bị tổn thương. Nếu không kịp thời chữa trị hoặc chữa không dứt điểm, chính tổn thương này sẽ phát triển dần thành thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.
- Thừa cân – béo phì: Theo thống kê, những đứa trẻ thừa cân béo phì quá mức thường có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh tật. Ngoài tim mạch, huyết áp, thoát vị đĩa đệm cũng là căn bệnh thường gặp ở trẻ béo phì. Do trọng lượng cơ thể quá mức tạo áp lực lớn cho cột sống trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương.
- Trẻ chơi thể thao cường độ cao: Chơi thể thao rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu tập luyện quá mức, dùng nhiều thể lực với cường độ mạnh để chơi bóng đá, bóng rổ, bơi lội… có thể khiến cột sống của trẻ bị tổn thương.
- Chế độ ăn uống kém khoa học: Hầu hết trẻ nhỏ đều có sở thích ăn các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn như gà rán, khoai tây chiên, hamburger, xúc xích, dăm bông… Cộng với thói quen lười ăn rau, trái cây, uống ít nước… khiến cơ thể trẻ thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết để phát triển ổn định xương khớp. Thiếu chất kéo dài, nhất là các chất như canxi, vitamin D khiến xương khớp trẻ chậm phát triển, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
- Dị tật bẩm sinh và di truyền: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, thoát vị đĩa đệm ở trẻ em dưới 18 tuổi có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh. Trong đó, những trẻ vừa chào đời đã có bất thường về cột sống như trượt đốt sống, gù vẹo cột sống, hẹp ống sống, gai cột sống… thường do cả bố lẫn mẹ đều có những tổn thương về cột sống.
XEM THÊM: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Di Truyền Không? Thông Tin Cho Bạn
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm ở trẻ nhỏ
Tương tự như người lớn, hầu hết trẻ bị thoát vị đĩa đệm đều trải qua 4 giai đoạn cơ bản, trong đó giai đoạn 1 & 2 thường không có quá nhiều biểu hiện, các dấu hiệu bệnh mờ nhạt, không rõ ràng, xuất hiện và biến mất nhanh chóng.
Nhưng càng về những giai đoạn cuối, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở trẻ ngày càng bộc phát nghiêm trọng, điển hình như:
- Đau nhức tại vị trí thoát vị đĩa đệm: Tùy theo dạng thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân có thể bị đau nhức, tê mỏi vùng cổ, vai gáy hoặc lưng và lan rộng đến nhiều vị trí khác. Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 – S1, cơn đau chạy dọc từ thắt lưng xuống chân (triệu chứng của đau thần kinh tọa). Đau tăng khi trẻ cử động mạnh, ho, hắt hơi…
- Giảm khả năng vận động: Cảm giác đau nhức, tê bì lúc dữ dội, lúc âm ỉ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc cử động, sinh hoạt. Chẳng hạn như khó mang vác, cầm nắm một vật nào đó hoặc đi thẳng hàng.
- Rối loạn cảm giác: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh gây mất cảm giác các chi, gây khó khăn trong việc cử động. Kèm theo rối loạn chức năng hệ bài tiết, gây mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện.
- Một số triệu chứng khác: Suy giảm chức năng tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa…
Những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị thoát vị đĩa đệm
Chứng thoát vị đĩa đệm ở trẻ không chỉ gây ra những cơn đau nhức đơn thuần và giảm chức năng vận động, sinh hoạt kém, mà nó còn là nguyên nhân phát sinh hàng loạt các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm. Có thể kể đến một số biến chứng thường gặp sau:
- Tổn thương hệ thần kinh gây ra những cơn đau dai dẳng, âm ỉ dữ dội trong trong thời gian dài, khiến trẻ không còn đủ sức khỏe, thể lực và tinh thần để học tập, vui chơi như bình thường.
- Rối loạn cơ tròn và gây rối loạn chức năng bài tiết, không thể kiểm soát việc đại tiểu tiện.
- Rối loạn cảm giác như không có cảm giác đau, nóng lạnh bất thường, tê bì tay chân…
- Teo cơ, liệt chi, tàn phế.
Các phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm cho trẻ
Dựa vào kết quả chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng, test chức năng vận động và xét nghiệm hình ảnh mà bác sĩ chuyên khoa xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ thoát vị đĩa đệm. Điển hình như các phương pháp sau đây:
1. Phác đồ điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được ưu tiên trong những trường hợp bùng phát cơn đau cấp tính, kèm theo các triệu chứng khác. Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc với liều dùng phù hợp.
Một số loại thuốc dùng được cho trẻ nhỏ như:
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc Paracetamol…;
- Thuốc giảm đau gây nghiện chứa codein hoặc oxycodone – acetaminophen (Percocet)…;
- Thuốc giãn cơ giảm tình trạng co thắt cột sống như Amitriptyline (Vanatrip, Elavil), Gabapentin (Neurotin), Duloxetine (Cymbalta), Tramadol (Ultram), Pregabalin (Lyrica)…;
- Nhóm thuốc bổ thần kinh, thường là các loại vitamin nhóm B như B1, B6, B12…;
Lưu ý:
- Bất kỳ loại thuốc Tây nào cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Do đó, bác sĩ thường kê đơn với liều dùng phù hợp để trị bệnh và ít gây tác dụng phụ nhất.
- Bố mẹ cần lưu ý cho con sử dụng thuốc đúng liều, tránh tự ý tăng giảm liều theo cảm tính để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Nếu sau 5 – 8 tuần dùng thuốc nhưng không có tác dụng, thậm chí bệnh ngày càng có xu hướng tăng nặng, hãy thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng thuốc hoặc áp dụng phương pháp khác phù hợp hơn.
2. Kết hợp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là nhóm các phương pháp, kỹ thuật, bài tập tác động tích cực đến cột sống bị tổn thương, giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng đĩa đệm. Đây là phương pháp không xâm lấn, ít rủi ro, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc giảm tác dụng phụ.
Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu phù hợp áp dụng với trẻ bị thoát vị đĩa đệm như:
- Nhiệt trị liệu gồm chườm lạnh, chườm nóng;
- Điện trị liệu như xung điện, sóng ngắn, sóng âm thâm, tia laser…;
- Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm cho trẻ, nhằm mục đích giảm thiểu áp lực lên hệ thống dây thần kinh;
- Massage lưng cho người thoát vị đĩa đệm;
- …
3. Chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm (nếu cần thiết)
Trong trường hợp trẻ bị thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng do các chấn thương, tai nạn va chạm mạnh ngoài ý muốn hoặc đã chữa trị bằng phác đồ nội khoa nhưng không hiệu quả, sẽ được cân nhắc và chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm.
Đối với trẻ nhỏ, ưu tiên phương pháp mổ nội soi thoát vị đĩa đệm để giảm thiểu rủi ro, biến chứng. Tùy từng trường hợp mà áp dụng kỹ thuật loại bỏ khối thoát vị để giải phóng rễ dây thần kinh hoặc thay đĩa đệm nhân tạo phục hồi chức năng vận động, cải thiện các triệu chứng bệnh.
4. Áp dụng các cách chữa tại nhà
Để hỗ trợ đẩy lùi cơn đau nhức ở trẻ bị thoát vị đĩa đệm, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo bài thuốc dân gian đơn giản, sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, thực hiện tại nhà. Chẳng hạn như: lá lốt, ngải cứu, đinh lăng, xương rồng… Đây đều là những loại thảo dược chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, nhờ chứa các hoạt chất giúp chống viêm, giảm đau, kích thích tuần hoàn máu…
Cách thực hiện rất đơn giản, dược liệu rửa sạch, để ráo nước và mang đi sao nóng với một ít muối biển, cho vào miếng vải, buộc chặt đầu và chườm lên lưng trẻ, tại vị trí đau nhức trong vòng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày hoặc khi cơn đau bùng phát để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách này chỉ phù hợp với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ, đau nhức đơn thuần và chưa có biến chứng. Đồng thời ngoài da không có vết thương hở, chảy máu, chảy dịch…
Chú ý nhiệt độ khi chườm cho trẻ, tránh nhiệt độ cao, quá nóng rất dễ gây bỏng, vì làn da của trẻ thường mỏng manh hơn so với người lớn.
Chăm sóc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở trẻ em
Nguyên tắc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ở trẻ em chính là chăm sóc và giữ gìn chức năng đĩa đệm, cột sống khỏe mạnh. Để làm được điều này, bố mẹ cần phải hướng dẫn trẻ xây dựng một chế độ sống, sinh hoạt lành mạnh, duy trì thói quen thực hiện những điều sau:
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày, chú ý chọn những bộ môn phù hợp với độ tuổi, vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội… Hạn chế những bộ môn thường xuyên va chạm mạnh như bóng đá, bóng rổ… để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
- Giữ tư thế lưng thẳng khi ngồi học hoặc làm bất cứ việc gì. Sau 1 – 2 tiếng ngồi học hãy đứng dậy đi lại và thực hiện các động tác thư giãn.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, thoải mái tinh thần, tránh ngồi lì một chỗ.
- Không nên mang vác vật nặng quá mức, vượt khả năng của bản thân.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, nhất là những loại giàu canxi, vitamin D cùng nhiều dưỡng chất khác giúp xương khớp chắc khỏe.
- Cho trẻ thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, nhất là với những trẻ có tiền sử bệnh hoặc chấn thương trước đây.
Thoát vị đĩa đệm ở trẻ em thường ít xảy ra và ít phức tạp hơn so với người lớn tuổi. Nhưng không nên vì vậy mà bố mẹ chủ quan. Tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, bảo tồn khả năng vận động.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Già: Nhận Biết Và Cách Điều Trị
- Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Người Trẻ Tuổi: Hướng Dẫn Cách Chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!