Top 10 thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Trào ngược dạ dày thực quản Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu bao gồm nhiều loại khác nhau như thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc kháng axit, thuốc chẹn H2 hay PPI. Chúng được sử dụng nhằm mục đích trung hòa, giảm tiết axit trong dạ dày, đồng thời ngăn ngừa và hỗ trợ làm lành vết loét, giúp chị em giảm bớt các triệu chứng khó chịu do trào ngược axit gây ra.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì?

Trào ngược dạ dày là một trong những vấn để ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở bà bầu. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng nhanh kết hợp cùng các yếu tố như suy yếu cơ co thắt dưới thực quản, rối loạn nội tiết, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và sự chèn ép của tử cung lên dạ dày khiến cho không ít chị em mắc chứng bệnh này.

Thông thường, phụ nữ mang thai được khuyến khích nên thay đổi lối sống, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, kết hợp kê cao đầu giường khi ngủ và tránh stress để cải thiện bệnh một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp trên không hiệu quả và tình trạng trào ngược dạ dày vẫn tiếp tục tăng nặng, việc sử dụng thuốc là điều cần thiết để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu, đồng thời ngăn chặn phát sinh các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu
Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu

Vậy bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì?

Các loại thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu chủ yếu được sử dụng theo đường uống và đã được nghiên cứu kỹ về mức độ an toàn trước khi cho phép sử dụng trong thai kỳ. Chúng được phân thành các nhóm chính như sau:

  • Thuốc kháng axit: Bao gồm các thuốc chứa thành phần natri bicarbonate hay canxi cacbonat… Thuốc phát huy tác dụng tại chỗ, giúp trung hòa axit dạ dày. Bà bầu có thể sử dụng loại thuốc này sau khi ăn khoảng 1 tiếng với liều lượng vừa phải, tốt nhất là vào buổi tối.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản trước sự tấn công của axit, ngăn chặn vết loét phát triển.
  • Thuốc đối kháng thụ thể H2 (Thuốc chẹn H2): Thông dụng nhất là Famotidine hay Ranitidine. Thuốc ức chế hoạt động của histamin, qua đó làm giảm tiết axit dịch vị, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các loại thuốc PPI như Omeprazole hoặc Pantoprazole thường được chỉ định cho bà bầu có dấu hiệu trào ngược axit nghiêm trọng. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm sản xuất axit trong dạ dày.
  • Thuốc kích thích nhu động ruột: Chẳng hạn như Metoclopramide (phân loại B). Loại thuốc này có thể được bác sĩ kê đơn nếu bà bầu không đáp ứng được với liệu pháp PPI.

Cần lưu ý rằng, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai đều có thể tiềm ẩn rủi ro. Để tránh gặp phải tác dụng phụ và đảm bảo an toàn cho thai nhi, bà bầu nên thăm khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Lưu ngay: 7 cách trị trào ngược dạ dày tại nhà an toàn từ dân gian

10 Thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu an toàn

Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

1. Thuốc Yumangel

Yumangel thường được biết đến với tên gọi khác là thuốc dạ dày chữ Y. Bao gồm Yumangel màu xanh lá chứa 1g almagate và Yumangel F màu xanh dương chứa 1,5g almagate.

Thuốc Yumangel có dạng hỗn dịch uống, dễ sử dụng và tiện lợi khi mang theo bên mình. Khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày, thành phần almagate sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ trong việc kháng axit, làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, qua đó cải thiện các triệu chứng trào ngược khi mang thai như ợ nóng, ợ chua, giúp mẹ ăn uống dễ tiêu hóa hơn.

bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì
Thuốc Yumangel có tác dụng làm giảm axit, chống trào ngược dạ dày cho bà bầu

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Loãng xương hoặc giảm phosphat nếu uống thuốc chữ Y quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài.

Liều lượng:

  • Ngày dùng 4 gói.
  • Sử dụng thuốc sau các bữa ăn sáng – trưa – tối khoáng – 2 giờ và gói cuối cùng uống trước khi đi ngủ.
  • Ngừng dùng thuốc nếu sau 2 tuần điều trị không có kết quả.

Giá bán tham khảo: 

  • Thuốc Yumangel: 96.000 VNĐ/Hộp 20 gói x 15ml. 
  • Thuốc Yumangel F: 126.000 VNĐ/ hộp 20 gói x 15ml.

2. Thuốc Ranitidine

Ranitidine (Zantac) chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi. Thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày bằng cách đối kháng với thụ thể H2 Histamin, qua đó cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh và hỗ trợ làm liền các vết loét trong dạ dày, ngăn ngừa tái phát bệnh.

Nghiên cứu cho thấy, thuốc Ranitidine có khả năng giảm đến 90% lượng axit trong dịch vị dạ dày ngay sau liều uống đầu tiên. Loại thuốc này an toàn khi sử dụng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn, bao gồm cả bà bầu.

Tác dụng phụ nên đề phòng:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nổi mẩn đỏ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Giảm số lượng tiểu cầu và bạch cầu,…

Liều dùng:

  • Ngày dùng 2 viên Ranitidine 150 mg, chia uống vào buổi sáng và buổi tối. Hoặc uống 1 viên 300mg trước khi đi ngủ.
  • Nhai cải viên với một ít nước.

Giá tham khảo: 24.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 1 0 viên 300mg.

3. Thuốc Famotidine 

Famotidine cũng được xếp vào nhóm các loại thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu đang được sử dụng rộng rãi. Chứa thành phần chính là Famotidin 40mg, thuốc có tác dụng kháng histamin H2, giảm lượng axit dư thừa.

Các trường hợp bị loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison hoặc mắc bệnh đa u tuyến nội tiết có thể được bác sĩ kê đơn Famotidine để điều trị. Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nén, viên bao phim, bột pha hỗn dịch uống hay thuốc tiêm và chỉ được sử dụng cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.

Thuốc Famotidine trị trào ngược dạ dày cho bà bầu
Thuốc Famotidine giúp điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu bằng cách ức chế histamin H2, giảm lượng axit dư thừa

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy).

Liều dùng:

  • Mỗi lần uống 20 mg x 2 lần/ngày.
  • Liệu trình điều trị có thể kéo dài tới 6 tuần.

Giá bán tham khảo: 60.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên.

4. Thuốc Ebysta

Thuốc chống trào ngược dạ dày cho bà bầu Ebysta được bào chế từ Sodium alginate kết hợp với Calcium carbonate và Sodium bicarbonate. Khi được nuốt vào trong dạ dày, thành phần Sodium alginate sẽ nhanh chóng kết hợp cùng với axit và tạo thành một lớp gel mỏng che phủ bề mặt bao tử, thực quản và đường hô hấp, giảm nguy cơ viêm loét do trào ngược. Trong khi đó, các hoạt chất Sodium bicarbonate và Calcium Carbonate lại giúp trung hòa axit, cân bằng PH trong dạ dày.

Với tác dụng trên, thuốc Ebysta thường được chỉ định nhằm mục đích cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua, ăn không tiêu hay viêm thực quản liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai, người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. 

Thuốc Ebysta ít khi gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, bà bầu nên thận trọng khi gặp các triệu chứng bất thường sau:

Cách sử dụng:

  • Mỗi lần uống 10 – 20mg x tối đa 4 lần/ngày.
  • Uống thuốc sau bữa ăn và trước lúc đi ngủ.

Giá bán tham khảo: 4.500 VNĐ/gói

5. Thuốc Omeprazole 

Omeprazole nằm trong nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), giúp giảm tiết axit dạ dày. Loại thuốc này được bác sĩ kê đơn cho bà bầu nhằm mục đích cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng, nuốt vướng, nóng rát họng, viêm loét thực quản hoặc ho dai dẳng do trào ngược dạ dày.

Thuốc Omeprazole chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu
Omeprazole thuộc nhóm thuốc PPI, giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai bằng cách giảm tiết axit

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Khó đi cầu
  • Tiêu lỏng 
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn hoặc nôn ói.

Liều dùng:

  • Mỗi ngày uống 1 liều duy nhất 20mg trước bữa ăn. Liều dùng tối đa là 40mg nếu cần thiết.
  • Sử dụng thuốc trước bữa ăn trong thời gian từ 4 – 8 tuần.
  • Duy trì uống 10-20mg/ngày đối với các trường hợp bệnh lâu khỏi.

Giá bán tham khảo: 21.000 VNĐ/ Hộp Omeprazol DHG 20mg.

Xem thêmHo do trào ngược dạ dày và giải pháp điều trị hiệu quả nhất

6. Thuốc Canxi Cacbonat

Thuốc Canxi Cacbonat nằm trong nhóm thuốc kháng axit, giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ợ nóng, ăn lâu tiêu hoặc đau bụng ở bà bầu do tình trạng tăng tiết axit dịch vị hoặc trào ngược dạ dày gây ra. Thuốc có hàm lượng 1250 mg, được bào chế ở dạng viên nén hoặc nhai.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Táo bón
  • Chán ăn
  • Miệng khô
  • Hay khát nước
  • Tiểu tiện nhiều
  • Tăng canxi huyết,…

Liều lượng – Cách dùng:

  • Ngày uống 1250 – 3750 mg, chia đều thành 2 – 4 lần dùng.
  • Bà bầu nên uống thuốc Canxi Cacbonat cách thời gian dùng viên uống bổ sung sắt, kẽm vài tiếng để tránh tương tác.

7. Thuốc Pantoprazole

Thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu Pantoprazole được phân vào nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày. Phụ nữ mang thai có thể được bác sĩ kê đơn loại thuốc này để cải thiện triệu chứng bệnh, đồng thời tăng cường bảo vệ niêm mạc, giảm nguy cơ bị loét dạ dày thực quản do tác động ăn mòn của axit.

Các tác dụng phụ của thuốc Pantoprazole thường nhẹ và có thể tự hết sau khi kết thúc điều trị. Một số trường hợp có thể bị đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Phản ứng mạnh với thuốc hiếm khi xảy ra.

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu Pantoprazole
Thuốc Pantoprazole ít gây tác dụng phụ nên thường được chỉ định để điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu

Cách sử dụng:

  • Ngày dùng 20 – 40 mg.
  • Nuốt cả viên với nước
  • Uống thuốc trước khi ăn sáng hoặc trước lúc đi ngủ khoảng 30 phút.

Giá bán tham khảo: 45.000 VNĐ/Hộp Pantoprazol 40mg Domesco 2 vỉ x 7 viên.

8. Thuốc Sucralfat

Sucralfat là thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được chỉ định rộng rãi cho các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng. Khi sử dụng, thành phần Sucralfat trong thuốc sẽ kết hợp với acid dịch vị tạo thành một hỗn hợp như hồ dính, che phủ và bảo vệ ổ loét, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh hồi phục.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Táo bón.
  • Đầy bụng
  • Khô miệng
  • Tiêu lỏng nhiều lần trong ngày
  • Buồn nôn
  • Phát ban
  • Đâu bụng
  • Hoa mắt,…

Liều dùng:

  • Mỗi lần uống 1g x 3 – 4 lần/ngày
  • Uống thuốc trước các bữa ăn chính hoặc trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

Giá bán tham khảo: 340.000 đồng/Hộp Sucralfate Vidipha 30 gói x 1g

9. Thuốc Mylanta

Thuốc Mylanta được sử dụng để điều trị trong ngắn hạn cho bà bầu bị trào ngược dạ dày. Thuốc hoạt động bằng cách trung hòa axit dịch vụ, giảm lượng axit dư thừa, qua đó cải thiện tình trạng đầy bụng, ăn uống khó tiêu hóa, ợ hơi hay ợ nóng cho mẹ bầu.

Thuốc Mylanta chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu
Thuốc Mylanta được bào chế ở dạng viên nhai, giúp trung hòa axit cho bà bầu bị trào ngược dạ dày

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Yếu cơ
  • Đau nhức xương khớp
  • Chóng mặt
  • Rối loạn nhu động ruột
  • Phát ban, ngứa da do dị ứng thuốc,…

Liều dùng:

  • Nhai trực tiếp 1 – 2 viên sau bữa ăn
  • Không dùng quá 6 viên/ngày

10. Thuốc Tagamet

Thuốc Tagamet (tên gốc Cimetidine) là thuốc chẹn H2, giúp cứ chế tiết axit và pepsin trong dạ dày. Bác sĩ có thể kê đơn loại thuốc này cho phụ nữ mang thai để điều trị bệnh trào ngược dạ dày, loét dạ dày và một số vấn đề khác liên quan đến tình trạng tăng tiết axit.

Tác dụng phụ nên thận trọng:

  • Tiêu lỏng
  • Buồn ngủ
  • Nhức đầu
  • Tóc rụng nhiều
  • Chóng mặt
  • Rối loạn nhịp tim…

Liều dùng: 

  • Mỗi lần uống 400 mg x 4 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị kéo dài trong 4 đến 8 tuần.

Bỏ túi: Top 7 loại thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất, dứt điểm bệnh

Nguyên tắc cần tuân thủ khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày cho bà bầu

Khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày trong thai kỳ, bà bầu cần tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc không kê đơn.
  • Chỉ sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn và xác nhận là an toàn khi dùng trong thai kỳ.
  • Tuân thủ liều lượng được khuyến cáo. Không tự ý tăng bớt liều hoặc bỏ uống thuốc khi chưa kết thúc liệu trình điều trị dù các triệu chứng đã thuyên giảm.
  • Thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả viên uống bổ sung trong thai kỳ để tránh kê đơn các loại thuốc có thể xảy ra tương tác.
  • Theo dõi sát phản ứng của cơ thể sau khi dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều nước và giữ tinh thần luôn thoải mái để hỗ trợ nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị.

Việc sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu là cần thiết khi chị em xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe trong thai kỳ. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM


Nguồn tham khảo:

  • vinmec.com, suckhoedoisong.vn
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/acid-reflux-pregnancy

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger