Viêm Đau Khớp Vai – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Viêm đau khớp vai thường là nhẹ, liên quan đến tuổi cao sức yếu hay do lao động chân tay làm việc nặng nhọc. Nhưng đó cũng có thể là lời cảnh báo của cơ thể về các bệnh lý nghiêm trọng bên trong.
Viêm đau khớp vai là gì? Đối tượng dễ mắc bệnh
Viêm đau khớp vai là tình trạng viêm xảy ra ở khớp vai, gây ra cảm giác đau và khó chịu. Khớp vai là một trong những khớp phức tạp và linh hoạt nhất trong cơ thể, cho phép chúng ta thực hiện nhiều loại chuyển động. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nó dễ bị tổn thương và viêm nhiễm.
Bệnh thường xảy ra ở những nhóm đối tượng sau:
- Người dân lao động, làm việc chân tay, khuân vác vật nặng thường xuyên tiêu biểu như cửu vạn…
- Người già, xương khớp lão hóa
- Người trong độ tuổi 40
- Nữ giới dễ bị đau nhức khớp vai nhiều hơn so với nam giới
- Người lười vận động
- Người chơi thể thao chuyên nghiệp.
Nguyên nhân gây viêm đau khớp ở vai do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây viêm đau khớp vai. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này.
Nguyên nhân từ bên ngoài
Hầu hết những cơn đau nhức xương khớp vai đều là do tình trạng tổn thương xương khớp vai và phần mềm xung quanh khớp vai do tác nhân bệnh ngoài như:
- Chấn thương trong khi lao động, học tập hoặc tham gia giao thông.
- Đau khớp vai khi tập thể hình do vận động mạnh hoặc sau tư thế gây chệch khớp, bong gân.
- Hoạt động ở vùng bả vai nhiều quá sức, sai tư thế đòi hỏi sức quá nhanh quá mạnh.
- Đau khớp vai khi ngủ dậy do nằm sai tư thế.
- Đau khớp vai do chơi cầu lông bị rách bao khớp, dây chằng, gây cơ chóp xoay,…
ĐỌC NGAY: Đau Khớp Vai Khi Tập Gym: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả
Do bệnh lý
Một số bệnh xương khớp gây ra tình trạng đau khớp bả vai như:
- Thoái hóa khớp vai: Là hiện tượng sụn khớp ở vai bị bào mòn, làm lộ các đầu xương. Khi người bệnh vận động, 2 đầu khớp vai sẽ cọ sát vào nhau, lâu dần sẽ hình thành ổ viêm và gây đau đớn. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai chủ yếu là do tuổi tác, một số khác là do chấn thương, lao động nặng nhọc hoặc do thói quen sinh hoạt sai tư thế.
- Viêm quanh khớp vai: Xảy ra với các phần mềm bao quanh khớp vai như gân cơ, bao khớp, túi thanh dịch, không bao gồm phần đầu xương, sụn khớp, màng hoạt dịch. Viêm quanh khớp vai hường gặp nhất là tổn thương gân cơ trên gai và bó dài gân nhị ở đầu cánh tay.
- Vôi hóa khớp vai: Đây là tình trạng lắng đọng canxi tại các mô sụn khiến chúng bị cứng lại. Khi bị vôi hóa khớp vai, tại đầu các khớp xương, đốt sống sẽ xuất hiện các chồi gai, chồi xương. Khi vận động, các chồi gai hoặc chồi xương sẽ cọ xát với xương, chèn vào các dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
Dấu hiệu nhận biết chứng bệnh
Viêm đau khớp vai được phân chia thành nhiều thể, mỗi thể sẽ có biểu hiện nhận biết chứng bệnh khác nhau. Cụ thể là:
- Thể đau khớp vai đơn thuần: Chủ yếu là đau nhức ở vùng quanh khớp vai. Cơn đau có thể tăng lên khi vận động mạnh hoặc làm việc quá sức, tác động mạnh lên vai.
- Thể đau vai cấp: Người bệnh sẽ cảm thấy khớp vai không chỉ đau nhức mà còn kèm theo triệu chứng sưng nóng, cơ thể nóng và sốt nhẹ.
- Thể giả liệt khớp vai: Triệu chứng chủ yếu là đau khớp vai dữ dội và đôi khi phát ra tiếng kêu răng rắc. Người bệnh khó có thể hoặc không thể chủ động nâng vai của mình lên.
- Đau khớp khớp vai thể đông cức: Cơn đau xuất hiện dạng cơ học và đau nhiều khi về đêm, cơn đau lan rộng và gây cảm giác đông cứng khó chịu. Triệu chứng bệnh sẽ tăng dần theo từng giai đoạn từ giai đoạn đau (painful stage) tới đông cứng (frozen shoulder), cuối cùng là tan đông (thawing stage).
Viêm đau khớp vai có nguy hiểm không?
Viêm đau khớp vai thường gây ra những cơn đau dai dẳng, khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, nếu không được thăm khám và điều trị sớm, bệnh còn gây ra những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng vận động và sức khỏe của người bệnh, như:
- Cứng khớp, hạn chế vận động
- Biến dạng khớp vai
- Bại liệt, tàn phế
Chẩn đoán viêm đau khớp vai
Để có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng viêm đau khớp vai của một người, các bác sĩ sẽ phải tiến hành khám lâm sàng và thực hiện các biện pháp chẩn đoán phân biệt.
Trong đó, chụp hình xương đóng vai trò quan trọng nhất, giúp các bác sĩ nhìn nhận và đánh giá được các tổn thương tại khớp. Một số xét nghiệm hình ảnh thường được chỉ định:
- Siêu âm khớp: Hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy rõ toàn bộ phần gân xung quanh vai, hình ảnh các khớp và dây chằng ở ổ khớp. Qua đó xác định được các tổn thương, tình trạng viêm nhiễm tại khớp vai.
- X-quang: Chụp X-quang sẽ giúp phát hiện các chấn thương do chấn thương, thoái hóa… đồng thời dựa vào hình ảnh thu được bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán phân biệt được các bệnh lý liên quan đến khớp vai.
- Chụp cộng hưởng MRI: Hình ảnh chụp từ MRI có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu rõ ràng. Vì vậy, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc của khớp vai. Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh nhân có hiện tượng đau khớp vai kéo dài, tình trạng đau nhức ngày càng tăng, có dấu hiệu của tổn thương thần kinh tiến triển…
Điều trị viêm đau khớp vai hiệu quả
Y học ngày càng phát triển, việc điều trị viêm đau khớp vai cũng ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi mới bị đau, người bệnh cũng có thể dành thời gian vài ngày kết hợp các biện pháp giảm đau để cải thiện tình trạng. Nếu các triệu chứng sưng đau không thuyên giảm, hãy tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị.
Mẹo dân gian tại nhà
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp giúp hỗ trợ phục hồi, giảm viêm đau khớp vai và các triệu chứng khác cả bệnh.
- Chườm đá lạnh: Ngay khi cơn đau mới khởi phát, hãy dùng một túi đá lạnh chườm lên vùng khớp vai bị đau. Nhiệt độ lạnh sẽ tạm thời làm tê dây thần kinh cảm giác, người bệnh cảm thấy bớt đau và dễ chịu hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, không chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng đau mà cần bọc trong túi vải. Chườm 15 – 20 phút/ lần, lặp lại vài lần.
- Chườm lá ngải cứu: Dùng ngải cứu rang nóng cùng với muối để chườm lên vùng vai bị đau nhức. Hơi nóng kết hợp với các dược chất trong ngải cứu sẽ giúp vùng vai đau lưu thông khí huyết, giảm co cứng cơ và giảm viêm đau một cách tự nhiên.
- Đắp xương rồng: Người bệnh nướng chín 5 nhánh xương rồng đến khi có mùi thơm, để nguội bớt và đắp lên vùng vai đau khoảng 15 phút. Thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ cải thiện được tình trạng đau nhức khớp vai.
XEM THÊM: 7 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Cây Xương Rồng Cực Hay
Chữa đau vai bằng thuốc Tây y
Sau vài ngày theo dõi, nếu thấy tình trạng đau nhức khớp vai không thuyên giảm, cần thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Những loại thuốc trị viêm đau khớp vai thường dùng:
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các loại phổ biến như Paracetamol, Acetaminophen, Tramadol để giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng. Liều lượng sẽ được sử dụng theo từng cấp độ bệnh.
- Thuốc chống viêm không steroid: Chỉ định một trong các thuốc Meloxicam, Diclofenac, Piroxicam, Celecoxib. Thuốc được dùng cho những trường hợp đau khớp vai có biểu hiện sưng viêm.
- Thuốc corticoid: Đây cũng là một loại thuốc chống viêm, nhưng thường dùng cho trường hợp viêm khớp nặng, bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh không đáp ứng được với các loại thuốc thông thường. Thuốc có cả dạng uống và tiêm.
- Thuốc giãn cơ: Thường chỉ định sử dụng là Myonal hoặc Diazepam. Thuốc dùng cho mục đích giảm co thắt cơ vai, giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả.
- Thuốc DMARDs: Hay còn gọi là thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm. Có thể sử dụng 1 trong 2 loại Glucosamin sulfat hoặc Diacerein. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa của các khớp xương.
Những loại thuốc kể trên, đặc biệt là các loại thuốc chống viêm như corticoid dạng tiêm đều có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng kéo dài và liều cao. Vì vậy tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
Điều trị viêm đau khớp vai bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y không chỉ dừng lại ở việc giảm đau, giảm viêm mà còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, làm mạnh gân khớp, lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng cơ thể. Mặt khác thuốc Đông y không gây tác dụng phụ như Tây y. Các loại thảo dược thường dùng như:
- Phòng phong: Là loại thảo dược có khả năng khu phong, tán hàn, giải biểu, hành kinh lạc, chỉ thống… Vì vậy thường được sử dụng nhiều trong bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp.
- Đỗ trọng: Đỗ trọng có vị ngọt hơi cay, tính ôn, có khả năng tác dụng vào hai kinh can và thận, giúp người bệnh điều trị các chứng đau nhức khớp xương.
- Ngưu tất: Đây là thảo dược có vị đắng, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, làm mạnh gân xương, sụn cơ, giúp giảm tình trạng khô, tê mỏi, đau nhức khớp.
- Huyết đặng: Trong y học cổ, huyết đằng là dược quý có khả năng giúp tiêu viêm, giảm sưng, hoạt huyết, tăng dưỡng chất nuôi dưỡng các khớp xương, giúp hồi phục nhanh chóng các tổn thương.
- Một số thảo dược khác: Dây đau xương, Đương quy, Thục địa, Xuyên khung, Độc hoạt, Quế chi, Bạch truật, Bạch linh…
Diện chẩn chữa viêm đau khớp vai
Đây là phương pháp chữa bệnh có sự kết hợp giữa Đông, Tây y và thực hiện theo cách dân gian. Các bác sĩ sẽ tiến hành tác động vào huyệt đạo trên cơ thể bằng các công cụ như cây lăn, que dò, búa gõ, thậm chí dùng tay và móng tay để giúp khai thông huyệt đạo từ đó giảm đau, điều trị bệnh hiệu quả.
Vật lý trị liệu và liệu pháp khác
Châm cứu, bấm huyệt, xóa bóp, hay các bài tập tay, tập vai, kéo giãn cột sống… là những phương pháp cần thiết và quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục khớp vai. Để thực hiện các bài tập vật lý trị liệu này, bệnh nhân cần đến các trung tâm vật lý trị liệu để được chuyên gia hướng dẫn.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp thường chỉ chỉ định với người mắc bệnh nặng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy học y tế hiện đại để giải quyết các vấn đề ở khớp vai. Hiện nay có 2 phương thức phẫu thuật cho người bệnh viêm đau khớp vai gồm:
- Nội soi khớp vai: Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi và dụng cụ tiểu phẫu vào trong khớp vai của bệnh nhân qua các vết mổ nhỏ. Qua hình nội soi, các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ phẫu thuật để chữa trị các tổn thương tại khớp. Có thể cắt bỏ gai xương, cắt bỏ hay chỉnh sửa sụn viền, chỉnh sửa chóp xoay, dây chằng, chỉnh sửa trật khớp vai… tùy theo tình trạng bệnh.
- Phẫu thuật thay khớp vai: Phẫu thuật được khuyến nghị khi tình trạng viêm đau khớp vai tái phát nhiều lần, các khớp bị hư hỏng nặng, các thần kinh, mạch máu, dây chằng ở vai bị tổn thương sâu, không có khả năng điều trị nội khoa. Trong đó khớp vai tổn thương sẽ được thay thế bằng một khớp nhân tạo. Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ phải tập vật lý trị liệu để giúp các khớp xương hoạt động lại như bình thường.
Phẫu thuật mang đến hiệu quả cao thường cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng. Do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
Viêm đau khớp bả vai nếu không được điều trị sẽ tiến triển ngày càng nặng và sau khi chữa bệnh nó vẫn có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, các bạn nên chủ động phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị bằng các biện pháp như:
- Vận động phù hợp với các bài tập nhẹ nhàng giúp xương khớp thư giãn, khỏe mạnh.
- Hạn chế cử động, di chuyển hoặc có tác động mạnh tới khớp vai khi bị bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho xương như thịt bò, xương ống,…
- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá.
- Tập gym, chơi thể thao, tập yoga chữa bệnh xương khớp phù hợp với sức khỏe để giúp xương khớp khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm đau khớp vai và các hướng điều trị. Hy vọng với thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về chứng bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị tốt nhất. Chúc các bạn sức khỏe!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Không Lo Đau Nhức Xương Khớp Nhờ Nước Ép Tốt Cho Xương Khớp
- Viêm Đau Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Cho Người Bệnh?
thấy nhà thuốc đỗ minh đường này được khen lắm, chả biết có uy tín thật không hay lại vớ vẩn như nhà tôi 3 đời
đỗ minh đường này đượ vtv2, vtc,… các kiểu đưa tin suốt mà. Mấy trang báo lớn như dân trí, 24h, đời sống pháp luật cũng hay đăng tải thông tin. Không uy tín thì tôi nghĩ cũng chả mở được 2 cơ sở ở HCM và HN, với cũng không được đài truyền hình, báo chí quảng bá rộng vậy đâu. Được lên truyền hình thì thông tin cũng phải đươc kiểm định, chọn lọc kĩ hết rồi người ta mới dám đưa lên đó.
Chữa bệnh này bằng thuốc tây thấy toàn được bác sĩ kê kháng sinh nhỉ? Mà kháng sinh dùng lắm thì mệt rồi tác dụng phụ, cũng lo
Thuốc tây thì hầu như thuốc nào chả có tác dụng phụ bạn ơi, nhưng ai cơ địa khoẻ thì cũng không gặp mấy đâu. Dùng kháng sinh được cái hiệu quả nhanh nhưng dùng lâu dài dễ lờn thuốc, phản tác dụng cũng chết
Ba em bị viem khớp dùng khasng sinh liên miên mà chả khỏi, cứ tái đi tái lại nên nhà em quyết định cho ba phẫu thuật luôn để đỡ phải dùng thuốc. Phẫu thuật xong giờ ba em ăn uống theo chế độ riêng với kết hợp dùng thêm thuốc nam hỗ trợ để vừa ngăn ngừa bệnh vừa bồi bổ cơ thể. Sợ dùng thuốc tây bị lờn thì chị tham khảo sang thuốc nam xem sao, nó an toàn hơn rất nhiều
bị vôi hoá khớp vai thì có thể chữa trị bằng những phương pháp nào thưa bác sĩ?
Chào bạn dũng mtp,
Nhà thuốc đã nhận được thông tin của bạn. Vôi hoá khớp vai có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng phổ biến nhất là phương pháp điều trị nội khoa dùng thuốc và vật lí trị liệu châm cứu, bấm huyệt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp cả dùng thuốc và vật lý trị liệu để hiệu quả điều trị được tối ưu nhất bạn nhé.
Thông tin đến bạn!
Thuốc xương khớp đỗ minh điều trị theo 3 giai đoạn như kia thì mỗi giai đoạn kéo dài trong bao lâu vậy?
Chào bạn Lê Linh,
Nhà thuốc đã nhận được thông tin của bạn. 3 giai đoạn điều trị của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh sẽ kéo dài trung bình từ 3-4 tháng. Tuy nhiên, do cơ địa, mức độ bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người không giống nhau nên khoảng thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn nhưng cũng không dao động đáng kể bạn nhé. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi gì về bài thuốc, vui lòng liên hệ đến 1 trong 2 số hotline 0984650816 – 0932088186 của nhà thuốc để được bác sĩ tư vấn cụ thể bạn nhé.
Trân trọng!
Dùng thuốc trong thời gian dài vậy có sợ ảnh hưởng đến dạ dày không nhà thuốc? Tôi thấy có cả loại rượu ngâm, loại này không bắt buộc dùng đúng không?
thuốc nam toàn thảo dược thiên nhiên mà anh, có kháng sinh hay tân dược gì đâu mà ảnh hưởng đến dạ dày được. Thuốc nam nói chung thì thuốc nào cũng dùng thời gian dài hết anh ạ, vì nó ngấm chậm chứ mấy bệnh này đi khám ở viện bác sĩ kê thuốc tây đa phần toàn kê kháng sinh, mà kháng sinh thì quy định chỉ dùng trong khoảng tgian nhất định thôi không sẽ dễ bị lờn thuốc. Thuốc nam nó lành lắm nên anh không phải lo đâu
bà tôi năm nay ngoài 70 rồi mà dùng thuốc này vẫn vô tư 4 tháng liên tiếp đây có sao đâu. Uống thuốc xong bà còn ăn được, ngủ được hơn cả trước khi dùng thuốc. Trươsc bà dùng kháng sinh mãi không đỡ đau mà người lại còn mệt mỏi, lệt bệt thế là gia đình tôi bảo chuyển sang cho bà dùng thuốc nam cho an toàn. Còn loại rượu ngâm nếu bạn có điều kiện thì mua thêm cũng được, uống hỗ trợ thêm cho bệnh mau cải thiện. Còn ko mua cũng ko sao, quan trojng nhất vẫn là 3 cái bài thuốc chủ chốt đặc trị viêm khớp, bổ gan với bổ thận thôi bạn
Xem video feedback của bác này khi điều trị xương khớp ở đỗ minh đường mới biết ngoài dùng thuốc nhà thuốc còn cho làm cả vật lí trị liệu bấm huyệt các thứ à? Cái này có bắt buộc làm không nhỉ hay tự nguyện ai thích thì làm?
Vật lí trị liệu này cũng là 1 phần trong liệu trình điều trị xương khớp ở đỗ minh đường cơ mà không bắt buộc đâu nhé. Đau nhiều thì làm tầm 5-7 buổi cho đỡ đau, thoải mái hơn. Còn không đau mấy thì dùng thuốc thôi cũng được rồi. Bố tôi đau khớp vai cũng chỉ dùng mỗi thuốc thôi chứ có làm cái này đâu, vẫn hồi phục được bình thường sau 3 tháng uống thuốc
thực ra nếu có thời gian thì thu xếp hàng ngày đến làm vật lí trị liệu cũng tốt. Phương pháp này vừa an toàn cho sức khoẻ mà và giảm đau hiệu quả. Mình đến đỗ minh đường xoa bóp, bấm huyệt có 2 hôm thôi mà tối về người sảng khoái lắm, ngủ ngon hẳn
giá cả vật lí trị liệu ở đỗ minh đường có mắc lắm không chế? họ tính tiền theo buỏi hay sao chế?
Chào bạn huyền anh,
Chi phí vật lí trị liệu tại nhà thuốc dao động trong khoảng 150k – 300k/ buổi tuỳ từng loại hình trị liệu. Mức chi phí đều được nhà thuốc niêm yết và công khai minh bạch. Người bệnh có thể trả tiền theo buổi hoặc trả tiền luôn 1 lần cho tổng số buổi trị liệu bác sĩ chỉ định đều được bạn nhé.
Thông tin đến bạn!
Chào bác sĩ, tôi đi khám ở viện và mới phát hiện ra mình bị viêm khớp vai. Bác sĩ cho hỏi liệu tôi có phải bỏ các hoạt động thể chất hay không? Tôi hay đi đá bóng và đánh cầu lông. Mong bác sĩ giải đáp
Chào bạn Vũ Hùng Phi,
Nhà thuốc đã nhận được thông tin của bạn. Mức độ hoạt động sẽ tùy thuộc vào khớp nào bị ảnh hưởng và mức độ nặng của bệnh. Nếu bạn bị tổn thương khớp, các hoạt động gây căng khớp hoặc đòi hỏi vận động liên tục sẽ làm cho bệnh của bạn trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ bị tổn thương khớp nhẹ và hầu hết các triệu chứng có liên quan đến dây chằng, gân và cơ xung quanh khớp, một kế hoạch tập luyện nhẹ nhàng có thể cải thiện bệnh khớp. Trước hết, bạn cần hỏi bác sĩ để xác định loại và mức độ bệnh khớp của bạn, từ đó có thẻ lựa chọn phương án tập luyện phù hợp bạn nhé.
Thông tin đến bạn!
đang đau nhức thì nên tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe thôi anh. Đá bóng vs cầu lông yêu cầu vận động mạnh dễ gây chấn thương thêm. Ba em từ đợt viêm khớp đến giờ em cũng bảo ba không đi tập thể dụng nữa, ở nhà đi bộ nhẹ nhàng với tập yoga thôi