Chữa Thoái Hoá Khớp Bằng Gạo Lứt Hay Đến Bất Ngờ
Chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt là mẹo dân gian được lưu truyền từ lâu đời và được nhiều người áp dụng. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả không hay chỉ là lời đồn thổi? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Tìm hiểu về gạo lứt và công dụng chữa bệnh
Gạo lứt là loại thực phẩm rất quen thuộc và được nhiều người chọn lựa sử dụng thay cho gạo trắng. Đây là loại gạo được tạo thành từ quá trình xay xát loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, vẫn giữ được lớp cám xung quanh.
Nên so với gạo trắng thông thường, gạo lứt giàu dinh dưỡng hơn, chứa đa dạng các loại vi chất như đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, các loại vitamin như B1, B2, B3, B5, B5, M, canxi, selen, sắt, magie, natri, mangan, glutathione…
Đặc biệt, trong lớp cám bao quanh hạt gạo lứt còn có một lớp dầu đặc biệt rất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol xấu mà còn điều hòa huyết áp, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
Một số lợi ích tuyệt vời của gạo lứt đối với sức khỏe con người như:
- Trị táo bón, giảm mùi hôi cơ thể: Trong gạo lứt có chứa hàm lượng cao chất xơ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón. Trung bình 100g gạo lứt có 3.5g chất xơ, mức này cao gấp 6 lần so với gạo trắng. Ngoài ra, những người bị hôi miệng hay cơ thể có mùi hôi khó chịu khi dùng gạo lứt cũng có thể giảm bớt mùi hôi.
- Hỗ trợ giảm cân: Sử dụng gạo lứt trong khẩu phần ăn hàng ngày còn giúp hạn chế cơn thèm ăn, chuyển hóa chất béo, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải độc trực tràng, điều chỉnh cân bằng lượng đường trong máu. Nhờ đó hỗ trợ giảm cân nhanh chóng.
- Giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực: Hàm lượng cao vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B3, B5, B6. B9. B12…) trong gạo lứt được ghi nhận tốt cho hoạt động của tế bào. Ngoài ra, gạo lứt cũng cung cấp lượng lớn protein và các vi chất quan trọng giúp tăng cường sinh lực và sức đề kháng, tinh thần thoải mái, thư giãn, đầu óc minh mẫn, không lo thiếu hụt năng lượng.
- Hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm: Gạo lứt có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp thải độc, giảm lượng ure, creatinine . Từ đó giảm áp lực cho thận, dần dần chức năng thận được cải thiện và phục hồi, giảm tiểu đêm
- Hỗ trợ trị gout và phong thấp: Theo ghi nhận trong Đông y, các thành phần hoạt chất trong gạo lứt có tính dương hóa. Trong khi đó, người bị gout và phong thấp lại có tính âm hàn. Chính vì vậy mà khi ăn gạo lứt giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh rõ rệt.
- Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp: Thiếu chất là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp, trong đó phải kể đến canxi, magie, kẽm và kali. Đây là các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong hình thành, tái tạo, phát triển và bảo vệ sức khỏe xương khớp nói chung và cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp nói riêng. Và hầu hết các chất này đều có trong gạo lứt với hàm lượng lớn.
Thực hư khả năng của gạo lứt trong chữa trị thoái hóa khớp
Có thể thấy gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng:
- Các vi chất gồm canxi, magie, kẽm và kali là những chất đóng vai trò quan trọng giúp phát triển và bảo vệ cấu trúc hệ xương khớp;
- Vitamin K trong gạo lứt giúp sàng lọc lượng canxi dư thừa trong máu, hấp thụ ngược lại vào xương và dự trữ tại đây;
- Hoạt chất IP6 là chất chống oxy hóa giúp ngăn cản quá trình kết tinh oxalat canxi, hạn chế nguy cơ loãng xương và phòng ngừa thoái hóa;
- Hoạt chất Phytosterol và Sterol Line trong gạo lứt còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và tăng cường hệ cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật;
- Hàm lượng chất xơ cao giúp duy trì ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, kiểm soát tiểu đường, phòng ngừa nguy cơ thừa cân béo phì gây thoái hóa khớp;
- Trong gạo lứt còn chứa hàm lượng cao các vi lượng cung cấp dưỡng chất duy trì sức mạnh cho các chi dưới, duy trì cân nặng hợp lý và giảm áp lực từ trong lượng cơ thể lên hệ xương khớp.
Tóm lại, gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp nói chung và người bị thoái hóa khớp nói riêng. Tuy nhiên, nếu nói rằng chỉ ăn gạo lứt mà trị được bệnh thoái hóa khớp thì không đúng. Hiện tại chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh được việc quan điểm này và bản thân gạo lứt cũng không có cơ chế thực hiện được điều này.
Bởi chữa trị thoái hóa khớp là một quá trình dài lâu, đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm mục đích điều trị triệu chứng, bảo tồn chức năng khớp và duy trì hoặc phục hồi khả năng vận động. Đặc biệt, cần ưu tiên các biện pháp có khả năng tác động vào tận gốc cơ chế sinh bệnh mới có thể đạt kết quả điều trị như mong muốn.
Vì vậy, chỉ nên sử dụng gạo lứt như một cách bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe xương khớp. Không nên xem đây là cách điều trị để tránh gây thất vọng, thậm chí kéo dài thời gian điều trị, làm bệnh ngày càng diễn tiến nặng hơn.
Gợi ý các cách dùng gạo lứt chữa thoái hóa khớp
Gạo lứt tốt cho sức khỏe xương khớp, tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số cách chế biến gạo lứt đơn giản, dễ làm bạn có thể tham khảo:
1. Dùng bột gạo lứt
Sử dụng bột gạo lứt để chữa thoái hóa khớp là biện pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện mà lại không tốn nhiều thời gian. Nhưng vẫn đảm bảo đạt được kết quả cải thiện sức khỏe xương khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng rất khả quan. Bạn có thể tự chế biến bột gạo lứt hoặc tìm mua sản phẩm này những cửa hàng uy tín.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị 1kg gạo lứt và muối hạt.
- Trộn gạo lứt với muối hạt với nhau rồi cho vào chảo rang vàng, để nguội.
- Cho gạo vào máy xay để xay nhuyễn thành bột, cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát để tiện sử dụng.
Cách dùng:
- Đối với người bị thoái hóa khớp, mỗi ngày pha 2 muỗng cafe gạo lứt cùng 100ml nước sôi, đợi cho nguội bớt rồi sử dụng.
- Nên uống 2 lần/ ngày, vào buổi sáng và buổi tối để đạt kết quả tốt nhất.
- Dùng liên tục trong vòng 15 ngày sẽ đạt kết quả cải thiện rõ rệt.
2. Trà gạo lứt
Trà gạo lứt là loại thức uống nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Không chỉ làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc mà trà gạo lứt còn giúp cải thiện đau nhức xương khớp nhờ khả năng kháng viêm, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và cung cấp nguồn sinh lực dồi dào giúp người bệnh khỏe khoắn hơn.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị 200gr gạo lứt, 1 thìa cafe muối, 1 lít nước lọc.
- Cho gạo lứt vào chảo rang lên cho đến khi đổi sang màu nâu đậm, tỏa mùi thơm thì tắt bếp, để nguội.
- Cho gạo lứt vào ấm đun sôi cùng 1 lít nước trong vòng 30 phút.
- Mở nắp cho một ít muối vào, đậy nắp lại đun tiếp cho đến khi hạt gạo mềm nhừ thì tắt bếp.
- Lọc qua rây để lấy phần nước trà gạo lứt, cho vào bình bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
Cách dùng: Kiên trì sử dụng trong vòng 10 ngày sẽ đạt hiệu quả rõ rệt.
3. Cốm gạo lứt
Ngoài bột hoặc trà gạo lứt, bạn cũng có thể chế biến món cốm gạo lứt vừa dễ ăn vừa tốt cho sức khỏe xương khớp.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị 1 – 2kg gạo lứt, mang đi vo sạch rồi nấu chín thành cơm;
- Cơm chín, để nguội rồi bóp rời từng hạt cơm ra, mang đi phơi khô;
- Cho vào chảo rang trên lửa nhỏ, đợi đến khi hạt cơm bung nở đều ra thì tắt bếp;
- Đợi cho nguội hẳn cho vào hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần.
Cách dùng: Người bị thoái hóa khớp dùng từ 100 – 200gr cốm gạo lứt mỗi ngày, dùng cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm. Lưu ý không lạm dụng, không ăn quá nhiều cốm gạo lứt để tránh làm phản tác dụng.
4. Gạo lứt + muối mè
Cơm gạo lứt muối mè là một trong những món ăn thực dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, phù hợp với những người có nhu cầu giảm cân, tăng cường sức khỏe xương khớp như thoái hóa khớp, viêm đau khớp…
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị 300gr gạo lứt, 30gr muối mè hoặc thay thế bằng muối vừng.
- Gạo lứt mang đi vo sạch, chà xát nhẹ tay rồi mang đi nấu cơm như bình thường.
- Sau khi chín thành cơm sẽ có mùi rất thơm, dẻo, ăn cùng với muối mè béo thơm, ngọt mặn hài hòa rất hợp.
Cách dùng: Thời điểm ăn cơm gạo lứt muối mè tốt nhất là vào buổi sáng.
5. Cháo gạo lứt đậu đỏ
Nhắc đến những món ăn ngon từ gạo lứt thì không thể nào bỏ qua món cháo gạo lứt đậu đỏ. Món ăn này cực kỳ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có vấn đề về hệ tiêu hóa.
Theo Đông y, cháo gạo lứt đậu đỏ còn được ghi nhận là bài thuốc cải thiện tốt các triệu chứng thoái hóa xương khớp, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị 50gr gạo lứt và 30gr đậu đỏ.
- Trộn chung gạo lứt với đậu đỏ, mang đi vo sạch rồi ngâm nước 2 tiếng cho mềm.
- Cho vào nồi, đổ nước hoặc nước dùng gà vào hầm cho nhín nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Cách dùng: Người bị thoái hóa khớp nên ăn từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất.
6. Cháo gạo lứt cá hồi
Sự kết hợp giữa gạo lứt và cá hồi không chỉ đem lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe toàn diện mà còn cực kỳ có lợi trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị 200gr gạo lứt, 50gr cá hồi, hành tây, tỏi, bông cải xanh và các loại gia vị thông thường.
- Gạo lứt vo sạch, cho vào nồi ninh đến khi nhừ.
- Sơ chế cá hồi sạch sẽ, cắt miếng vừa ăn, thấm khô nước trên bề mặt rồi mang đi áp chảo.
- Cho cá hồi vào nồi cháo, tiếp tục cho hành tây, tỏi tây cắt hạt lựu, bông cải xanh đã hấp chín vào.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp và múc ra thưởng thức.
Cách dùng: Nên ăn món này khi còn nóng, người bị thoái hóa khớp nên ăn từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất.
7. Cơm gạo lứt đậu Hà Lan non
Đậu Hà Lan non là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khi chứa hàm lượng cao vitamin, trong đó A và K là 2 loại vitamin đặc biệt có lợi cho xương khớp, chống viêm, chống lại các gốc tự do. Nhờ đó bảo vệ xương khớp khỏi các tác nhân gây thoái hóa.
Còn theo Đông y, khi kết hợp gạo lứt với đậu Hà Lan sẽ tạo thành bài thuốc tốt có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ ích vị, lợi thủy tiêu thũng và cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị 150gr gạo lứt, 50g đậu Hà Lan non và nước dùng gà.
- Vo sạch gạo lứt, ngâm nước 2 tiếng rồi vớt ra để ráo.
- Trộn gạo lứt với đậu rồi mang đi hấp cách thủy 20 phút, sau đó đổ nước dùng gà vào để mang đi nấu cơm như bình thường.
Cách dùng: Ăn món này từ 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi chữa thoái hóa khớp bằng gạo lứt
Như đã nói, dùng gạo lứt chỉ có tác dụng bồi dưỡng, bổ sung các chất giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Do đó, người bệnh thoái hóa khớp cần kết hợp với các biện pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể dành cho bạn:
- Tránh lạm dụng gạo lứt, việc dung nạp quá nhiều gạo lứt trong cùng một thời điểm có thể gây ra cảm giác khó tiêu, táo bón. Vì vậy, chỉ nên sử dụng gạo lứt tối đa từ 2 – 3 lần/ tuần.
- Ngoài gạo lứt, nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Đặc biệt, đối với người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc những người có thể trạng yếu. Vì nếu chỉ dùng gạo lứt đơn lẻ chắc chắn sẽ gây thiếu chất, từ đó tăng nguy cơ giảm chất lượng xương khớp và phát sinh thoái hóa khớp.
- Đối với những món ăn được chế biến từ gạo lứt, bạn nên ngâm hạt ít nhất 2 tiếng hoặc có thể ngâm qua đêm để gạo mềm ra, dễ nấu chín hơn.
- Lưu ý không nên chà xát quá mạnh trong lúc vo gạo để tránh làm hao hụt dưỡng chất.
- Chế biến các món từ gạo lứt cần nấu trong thời gian đủ lâu để gạo nở mềm, chín đều và khi ăn phải kỹ mới có thể phát huy tác dụng tối ưu.
Gạo lứt là thực phẩm và không có khả năng chữa bệnh như lời đồn, đặc biệt không có khả năng thay thế các loại thuốc hoặc chỉ định điều trị y tế từ bác sĩ. Vì vậy, người bị thoái hóa khớp cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trụ phù hợp, đẩy lùi bệnh nhanh chóng, lấy lại khả năng vận động bình thường.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Thoái Hóa Khớp Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Hỗ Trợ Điều Trị Tốt Nhất?
- 10 Loại Sữa Dành Cho Người Thoái Hoá Khớp Được Tin Dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!