Nổi mề đay lâu ngày không khỏi do đâu? Cách giúp bạn thoát khỏi
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi xuất phát từ việc người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nặng hơn có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu bệnh tiến triển thành mãn tính.
Nguyên nhân gây nổi mề đay lâu ngày không khỏi
Đối với nổi mề đay lâu ngày không khỏi (nổi mề đay mãn tính) thường xảy ra do các yếu tố dị ứng được lặp đi lặp lại thường xuyên. Đặc trưng của thể bệnh này là có các triệu chứng kéo dài trên 6 tuần và khó điều trị dứt điểm. Cụ thể một vài nguyên nhân như:
- Không điều trị kịp thời: Việc chậm trễ trong việc phát hiện và can thiệp điều trị là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nổi mề đay mãn tính.
- Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân dị ứng: Mặc dù biết cơ thể mẫn cảm và dị ứng với một số tác nhân dị nguyên nhưng người bệnh vẫn không chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.
- Tự phát mề đay mãn tính: Theo một thống kê, có đến hơn 50% bệnh nhân bị bệnh mề đay vô căn, tự phát và không rõ nguyên nhân.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Đối với những bệnh nhân có sẵn hệ miễn dịch yếu kém hoặc đang mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch thường có nguy cơ bị nổi mề đay cao hơn người khỏe mạnh bình thường.
- Do ảnh hưởng của các bệnh lý khác:
- Suy giảm chức năng gan
- Do vi khuẩn Hp
- Nhiễm giun sán
- Bệnh tuyến giáp
Xem thêm: Nóng Trong Người Nổi Mề Đay Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào
Bị nổi mề đay lâu ngày không khỏi có đáng lo ngại không?
Nếu những đợt nổi mề đay cấp chỉ kéo dài dưới 6 tuần và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị, chăm sóc kịp thời, thì nổi mề đay mãn tính hoàn toàn ngược lại. Các triệu chứng phát sinh nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng, ngày càng có xu hướng tăng nặng lên và khó điều trị.
- Mệt mỏi, suy nhược kéo dài
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng da
- Bị chàm hóa da
- Phù mạch
- Sốc phản vệ
Gợi ý: Trẻ nổi mề đay khắp người là hiện tượng gì? Cách chữa trị an toàn
Biện pháp điều trị nổi mề đay lâu ngày không khỏi
1. Hạn chế tiếp xúc với tác nhân dị ứng
Việc thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay kéo dài không khỏi. Vì vậy, chỉ cần hạn chế, tránh tiếp xúc để giảm nguy cơ phát sinh:
- Không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa, thịt bò, nhộng tằm, rượu bia…;
- Không tiếp xúc với các loại hóa chất, bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…
- Không sử dụng các loại dược – mỹ phẩm kém chất lượng.
- Khi phải ra ngoài phải che chắn kỹ lưỡng.
2. Điều trị bằng thuốc Tây
Dùng thuốc trị nổi mề đay theo chỉ định của bác sĩ là giải pháp điều trị triệu chứng hiệu quả nhất.
Các loại thuốc bôi ngoài da chứa hoạt chất giảm viêm, chống ngứa là sản phẩm được ưa chuộng sử dụng
- Thuốc kháng histamine: Các loại thường dùng như Loratadine, Fexofenadine, Desloratadine…
- Thuốc kháng Leukotriene: Một vài loại thường được chỉ định như Zafirlukast, Montelukast…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Điển hình như Tacrolimus, Cyclosporine…
- Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng sưng phù, ngứa ngáy.
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như NSAIDs hoặc Paracetamol…
- Các loại kem bôi ngoài da: Nên chọn sử dụng các loại kem bôi chứa thành phần Menthol, Glycerin…
3. Điều trị theo Đông y
Bài thuốc thể phong hàn
Bài thuốc này phù hợp với người bị nổi mề đay tái đi tái lại do thời tiết thay đổi thất thường. Ngoài các triệu chứng ngoài da, kèm theo đó là các triệu chứng sổ mũi, đau đầu…
Pháp trị: làm ấm, trừ hàn giảm ngứa
Cách thực hiện: Chuẩn bị các vị thuốc gồm quế chi, ké đầu ngựa, bạch chỉ, kinh giới, phòng phong, đan sâm, lá đơn… Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc thể phong nhiệt
Bài thuốc này giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng nổi mề đay lâu ngày không khỏi và các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, vấn đề về đường tiêu hóa, nóng trong người…
Cách thực hiện: Chuẩn bị các vị thuốc gồm kim ngân hoa, bạch thược, sài hồ, xương bồ, cỏ mần trầu, tang diệp, cam thảo, tang ký sinh, quả ké đầu ngựa… Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống 2 lần/ ngày.
Bài thuốc thể thực tích
Bài thuốc này phù hợp cho những trường hợp bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn như hải sản, các loại đậu hạt… Cải thiện các triệu chứng nổi mề đay dai dẳng có kèm theo buồn nôn, đau bụng.
Cách thực hiện: Chuẩn bị các vị thuốc gồm kim ngân hoa, tiêu tân lang, xích thược, địa phụ tử, xiêu sơn tra, bạch phục linh, tiêu mạch nha, bạch tiên bì và kê nội kim. Sắc các vị thuốc trên cùng 3 chén nước cho đến khi nước sắc xuống còn 1 chén. Sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi ngày 1 thang liên tục cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc thể thấp nhiệt
Người bệnh nổi mề đay thể này ngoài các triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù da còn kèm theo các biểu hiện như đau đầu, sốt, tiểu ít, đại tiện khó khăn.
Cách thực hiện: Dùng các vị thuốc gồm trần bì, linh bì, bồ công anh, hậu phác, kim ngân hoa, xích thược, hoạt thạch, bội lan, hoàng cầm, cam thảo. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
4. Tận dụng các loại thảo dược tự nhiên
- Lá trầu không: Bạn có thể dùng lá trầu không nấu nước tắm toàn thân hoặc sắc lấy nước uống hàng ngày nhằm loại bỏ độc tố gây nổi mề đay.
- Lá chè xanh: Bạn dùng lá chè xanh nấu nước uống hoặc nấu nước tắm tùy theo vị trí nổi mề đay.
- Lá kinh giới: Bạn có thể nấu nước lá kinh giới để xông hơi hoặc xay nhuyễn chà xát lên vùng da nổi mề đay để cải thiện triệu chứng.
Tham khảo thêm: Trẻ bị nổi mề đay: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Hướng dẫn phòng tránh tái phát mề đay kéo dài không khỏi
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm bằng nước sạch, có nhiệt độ vừa phải.
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, có chiết xuất organic lành tình.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Nếu có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên hạn chế thực hiện các hoạt động quá sức.
- Hạn chế cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, giảm thực phẩm giàu đạm, nhiều dầu mỡ…
- Uống nhiều nước, khoảng 2 lít/ ngày.
- Giữ tinh thần thoải mái, tích cực, tránh stress.
Nổi mề đay lâu ngày không khỏi là do bản thân người bệnh không biết cách hoặc lơ là trong việc chăm sóc, điều trị. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, đầu tiên hãy chủ động hãy thăm khám ngay để được tư vấn hướng điều trị phù hợp. Sau đó tập trung tuân thủ phác đồ và kết hợp chăm sóc tại nhà để bệnh nhanh khỏi.
Có thể bạn quan tâm
- Nổi mề đay có lây không? Phòng tránh như thế nào hiệu quả
- 6 biến chứng của bệnh mề đay bạn nên quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!