Sỏi thận gây tiểu buốt: Nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Sỏi thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Bệnh sỏi thận gây tiểu buốt là hiện tượng này xảy ra khi viên sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản và cản trở dòng chảy của nước tiểu dẫn đến viêm nhiễm, kích ứng. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, tổn thương đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời.

Sỏi thận gây tiểu buốt nguyên nhân do đâu?

Sỏi thận là tình trạng xảy ra khi các khoáng chất và muối trong nước tiểu kết tủa lại, tạo thành các tinh thể và dẫn đến sự phát triển của các viên sỏi trong thận. Theo thời gian, các viên sỏi từ kích thước nhỏ như hạt cát ban đầu có thể phát triển to hơn. Chúng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi, bao gồm cả tình trạng tiểu buốt.

Sỏi thận gây tiểu buốt
Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu dẫn đến hiện tượng tiểu buốt

Tiểu buốt là một trong những triệu chứng phổ biến của sỏi thận. Nó khiến bệnh nhân bị đau buốt và gặp khó khăn khi đào thải nước tiểu ra ngoài.

Một số nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho hiện tượng sỏi thận gây tiểu buốt như:

  • Tắc nghẽn niệu quản: Khi sỏi di chuyển từ thận vào niệu quản, nó có thể gây tắc nghẽn, khiến nước tiểu không thể thoát ra một cách bình thường. Nước tiểu tích tụ lại làm tăng áp lực bên trong niệu quản và thận, dẫn đến cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
  • Kích thích niệu quản và bàng quang: Trong quá trình di chuyển, viên sỏi thận có thể ma sát, gây kích thích hoặc tổn thương niệu quản và niêm mạc bàng quang. Mỗi khi nước tiểu chảy qua khu vực bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể cảm thấy buốt hoặc đau rát.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Sỏi thận gây tắc nghẽn, khiến nước tiểu bị giữ lại bên trong lâu hơn. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm đường tiết niệu. Khi nhiễm trùng xảy ra, bệnh nhân có thể bị tiểu biểu kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như sốt, ớn lạnh, nước tiểu có mùi hôi, tiểu ra máu…

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận đi tiểu buốt như:

  • Uống ít nước: Thiếu nước làm tăng nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu, khiến viên sỏi phát triển nhanh chóng về mặt kích thước và gây tiểu buốt.
  • Chế độ ăn uống không cân đối: Ăn quá nhiều muối, đường hoặc protein động vật có thể làm tăng nguy cơ tạo sỏi trong thận và gây tiểu buốt.
  • Mắc các bệnh lý chuyển hóa: Các bệnh như tăng calci niệu, tăng acid uric và các rối loạn chuyển hóa khác có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận đi tiểu buốt.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh trong thời gian dài có thể dẫn đến sỏi thận đi tiểu buốt. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh, NSAIDs, thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị dự phòng bệnh gout cấp.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Người bị bệnh gout, viêm ruột và các bệnh lý liên quan đến niệu quản có nguy cơ hình thành và phát triển kích thước sỏi thận nhanh hơn những người khác.

Nắm rõ nguyên nhân có thể giúp bạn phòng ngừa và kiểm soát sỏi thận một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu nguy cơ tiểu buốt và các biến chứng khác liên quan đến sỏi thận.

XEM THÊM: Sỏi Thận Gây Đau Lưng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nhận biết triệu chứng tiểu buốt do sỏi thận

Triệu chứng tiểu buốt do sỏi thận có thể nhận biết qua một số dấu hiệu đặc trưng như:

  • Cảm giác đau rát hoặc buốt khi đi tiểu: Tiểu buốt do sỏi thận thường đi kèm với cảm giác đau rát hoặc buốt mạnh khi dòng nước tiểu chảy qua nơi viên sỏi đang hiện diện hay vị trí mà sỏi thận gây tổn thương.
  • Cơn đau lan từ lưng xuống bụng dưới và háng: Cơn đau có thể bắt đầu từ vùng thắt lưng, phía bên thận bị ảnh hưởng rồi lan xuống bụng dưới và khu vực háng khi sỏi di chuyển qua niệu quản. Đây là dấu hiệu điển hình của sỏi thận.
  • Đau quặn từng cơn: Cơn đau do sỏi thận gây ra thường đến theo từng cơn, quặn thắt và có thể rất dữ dội khi sỏi di chuyển, đặc biệt là khi đi tiểu.
  • Tăng tần suất và cảm giác mót tiểu: Bệnh sỏi thận không chỉ gây tiểu buốt mà còn khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu liên tục, đặc biệt là khi sỏi đã di chuyển xuống gần bàng quang. Tuy nhiên, số lượng nước tiểu được đào thải ra ngoài ở mỗi lần khá ít hoặc thậm chí nhỏ giọt chứ không tạo thành dòng chảy như bình thường.
  •  Nước tiểu đổi màu và có mùi khác thường: Khi sỏi cọ xát với niệu quản hoặc bàng quang, nó có thể gây chảy máu khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ, hồng, nâu. Trường hợp sỏi gây nhiễm trùng đường tiểu, nước tiểu có thể trở nên đục và có mùi hôi khó chịu.
bị sỏi thận đi tiểu buốt
Hiện tượng tiểu buốt do sỏi thận thường kèm theo tình trạng đau rát hoặc đi tiểu ra máu

Trên thực tế, triệu chứng tiểu buốt cũng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Để chắc chắn rằng bạn bị tiểu buốt do sỏi thận, hãy đi khám bác sĩ nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.

Bị sỏi thận đi tiểu buốt có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận có thể gây tiểu buốt ở nhiều mức độ khác nhau, tùy theo vị trí, kích thước sỏi và tổn thương do sỏi gây ra. Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn gia tăng nguy cơ phát triển các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sỏi gây tắc nghẽn nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm trùng.
  • Tổn thương thận, bàng quang: Tình trạng tắc nghẽn kéo dài kèm theo nhiễm trùng thận có thể làm tổn thương thận, bàng quang.
  • Suy thận: Sỏi thận gây tiểu buốt, tắc nghẽn kéo dài làm tăng áp lực lên thận, khiến thận bị suy giảm chức năng và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy thận
  • Tiểu ra máu nhiều gây thiếu máu: Sỏi cọ xát với niêm mạc niệu quản hoặc bàng quang không chỉ gây đau buốt khi đi tiểu mà còn dẫn đến chảy máu. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu do tiểu ra máu quá nhiều.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Những biến chứng trên đều có thể được ngăn ngừa và kiểm soát nếu tích cực điều trị ngay từ khi phát hiện bị sỏi thận đi tiểu buốt.

XEM NGAY: Sỏi thận tiểu ra máu có phải biến chứng nguy hiểm? Cách trị

Chẩn đoán bệnh sỏi thận gây tiểu buốt

Quá trình chẩn đoán sỏi thận gây tiểu buốt thường dựa trên việc đánh giá triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm hình ảnh. Dưới đây là các phương pháp đang được bác sĩ thực hiện:

Chẩn đoán bệnh sỏi thận gây tiểu buốt
Siêu âm bụng có thể giúp xác định nguyên nhân bị sỏi thận đi tiểu buốt
  • Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh, tình trạng tiểu buốt và các triệu chứng liên quan nhằm đưa ra đánh giá ban đầu về nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra sự hiện diện của hồng cầu, bạch cầu, tinh thể, vi khuẩn hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Nếu nghi ngờ có nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ đề nghị cấy nước tiểu để xác định loại vi khuẩn và độ nhạy với kháng sinh.
  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra chức năng thận, đánh giá mức độ điện giải và các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm bụng, chụp X-quang bụng, chụp CT hay chụp MRI để xác định vị trí, kích thước, số lượng sỏi cũng như mức độ tắc nghẽn niệu quản.

Các phương pháp chẩn đoán trên cho phép bác sĩ xác định được nguyên nhân gây tiểu buốt do sỏi thận và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.

Cách điều trị sỏi thận gây tiểu buốt

Không phải trường hợp nào bị sỏi thận đi tiểu buốt cũng cần phẫu thuật. Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn hoặc can thiệp tán sỏi không xâm lấn để hạn chế tổn thương cho đường tiết niệu.

1. Điều trị bảo tồn

Bao gồm các phương pháp nội khoa như:

  • Uống nhiều nước: Từ 2.5 – 3 lít/ ngày. Chất lỏng giúp tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ đẩy sỏi nhỏ ra ngoài qua đường tiểu. 
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm cảm giác đau buốt khó chịu khi đi tiểu.
  • Thuốc giãn cơ trơn niệu quản: Tamsulosin hay các thuốc giãn cơ khác có thể được kê đơn để làm giãn các cơ co thắt trong niệu quản, qua đó giảm đau và hỗ trợ sỏi di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu có nhiễm trùng đường tiết niệu kèm theo, bệnh nhân cần điều trị bằng phác đồ kháng sinh phù hợp.

ĐỪNG BỎ QUA: Top 7 loại thuốc điều trị sỏi thận hiệu quả, được bác sĩ khuyên dùng

2. Các phương pháp can thiệp không xâm lấn hoặc ít xâm lấn

Trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa và tình trạng tiểu buốt vẫn tiếp tục kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác, bệnh nhân sẽ được tán sỏi bằng các phương pháp can thiệp không xâm lấn hoặc ít xâm lấn.

cách điều trị sỏi thận gây tiểu buốt
Tán sỏi qua da là một trong những phương pháp điều trị sỏi thận gây tiểu buốt thường được thực hiện
  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL): Sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ hơn, giúp chúng dễ dàng được đẩy ra ngoài qua đường tiểu. Phương pháp này thường được áp dụng cho sỏi có kích thước nhỏ đến trung bình.
  • Nội soi tán sỏi qua da (PCNL): Được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận gây tiểu buốt do sỏi lớn hoặc sỏi nằm ở vị trí phức tạp trong thận. Khi thực hiện, một ống nhỏ sẽ được đưa qua da vào thận để phá vỡ hoặc loại bỏ viên sỏi ra khỏi cơ thể.
  • Nội soi niệu quản: Sử dụng ống soi nhỏ để tiếp cận sỏi trong niệu quản hoặc thận. Sau đó, viên sỏi được gắp ra hoặc tán nhỏ thành nhiều mảnh để dễ dàng di chuyển ra ngoài.

XEM THÊM: Các phương pháp tán sỏi thận phổ biến và chi phí thực hiện

3. Phẫu thuật mở chữa sỏi thận gây tiểu buốt

Phương pháp này ít khi được chỉ định vì có độ xâm lấn cao, gây mất nhiều máu và kéo dài thời gian phục hồi. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mở để lấy sỏi khi kích thước viên sỏi thận rất lớn hoặc điều trị bằng các phương pháp khác không thành công.

Phòng ngừa tái phát sỏi thận đi tiểu buốt

Việc thay đổi lối sống, kiểm soát các bệnh lý liên quan và thăm khám sức khỏe định kỳ có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận gây tiểu buốt tái phát trở lại. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bệnh:

  • Uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày để ngăn ngừa sự kết tinh và phát triển của sỏi.
  • Hạn chế sử dụng nhiều muối, đường và protein từ động vật trong chế độ ăn. Thay vào đó, bệnh nhân nên tăng cường ăn trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Tránh tự ý bổ sung viên uống canxi bừa bãi.
  • Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ bằng cách kiểm soát tốt các bệnh lý chuyển hóa như gout, tăng calci máu,…
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc thay thế bằng các loại thuốc khác an toàn hơn để tránh hình thành sỏi mới trong thận.
  • Không nhịn tiểu bởi thói quen này có thể khiến nước tiểu bị cô đặc, làm lắng đọng tinh thể và dẫn đến sỏi thận.
  • Tái khám và kiểm tra định kỳ để theo dõi tiến triển của sỏi thận cùng hiệu quả của các biện pháp điều trị, dự phòng bệnh.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị sỏi thận gây tiểu buốt sẽ dựa trên đánh giá của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu về tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Do vậy, người bệnh không tự ý chữa trị tại nhà khiến bệnh ngày càng tăng nặng và gây biến chứng khôn lường.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger