Đau Lưng Đi Tiểu Nhiều Lần: Cách Chữa Trị và Khắc Phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Đau lưng đi tiểu nhiều lần là hiện tượng khá phổ biến, thỉnh thoảng liên quan đến sự suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, những người có tiền sử bị đái tháo đường, tăng huyết áp… cũng dễ gặp phải tình trạng này. 

Đau lưng đi tiểu nhiều lần
Đau lưng đi tiểu nhiều là tình trạng rất khó chịu và là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đáng lo ngại

Đau lưng đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau lưng và đi tiểu nhiều lần đi cùng với nhau chắc chắn là hiện tượng không bình thường. Và đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau đây:

1. Sỏi đường tiết niệu

Sự xuất hiện của sỏi trong đường tiết niệu khiến quá trình đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể bị chặn đứng lại. Sỏi dính vào các mô hoặc không di chuyển gây bế tắc sẽ gây ra các triệu chứng như: 

  • Đau lưng vùng hông và đau bụng dưới vô cùng dữ dội;
  • Tiểu nhiều lần do có cảm giác buồn tiểu liên tục nhưng tiểu ít;
  • Tiểu rát buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có màu đục và mùi hôi khó chịu;
  • Một số trường hợp tiểu ra sỏi; 
  • Kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt cao, lạnh run, phù toàn thân, buồn nôn, nôn ói…; 

2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh vô cùng phổ biến. Một khảo sát cho thấy nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với nam giới do niệu đạo của nữ ngắn hơn của nam.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Phần lớn trường hợp là do vi khuẩn E. Coli (Escherichia coli) trong đường ruột gây ra. 

Đau lưng đi tiểu nhiều lần
Đau lưng và tiểu nhiều lần, tiểu buốt thường là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Chúng xâm nhập và tấn công vào đường tiết niệu, phá hủy các tế bào, niêm mạc tại đây, khởi phát viêm nhiễm, bùng phát các triệu chứng viêm cấp đường tiết niệu. Gồm: Kích thích bàng quang tạo cảm giác buồn tiểu, đi tiểu liên tục, nước tiểu có màu sắc và mùi hôi bất thường, kèm theo đau lưng dưới gần khung xương chậu. 

3. Viêm bàng quang

Một trong những bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu và gây đau lưng đi tiểu nhiều đó là viêm bàng quang. 2 thể chính của bệnh là cấp tính và mãn tính.

Nguyên nhân lớn nhất gây viêm bàng quang là do nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài (như Escherichia Coli chiếm 80%, Klebsiella, Chlamydia, Proteus, Mycoplasma, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng…). Ngoài ra, bệnh cũng có thể do viêm bàng quang kẽ, xạ trị vùng chậu hoặc sử dụng thuốc hóa trị… 

Triệu chứng thường gặp gồm: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ tiểu một ít, tiểu ra máu, có mùi hôi tanh, đau rát khi tiểu, đau tức và cảm giác trì nặng vùng bụng dưới, đau lưng dưới gần vùng chậu, sốt nhẹ… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư bàng quang. 

4. Các bệnh về thận

Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể và đảm nhiệm vai trò lọc thải độc tố trong máu và bài tiết thông qua nước tiểu. Khi chức năng này suy giảm cũng là lúc cơ thể phát sinh nhiều triệu chứng đáng lo ngại cảnh báo bệnh. 

Trong đó, đau lưng dưới, đau bụng dữ dội kèm theo đi tiểu nhiều, tiểu rát buốt, ra máu… thường liên quan đến các vấn đề về thận. Chẳng hạn như: thận hư, thận yếu, sỏi thận, suy thận, suy tuyến thượng thận, thận đa nang, viêm mô thận…đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Tùy theo nguyên nhân bệnh mà các triệu chứng đi kèm sẽ khác nhau, thường gặp nhất là ói mửa, phù thũng tay chân, biếng ăn, tăng huyết áp, ngứa ngáy cơ thể, đau lưng đi tiểu nhiều lần…

5. Các bệnh ở nữ giới

Nữ giới là đối tượng dễ gặp phải tình trạng đau lưng đi tiểu nhiều lần do ảnh hưởng từ các bệnh lý như:

Đau lưng đi tiểu nhiều lần
Chị em bị sa tử cung, viêm âm đạo,… thường gặp triệu chứng đau lưng đi tiểu nhiều lần

Sa tử cung

Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh con. Do tử cung nằm trên âm đạo, sau sinh hệ thống dây chằng, cơ sàn chậu bị căng giãn quá mức và mất đi khả năng nâng đỡ tử cung. Cuối cùng dẫn đến tử cung sa ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Trong đó, tiểu nhiều lần kèm theo đau lưng thường xuất hiện ở mức độ nặng nhất, tử cung tụt hoàn toàn ra ngoài âm đạo, không tự co lên được, có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, khi bị sa tử cung chị em còn bị tiểu rắt, tiểu khó, rát buốt, táo bón, đau bụng… 

Viêm âm đạo

Âm đạo nằm ở vị trí đặc biệt nhạy cảm nên rất dễ bị viêm nhiễm nếu vệ sinh không đúng cách. Sự tấn công của vi khuẩn, virus hoặc nấm khiến cho môi trường bên trong âm đạo thay đổi, mất cân bằng độ pH sinh lý và tạo điều kiện viêm nhiễm bên trong.

Thông qua ngả âm đạo, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập sang nhiều bộ phận khác như bàng quang, thận. Từ đó gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Ngoài 2 bệnh lý trên, nữ giới bị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp niệu đạo… cũng là nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng, đi tiểu nhiều lần.

TÌM HIỂU THÊM: Đau Bụng Dưới Bên Trái Kèm Đau Lưng Là Bệnh Gì?

6. Các bệnh ở nam giới

Ngoài các bệnh lý trên, nam giới thường xuyên bị đau lưng, đi tiểu nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về cơ quan sinh dục, hệ thống sinh sản đáng lo ngại như:

Đau lưng đi tiểu nhiều lần
Nam giới bị đau lưng đi tiểu nhiều lần có thể là dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn…
  • Viêm tuyến tiền liệt: Là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sau đó di chuyển tấn công đến tuyến tiền liệt và gây viêm nhiễm, tổn thương tại cơ quan này. Một vài triệu chứng dễ nhận biết gồm tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần, cảm giác buồn tiểu liên tục, nước tiểu đục, lẫn máu, kèm theo đau lưng dữ dội, đau bụng, đau bẹn, sưng đau dương vật, tinh hoàn, đau vùng đáy chậu… 
  • Viêm mào tinh hoàng: Là tình trạng sưng viêm khu trú tại khu vực mào tinh hoàn, có thể là do yếu tố nhiễm khuẩn hoặc không. Bệnh được chia làm 2 thể gồm cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng thường gặp như đi tiểu nhiều lần, rát buốt, bìu sưng đỏ, ớn lạnh, đau khi quan hệ hoặc xuất tinh, chảy dịch mủ từ dương vật, sưng hạch bạch huyết và đau bụng, đau lưng dưới gần xương chậu… 

7. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những căn bệnh vừa nêu trên, tình trạng đau lưng đi tiểu nhiều lần còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khó lường khác như:

Ngoài ra, quan hệ tình dục mạnh bạo, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, lạm dụng thuốc khác sinh, phụ nữ mang thai… cũng là những trường hợp dễ bị đau lưng đi tiểu nhiều lần.  

Bị đau lưng đi tiểu nhiều lần có nguy hiểm không? 

Có thể thấy chỉ với 1 triệu chứng duy nhất là đau lưng đi tiểu nhiều lần nhưng lại có thể chẩn đoán ra rất nhiều bệnh lý khác nhau, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy, để nhận định hiện tượng này có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào bệnh lý gây ra là gì. 

Thông thường với các nhóm bệnh lý về nhiễm khuẩn các cơ quan như thận, bàng quang, sinh dục ở cả nam lẫn nữ nói chung…, hiện tượng đi tiểu nhiều lần kèm theo đau lưng thường không quá nguy hiểm, có thể kiểm soát dễ dàng trong giai đoạn đầu.

Tuy nhiên chỉ đến khi bệnh tiến triển đến khoảng 70 – 80% mới bộc phát ra ngoài thông qua các triệu chứng. Lúc này, việc điều trị khá phức tạp và khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí.

Một số trường hợp còn gây biến chứng về ung thư, kéo theo các bệnh về tim mạch,  thiếu máu, tăng huyết áp, hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao sinh non, sảy thai… rất khó lường. 

Chẩn đoán chứng đau lưng đi tiểu nhiều lần

Để xác định được nguyên nhân bệnh lý gây đau lưng, tiểu nhiều cũng như hướng điều trị phù hợp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Thường áp dụng nhất là:

Đau lưng đi tiểu nhiều lần
Xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra cột sống là 2 chẩn đoán tình trạng đau lưng đi tiểu nhiều lần phổ biến nhất
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm kiểm tra phát hiện các yếu tố, tác nhân gây nhiễm trùng hoặc các chỉ số bất thường khác.
  • Đo lượng nước tiểu trong bàng quang: Là cơ sở đánh giá chức năng đường tiết niệu, phát hiện sự tắc nghẽn hoặc các dây thần kinh, nhóm cơ bàng quang gặp trục trặc. 
  • Lập bảng nhật ký: Dựa theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh sẽ phải lập một bảng nhật ký ghi lại chi tiết và đầy đủ các thông tin gồm: lượng nước đã uống, số lần đi tiểu, thời điểm có nhu cầu tiểu tiện, lượng nước tiểu được thải ra… Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ đánh giá việc đi tiểu của bạn có bình thường hay không.
  • Kiểm tra cột sống: Ngoài các xét nghiệm chẩn đoán về nước tiểu, cột sống lưng của người bệnh cũng cần được kiểm tra tổng quát một cách kỹ lưỡng. Thông thường, một số tổn thương cột sống – tủy sống cũng có thể gây ra rối loạn tiểu tiện. Đặc trưng với tình trạng có nhu cầu tiểu tiện nhiều, tiểu không kiểm soát, không giữ được nước tiểu trong bàng quang, bí tiểu, bí tiểu nghịch thường… 

Cách điều trị xử lý tình trạng đi tiểu nhiều lần kèm theo đau lưng

Khi thấy hiện tượng đau lưng và đi tiểu nhiều lần xảy ra, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Tùy theo nguyên nhân, mức độ và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

1. Điều trị theo Y học hiện đại

Để chữa đau lưng đi tiểu nhiều lần, Y học hiện đại thường áp dụng 2 biện pháp chính là dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu (điều trị nội khoa) hoặc phẫu thuật (điều trị ngoại khoa). Tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. 

Đau lưng đi tiểu nhiều lần
Tùy theo nguyên nhân gây đau lưng đi tiểu nhiều mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiện đại phù hợp

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc thường dùng khi bị đau lưng, đi tiểu nhiều lần chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát, làm giảm triệu chứng tạm thời và ngăn chặn bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn: 

  • Thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol, Ibuprofen, Voltaren, Vioxx, Profenid…; 
  • Thuốc kháng sinh dùng cho người bị đau lưng và tiểu nhiều do nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Có thể kể đến như Penicillin, Levofloxacin, Amoxicillin, Ciprofloxacin… 
  • Người bị đau lưng, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm do suy giảm chức năng thận thường dùng thuốc Simvastadin, Lovastatin, Atorvastatin… 

Lưu ý: Sử dụng thuốc Tây là biện pháp đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro tác dụng phụ nguy hiểm như đau bụng, dị ứng, nổi mẩn ngứa, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa… Bởi vậy chỉ dùng khi có chỉ định và tuân thủ tuyệt đối liều dùng trong suốt quá trình sử dụng. 

Vật lý trị liệu

Song song với dùng thuốc, người bệnh cũng cần phải kiên trì tập luyện bàng quang và trị liệu cột sống để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh hơn. 

  • Đối với tập luyện bàng quang: Sau 2 – 3 tuần bàng quang bị chấn thương, người bệnh có thể tiến hành tập bàng quang luyện bàng quang. Có 2 cách tập cơ bản là tập bằng tay và tập theo phương pháp Munro. Trong đó:
    • Tập bằng tay 2 lần/ ngày, liên tục trong vòng 7 – 10 ngày giúp bàng quang lấy lại sự nhịp nhàng khi căng đầy và xẹp xuống, phục hồi phản xạ tiểu tiện có kiểm soát. 
    • Tập theo phương pháp Munro được thực hiện bằng cách rửa bàng quang khi truyền dung dịch vào trong, kích thích cơ rối bàng quang co bóp mạnh, phục hồi nhanh hơn. Thực hiện 2 lần/ ngày sáng và chiều, mỗi lần 2 – 3 lít. 
  • Đối với tập luyện cột sống: Vật lý trị liệu cột sống nên được thực hiện bằng cách vận động, tập các bài tập yoga, thiền định… tác động tích cực đến các đốt sống, từ đó giảm đau nhanh chóng. Đồng thời, cải thiện sức mạnh vùng xương chậu, thúc đẩy quá trình đào thải nước tiểu.

HỮU ÍCH: Hướng Dẫn 7 Bài Tập Yoga Chữa Đau Lưng Hiệu Quả Tại Nhà

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định cho những trường hợp nặng, bị đau lưng tiểu nhiều lần kéo dài, không giảm khi điều trị bảo tồn hoặc có biến chứng, đe dọa tính mạng.

Một số thủ thuật thường áp dụng như: mổ nội soi, mổ lấy sỏi thận, phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ tuyến tiền liệt… Phức tạp hơn có thể phải chạy thận hoặc ghép thận nhân tạo để duy trì sự sống. 

2. Chữa bệnh theo Đông y

Bên cạnh Tây y, Đông y cũng là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn không tác dụng phụ, được nhiều người chọn lựa áp dụng. Bài thuốc tác động tích cực đến các tạng phủ, loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Đồng thời kiểm soát triệu chứng đau lưng đi tiểu nhiều lần và hỗ trợ phục hồi các thương tổn, phòng ngừa tái phát. 

Một số bài thuốc thường dùng như:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị tang phiêu tiêu và hoài sơn mỗi vị 30g, 15g ích trí nhân. Sắc với 500ml nước để lấy nước uống. Chia làm 2 phần bằng nhau, dùng sáng và tối sau mỗi bữa ăn để đạt kết quả tốt nhất. 
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị huyền sâm, rễ cỏ tranh đinh lăng, cẩu tích và kim tiền thảo mỗi vị 16g, 30g thủy long và 20g thục địa. Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống để làm thuyên giảm đáng kể triệu chứng bệnh. 
  • Bài thuốc số 3: Chuẩn bị kim ngân, thương nhĩ, mã đề và thổ linh mỗi vị 20g. Sắc lấy nước uống hàng ngày, uống 1 thang/ ngày là tối đa. 

3. Áp dụng các bài thuốc Nam dân gian 

Trong tự nhiên, có rất nhiều loại dược liệu đơn giản, dễ tìm kiếm. Đồng thời hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng đau lưng, tiểu nhiều lần hiệu quả, ít tác dụng, an toàn cho người dùng. Một số mẹo chữa đau lưng tiểu nhiều lần theo kinh nghiệm dân gian như sau:

Gừng, tỏi ngâm mật ong

Gừng và tỏi là 2 nguyên liệu được dùng phổ biến trong chế biến thức ăn hàng ngày nhằm tạo mùi vị thơm ngon cho món ăn. Đặc biệt, chúng có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, giảm đau lưng và bổ thận khá tốt. Thực hiện mẹo này thường xuyên sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng đau lưng, tiểu nhiều, tăng sức đề kháng tốt cho sức khỏe. 

Đau lưng đi tiểu nhiều lần
Gừng, tỏi ngâm mật ong cải thiện tình trạng đau lưng, tiểu nhiều lần hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị gừng, tỏi với lượng bằng nhau; 
  • Tỏi bóc vỏ, gừng gọt vỏ, rửa sạch và để cho ráo nước; 
  • Đập dập gừng, tỏi rồi xếp vào bình thủy tinh, đổ mật ong vào ngập bề mặt dược liệu; 
  • Đậy kín nắp, ủ ít nhất 1 tuần là có thể sử dụng được; 
  • Người bệnh dùng mật ong pha nước ấm để uống, kết hợp ăn 1 – 2 miếng gừng, tỏi mỗi ngày; 
  • Kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 3 – 4 tuần để đạt kết quả tốt nhất; 

Đỗ đen kết hợp lá hẹ

Trong Đông y, lá hẹ là loại dược liệu quý có vị cay, tính ấm, được quy vào các kinh Can, Thận, Vị. Rất nhiều bài thuốc sử dụng hẹ để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian nhờ khả năng bổ thận, tráng dương, bổ khí, thanh nhiệt, giải độc.

Còn đậu đen có vị ngọt, tính bình, quy vào Tỳ, Thận và có khả năng hoạt huyết, ích thận, làm mát, giải độc. Kết hợp lá hẹ với đậu đen càng làm tăng hiệu quả điều trị triệu chứng đau lưng và tiểu nhiều lần. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi, 1 nắm đậu đen và rửa sạch, để ráo nước;
  • Cho vào ấm đun, đổ nước vào sắc kỹ lấy nước; 
  • Chia làm 3 phần uống hết trong ngày, uống khi còn ấm nóng và ăn cả phần cái trước mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Uống nước kỷ tử

Đông y ghi nhận kỷ tử là loại dược liệu có tính bình, hơi hàn, vị ngọt và không độc, quy vào kinh Can, Phế, Thận. Còn theo các nghiên cứu khoa học, kỷ tử chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe gồm: 4 chất chống lão hóa, hoạt chất polysaccharides giúp kiểm soát hệ thống sinh hóa, tác động tích cực đến từng tế bào trong khắp cơ thể.

Uống nước kỷ tử mỗi ngày giúp bổ sung năng lượng, ổn định sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, tốt cho tim mạch và thị lực. Đồng thời giúp chữa mất ngủ, giảm cân, bồi bổ thận âm, thận dương, cải thiện tình trạng đau lưng đi tiểu nhiều lần. 

Cách thực hiện

  • Hãm 30gr kỷ tử khô cùng 500ml nước sôi khoảng 20 phút; 
  • Uống khi còn ấm nóng là tốt nhất; 
  • Có thể kết hợp với các loại thảo mộc khác như táo đỏ, trà hoa cúc, nụ hoa tam thất.. để tăng hiệu quả điều trị. 

Ngoài ra, ăn cháo hạt kê, giá đỗ, thịt ba ba… cũng là những bài thuốc dân gian có khả năng hỗ trợ điều trị chứng đau lưng đi tiểu nhiều lần. 

Lưu ýMẹo chữa bệnh bằng các loại dược liệu dân gian chỉ phù hợp với những người mắc bệnh nhẹ, vừa khởi phát. 

Cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát đau lưng tiểu nhiều lần

Những biện pháp dưới đây không chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau lưng, tiểu nhiều lần mà còn giúp phòng ngừa tái phát hiệu quả. Cụ thể:

Đau lưng đi tiểu nhiều lần
Tập thể dục rèn luyện thể chất thường xuyên tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, nhất là cơ quan sinh dục để ngăn chặn các tác nhân gây viêm nhiễm;. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên ăn những loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, củ quả, trái cây, sữa chua… Tránh ăn thực phẩm nêm nếm nhiều gia vị, nhiều muối, dầu mỡ, thức uống có cồn, caffein, gas… vì sẽ càng gây kích thích bàng quang, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh;
  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, tránh stress, căng thẳng quá mức, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, quan hệ tình dục điều độ; 
  • Tập luyện thể dục hàng ngày, vừa sức như các bài tập yoga, đi bộ, bơi lội, thiền định… để tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, nâng cao sức khỏe cơ sàn chậu, tăng cường khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang.
  • Trước khi đi ngủ bạn nên ăn một ít nho khô để cải thiện tình trạng bệnh. Theo nghiên cứu, nho khô giàu chất xơ rất tốt cho người thường xuyên đi tiểu nhiều và đau lưng. Thời điểm ăn tốt nhất là vào 30 phút trước khi ngủ, ăn 1/4 cốc nho khô liên tục trong vòng nhiều ngày;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe tổng quát, phát hiện sớm các bất thường và có hướng điều trị kịp thời.

Đau lưng đi tiểu nhiều lần là tình trạng không quá nguy hiểm, có thể cải thiện được bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng hơn hết để trị khỏi bệnh, bạn cần thăm khám sớm để chẩn đoán và chữa trị theo phác đồ phù hợp. Không tự ý chữa bệnh tại nhà hoặc lơ là bỏ quan triệu chứng bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger