Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Laser: Quy Trình Và Chi Phí

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser là một phương pháp xâm lấn tối thiểu, được áp dụng phổ biến cho trường hợp thoát vị ở mức độ nhẹ và trung bình. Phương pháp này sử dụng hiệu ứng nhiệt của tia Laser để làm bốc hơi / đốt cháy một phần nhân nhầy thoát vị. Từ đó giảm chèn ép dây thần kinh, giảm đau và tê yếu.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser
Tìm hiểu quy trình, chi phí và cách chăm sóc sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Thế nào là điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong bao xơ thoát vị và chèn ép vào rễ thần kinh. Bệnh lý này xảy ra khi bao xơ bị rách do chấn thương và lão hóa. So với thoát vị đĩa đệm ở người trẻ, người trung niên thường dễ mắc bệnh hơn.

Tùy thuộc vào tình trạng, quá trình điều trị thường bao gồm thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Ngoài ra phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser cũng được áp dụng phổ biến, còn được gọi là kỹ thuật giải áp đĩa đệm bằng laser qua da (PLDD).

Dùng tia laser điều trị thoát vị đĩa đệm là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Trong đó tia laser được sử dụng để loại bỏ một phần nhân nhầy thoát vị. Điều này giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh và kiểm soát triệu chứng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser hiệu quả không?

Hầu hết những trường hợp nhẹ và trung bình có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị này. Khi sử dụng, các tia laser tạo hiệu ứng nhiệt thông qua da. Từ đó giúp làm cháy và bốc hơi một phần nhỏ của nhân nhầy đang thoát vị. 

Sau khi thực hiện, các dây thần kinh được giải phóng, giảm áp suất nội địa. Hơn nữa một lượng mô nhỏ ở nhân nhầy hoặc trung tâm đĩa đệm mất đi giúp khối thoát vị di chuyển và trở lại vị trí bình thường.

Tia laser tạo hiệu ứng nhiệt qua da, đốt cháy một phần nhỏ của nhân nhầy thoát vị
Tia laser tạo hiệu ứng nhiệt qua da, đốt cháy một phần nhỏ của nhân nhầy thoát vị, giảm chèn ép thần kinh

Với cơ chế này, tình trạng thoát vị được cải thiện hiệu quả. Đồng thời những cơn đau lưng / đau cổ, co thắt, cứng và tê chân đo thoát vị đĩa đệm sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Ưu nhược điểm khi dùng laser điều trị thoát vị đĩa đệm

Phần lớn các trường hợp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser có kết quả tốt, bệnh nhân cảm thấy thoải mái và những triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này có một số ưu điểm và nhược điểm dưới đây:

Ưu điểm

Ngoài mang đến hiệu quả cao, việc xâm lấn tối thiểu bằng tia laser còn có những ưu điểm sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người bệnh, bảo tồn cấu trúc, chức năng của cột sống và đĩa đệm. Khi thực hiện, tia laser chỉ đốt cháy và loại bỏ phần nhân nhầy đang thoát vị.
  • Không làm mất ổn định tủy sống.
  • Quy trình nhanh chóng, khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.
  • Trong và sau khi thực hiện, bệnh nhân không gây mê và không cần nằm viện.
  • Bệnh nhân phục hồi nhanh sau khi thực hiện.
  • Dùng tia laser điều trị thoát vị đĩa đệm hoàn toàn không gây khó khăn khi cần mổ hở.

Nhược điểm

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser không phù hợp với trường hợp nặng. Hơn nữa việc dùng tia laser không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh như mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao.

Ai nên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Laser phù hợp với những nhóm đối tượng sau:

  • Thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ và trung bình
  • Điều trị nội khoa (như dùng thuốc, vật lý trị liệu…) không mang lại hiệu quả
  • Kháng thuốc

Chống chỉ định

Dùng laser điều trị thoát vị đĩa đệm không phù hợp với những trường hợp sau:

Chống chỉ định cho trường hợp nặng
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser không phù hợp với những trường hợp nặng
  • Thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng và khối thoát vị có kích thước lớn khiến dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng
  • Chít hẹp ống sống, lỗ liên hợp nặng
  • Những người có đĩa đệm mất nước nghiêm trọng
  • Xẹp đĩa đệm nặng
  • Trượt đốt sống từ vị trí thoát vị ở mức độ II trở lên
  • Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
  • Tại vị trí thoát vị, cột sống bị nứt, gãy hoặc xẹp lún
  • Bệnh nhân có tâm lý không ổn định hoặc bị rối loạn tâm thần
  • Đĩa đệm bị vỡ hoặc mất chức năng trên 50%
  • Ung thư cột sống
  • Viêm nhiễm nghiêm trọng, có mủ tích tụ ở vị trí ngoài da
  • Bệnh nhân bị suy nhược cơ thể hoặc đang bị sốt
  • Phụ nữ có thai hoặc đang có dự định mang thai
  • Phụ nữ đang nuôi con bú cần thận trọng

Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Trước khi dùng tia laser chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh được khám và xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, CT, MRI cột sống…) để đánh giá tình trạng kỹ lưỡng. Từ đó có những chỉ định thích hợp.

Ngoài ra người bệnh được giải thích về quy trình và lợi ích, yêu cầu ngừng sử dụng thuốc lá, rượu bia và những chất kích thích. Vào ngày điều trị, bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi để cảm thấy thoải mái tối đa.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser có quy trình khá đơn giản và nhanh chóng (chỉ sau 30 phút đến 1 giờ). Dưới đây là những bước cơ bản trong quá trình điều trị:

  • Bước 1: Gây tê cục bộ. Bước này giúp giảm cảm giác đau và khó chịu trong quá trình thực hiện kỹ thuật.
  • Bước 2: Chiếu tia laser ở vị trí cụ thể với bước sóng và cường độ thích hợp. Tia laser được chiếu qua da, vào vùng đĩa đệm đang bị thoát vị dưới sự hướng dẫn của tia X. Đảm bảo tác động đúng vị trí, không ảnh hưởng đến cấu trúc lân cận và đốt cháy nhân nhầy với lượng thích hợp.
  • Bước 3: Kết thúc điều trị. Bệnh nhân được yêu cầu ở lại bệnh viện và theo dõi trong vòng 30 đến 60 phút
  • Bước 4: Bệnh nhân ra về và theo dõi thêm nếu không phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser
Quy trình điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser đơn giản, nhanh chóng và an toàn cho người bệnh

Rủi ro khi trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Dùng laser điều trị thoát vị đĩa đệm là một phương pháp chữa bệnh an toàn và ít xâm lấn. Tuy nhiên, một số rủi ro dưới đây có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Đĩa đệm mất nước và xuất hiện bọt khí trong nhân nhầy
  • Xẹp đĩa đệm
  • Dày dây chằng hoặc xơ dính. Những trường hợp này cần can thiệp phẫu thuật để xử lý
  • Hẹp ống sống

Để phòng ngừa biến chứng, người bệnh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ. Đồng thời lựa chọn những địa chỉ uy tín và can thiệp với bác sĩ giỏi để đảm bảo thành công.

Chăm sóc sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser

Chăm sóc sau điều trị là một quá trình quan trọng, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh bằng tia laser. Sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser, người bệnh cần thực hiện những biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Không ăn uống trong vòng 4 giờ

Sau điều trị, người bệnh không nên ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trong vòng 4 giờ đầu. Bởi cột sống chưa ổn định có thể chịu áp lực từ hệ tiêu hóa khi ăn no. Sau thời gian này, người bệnh có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

  • Bổ sung dinh dưỡng

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên những loại thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa. Ngoài ra nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu calci, omega-3, kẽm, protein, magie, chất xơ, vitamin A, B, C, D như các loại hạt, đậu, rau lá xanh, củ quả nấu mềm, thịt, trứng, cá, hoa quả, nước ép trái cây…

Các dinh dưỡng có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo mô, tăng tốc độ lành lại, tăng cường chất lượng xương, phục hồi sức mạnh cho cột sống. Các vitamin cũng giúp phục hồi thể trạng, tăng khả năng kháng viêm và chống mệt mỏi sau điều trị.

  • Nghỉ ngơi

Vài ngày đầu sau điều trị, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Điều này giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, tạo điều kiện cho các mô lành lại. Đồng ngăn một số hoạt động khiến cột sống bị tổn thương do mất vững.

Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi vài ngày sau điều trị để tạo điều kiện cho các mô lành lại, giảm cảm giác khó chịu
  • Tránh vật động và mang vác vật nặng

Người bệnh không mang vác vật nặng và vận động nặng sau quá trình điều trị. Bởi điều này có thể làm tăng áp lực lên cột sống, gây đau và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm trong tương lai.

Ít nhất 1 tháng sau điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser, người bệnh có thể trở lại những hoạt động bình thường như đạp xe đạp, đi bộ, đi xe máy…

  • Vật lý trị liệu

Người bệnh được khuyên tập vật lý trị liệu sau quá trình chữa thoát vị đĩa đệm bằng Laser. Trong quá trình này, những bài tập kéo giãn cột sống sẽ được hướng dẫn để tăng tính ổn định, tăng sự dẻo dai và làm mạnh cột sống.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng tăng cường sức cơ, thúc đẩy phục hồi chức năng vận động và giảm đau. Sau đó thực hiện những bài tập có cường độ nặng hơn để trở về đời sống bình thường và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái diễn.

  • Tái khám theo lịch hẹn

Người bệnh cần theo dõi những triệu chứng và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp theo dõi diễn tiến của bệnh và quá trình phục hồi. Đồng thời phát hiện những bất thường, biến chứng sau điều trị để có những giải pháp thích hợp.

Nếu có dấu hiệu bất thường trong vòng 48 giờ đầu sau điều trị, hãy trở lại bệnh viện để được khám và xác định tình trạng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser giá bao nhiêu?

Chi phí điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser phù thuộc vào phân loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Cụ thể:

  • Thoát vị đĩa đệm thông thường: Chi phí dao động từ 15 – 20 triệu đồng/ ca.
  • Thoát vị đĩa đệm đa tầng: Chi phí dao động từ 35 – 40 triệu đồng/ ca
Chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng Laser
Chi phí chữa thoát vị đĩa đệm bằng Laser dao động từ 15 – 20 triệu đồng/ ca

Ngoài ra chi phí điều trị còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Bệnh nhân nằm trong danh sách hỗ trợ hoặc sử dụng bảo hiểm y tế
  • Cơ sở thực hiện hiện
  • Các tình trạng đi kèm

Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm bằng Laser tốt nhất

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser cần được thực hiện ở những địa chỉ uy tín, có máy móc hiện đại và bác sĩ giỏi. Dưới đây là những cơ sở tốt nhất tại TPHCM và Hà Nội:

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 8424 3869 3731 

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 069. 572400

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 40 Phố Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại: (024)38.253.531

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 19006422 – 0982873112

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM

  • Địa chỉ: Số 929 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP. HCM
  • Số điện thoại: 028.39235791 – 39235821 – 39237007

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. HCM
  • Số điện thoại: (84-028) 3855 4138 – (84-028) 3855 4137 

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. HCM (cơ sở 1)
  • Số điện thoại: (84.28) 3855 4269

Bệnh viện Nhân dân Gia Định

  • Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Số điện thoại: 028 38 412 692

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser là phương pháp an toàn, ít xâm lấn với hiệu quả cao và nhiều ưu điểm. Tuy nhiên phương pháp này không phù hợp với trường hợp nặng, bệnh có khả năng tái phát sau điều trị. Do đó người bệnh cần liên hệ và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết hơn.

THAM KHẢO THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger