Mất Ngủ Buồn Nôn Là Bệnh Gì? Các Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ buồn nôn là dấu hiệu suy giảm sức khỏe xảy ra khá phổ biến. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, nhưng phổ biến nhất là ở người lớn tuổi bị lão hóa, mắc các chứng bệnh về thần kinh hoặc thiếu máu lên não. 

Mất ngủ buồn nôn
Có không ít trường hợp bị mất ngủ buồn nôn xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Mất ngủ buồn nôn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Mất ngủ là một trong những dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất ở con người. Đây là hiện tượng đặc trưng với các triệu chứng như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn, dễ giật mình thức giấc và không thể ngủ lại, mệt mỏi sau khi thức dậy, thiếu tỉnh táo, giảm trí nhớ… Hiếm khi đi kèm với buồn nôn.

Tình trạng mất ngủ và buồn nôn khi xuất hiện đồng thời vào cùng một thời điểm được đánh giá là không bình thường. Có thể là dấu hiệu của một rối loạn sức khỏe đột ngột nào đó trong cơ thể hoặc đôi khi cảnh báo các bệnh lý thực thể, tâm thần đáng lo ngại. 

Mất ngủ buồn nôn
Mất ngủ buồn nôn là cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, thậm chí nôn ói quá mức gây gián đoạn giấc ngủ

Người bị mất ngủ buồn nôn thường có một số biểu hiện sau: 

  • Trằn trọc khó ngủ mỗi khi đêm về, khó ngủ hoặc chỉ ngủ những giấc ngắn, không sâu và chập chờn, hay giật mình thức giấc, nhất là thời điểm gần về sáng, sau đó khó có thể ngủ lại tiếp; 
  • Trong lúc ngủ bạn cũng có thể thức giấc nhiều lần vì cảm giác buồn nôn, nôn ói; 
  • Sáng thức dậy trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung và không thể tập trung làm tốt bất kỳ việc gì; 
  • Mất khẩu vị, không có cảm giác thèm ăn, nghe mùi có thể bị buồn nôn, dù là những món ăn quen thuộc; 
  • Ngoài ra, huyết áp tăng cao đột ngột cũng khiến bạn bị hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi và nôn ói nhiều hơn; 

Xem thêm: Triệu Chứng Đau Vai Gáy Mất Ngủ Và Giải Pháp Chữa Trị

Mất ngủ buồn nôn là bệnh gì? 

Các chuyên gia cho biết, tình trạng mất ngủ buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo mắc một số bệnh lý sau: 

1. Thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ kèm theo buồn nôn, một số trường hợp còn bị chóng mặt. Đây là hiện tượng tuần hoàn máu kém, khiến não bộ không được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết để hoạt động.

Lâu ngày khiến cho hệ thần kinh trung ương ngày càng suy yếu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. 

Chứng bệnh này thường gặp ở những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, ngồi yên một chỗ làm việc, ít vận động, chủ yếu là nhóm những người làm công việc nhân viên văn phòng. Ngoài ra, người cao tuổi lão hóa nhanh cũng rất dễ bị rối loạn tuần hoàn máu não do lão hóa và suy giảm chức năng.

2. Rối loạn tiền đình

Hầu hết những người bị rối loạn tiền đình đều có chung những đặc điểm triệu chứng để nhận diện như hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ buồn nôn và khó giữ được thăng bằng, dễ bị chóng mặt và cảm giác như mọi thứ đang bay xung quanh mình.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này là do những áp lực, căng thẳng của hệ thần kinh trung ương. 

Mất ngủ buồn nôn
Mất ngủ và buồn nôn kéo dài là một trong những triệu chứng của rối loạn tiền đình hoặc đau nửa đầu Migraine

3. Chứng đau nửa đầu Migraine 

Migraine là chứng đau nửa đầu hay còn được gọi với cái tên khác là đau đầu vận mạch. Đây cũng là một bệnh lý gây ra tình trạng mất ngủ, chóng mặt và buồn nôn thường xuyên. Khi đang trong giai đoạn phát bệnh, bạn sẽ bị “tra tấn” bởi những cơn đau nửa đầu cực kỳ dữ dội, thường kéo dài từ 4 – 72 tiếng. 

Ngoài ra, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như sợ tiếng động, sợ ánh sáng, chán ăn, sụt cân gầy sút, đau nhức khi vận động, suy giảm sức khỏe thể trạng.

Tình trạng này khiến người bệnh mất ngủ, buồn nôn vô cớ và mất nhiều thời gian mới có thể thuyên giảm, thậm chí không hết đau đầu khi đã nghỉ ngơi. 

3. Tụt đường huyết 

Là tình trạng chỉ số đường huyết trong cơ thể xuống mức thấp, không đạt chỉ số chuẩn đảm bảo sức khỏe. Hầu hết các trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột sẽ có các triệu chứng như mệt lả người, cảm giác đói cồn cào, đau đầu dữ dội, rối loạn nhịp tim, tâm lý thay đổi thất thường… Đây đều là những yếu tố sức khỏe tiêu cực khiến người bệnh phải đối mặt với chứng mất ngủ buồn nôn trong suốt quá trình này. 

4. Ảnh hưởng từ các bệnh lý tim mạch

Hệ thống tim mạch đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và có mối liên hệ mật thiết với giấc ngủ cũng như tâm lý. Khi quả tim hoạt động tốt, chức năng tuần hoàn máu lên não cũng diễn ra hiệu quả hơn.

Và ngược lại, khi hệ tim mạch gặp vấn đề bất ổn, giấc ngủ của người bệnh cũng sẽ bị cản trở, gây khó ngủ, ngủ không ngon. 

Một số vấn đề sức khỏe và bệnh lý tim mạch thường gặp như:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tụt huyết áp đột ngột
  • Tai biến mạch máu não

5. Căng thẳng thần kinh gây đau dạ dày

Một số trạng thái tâm lý bất ổn như căng thẳng, áp lực, lo lắng, sợ hãi hoặc chấn thương gây bệnh tâm thần, rối loạn nội tiết tố… đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất, điển hình như là bị đau dạ dày.

Cơn đau dạ dày thường bộc phát đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, dữ dội, thậm chí khiến bạn không chịu nổi. Đau dạ dày thường kèm theo cảm giác buồn nôn. Vừa đau nhức vừa phải thức giấc liên tục để nôn ói gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ lại. 

Mất ngủ buồn nôn
Tâm lý bất ổn dễ phát sinh đau dạ dày hoặc rối loạn nội tiết gây mất ngủ buồn nôn

6. Rối loạn nội tiết tố

Thường xảy ra ở chị em phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Rối loạn nội tiết được biểu hiện thông qua một số triệu chứng đặc trưng như đau đầu, mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, buồn nôn do ăn uống khó tiêu, chán ăn, mất khẩu vị, sụt cân, mệt mỏi, bốc hỏa, cáu gắt, dễ nổi nóng, bứt rứt… 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có các dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nghiêm trọng. Hiện tượng buồn nôn, ói mửa do ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể và hoàn toàn lành tính, tự biến mất sau khi sinh con.

Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra, cảm giác buồn nôn khiến chị em không muốn ăn uống, ăn ít, thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. 

XEM THÊM: Mất Ngủ Khi Mang Thai – Cách Khắc Phục Hiệu Quả

7. Ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác 

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, khi thường xuyên bị buồn nôn, mất ngủ cũng có thể là những dấu hiệu cơ bản của một số bệnh lý khác như: 

Chứng mất ngủ buồn nôn có đáng lo ngại không? 

Mất ngủ đi cùng với buồn nôn chắc chắn không phải một hiện tượng bình thường. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu tình trạng này không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ rất dễ phát sinh biến chứng và gây hại cho sức khỏe.

Một số ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng mất ngủ và buồn nôn đối với sức khỏe người bệnh như:

Mất ngủ buồn nôn
Vừa mất ngủ vừa buồn nôn dễ gây suy nhược cơ thể, kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác
  • Mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược cơ thể, thậm chí dẫn đến ngất xỉu do ngủ không đủ giấc kèm theo nôn ói liên tục; 
  • Thiếu hụt dinh dưỡng, sút cân gầy yếu, mất ăn mất ngủ khiến cơ thể không đủ năng lượng cần thiết để duy trì chức năng hoạt động; 
  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa, nổi mụn, da sạm nám, sần sùi, cản trở quá trình tuần hoàn, giảm chức năng các tạng gan, thận, tim mạch, phổi…;
  • Giảm miễn dịch tự nhiên, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng; 
  • Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc và học tập mỗi ngày; 
  • Góp phần khởi phát các rối loạn về tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn hưng cảm, trầm cảm, thay đổi tính cách theo hướng tiêu cực; 

Những ảnh hưởng từ tình trạng mất ngủ buồn nôn đối với sức khỏe là rất đáng lo ngại. Cần chú ý quan sát theo dõi để phát hiện kịp thời, đánh giá và thăm khám điều trị bằng phương pháp y khoa phù hợp, phòng ngừa rủi ro biến chứng khó lường. 

Phương pháp điều trị mất ngủ buồn nôn hiệu quả

Tùy theo nguyên nhân, mức độ và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách cơ bản từ đơn giản đến phức tạp, có thể tự áp dụng tại nhà hoặc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. 

1. Mẹo giảm mất ngủ buồn nôn 

Để giảm bớt sự khó chịu do tình trạng mất ngủ buồn nôn gây ra, người bệnh có thể tự thực hiện các mẹo sau: 

Mất ngủ buồn nôn
Một vài thực phẩm vừa tốt cho giấc ngủ vừa cải thiện chứng buồn nôn hiệu quả như chuối, bánh quy, cơm…
  • Dùng thực phẩm chống buồn nôn: Một số loại thực phẩm vừa có khả năng cải thiện giấc ngủ vừa chống lại cảm giác buồn nôn, nên sử dụng thường xuyên như: các loại bánh mì, bánh nướng, bánh quy, cơm, đậu, hạt, gừng, chuối, bạc hà …
  • Uống nhiều nước: Khi cảm giác buồn nôn mất ngủ ập đến, hãy uống ngay 1 ly nước ấm. Nước sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm căng thẳng áp lực, kích thích sự tỉnh táo và hoạt động trơn tru của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa… Để tốt nhất, bạn hãy uống từng ngụm nhỏ, uống lượng vừa phải và chia làm nhiều lần uống trong ngày. 
  • Ngủ đủ giấc: Để giảm mức độ buồn nôn mất ngủ, hãy điều chỉnh lại thói quen ngủ cho phù hợp. Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya, dậy sớm… 
  • Tắm nước ấm: Nước ấm giúp xoa dịu não bộ, giảm căng thẳng thần kinh, giãn các mạch máu, tăng tuần hoàn máu lên não. Nhờ đó giúp cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả. Ngoài ra, sự thoải mái về thần kinh cũng giúp đẩy lùi cảm giác buồn nôn. 
  • Uống trà thảo mộc: Hãy tham khảo uống một số loại trà thảo mộc tốt cho giấc ngủ hoặc trà trị mất ngủ như trà tâm sen, trà lạc tiên, trà hoa cúc, trà lá vông, trà gừng, trà hoa nhài mật ong… Nên uống trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng hoặc uống sau bữa ăn để cải thiện chứng mất ngủ buồn nôn. 
  • Ngâm chân nước ấm: Nước ấm có chứa dược liệu tự nhiên phát huy công dụng rất tốt trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, giải phóng năng lượng xấu và đem lại cảm giác thoải mái toàn thân. Nhờ đó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu, không mộng mị, không bị buồn nôn giữa đêm. 
  • Massage, thiền thư giãn: Trước khi đi ngủ, hãy dành khoảng 15 – 20 phút để massage cổ vai gáy hoặc thiền định để giảm mệt mỏi, căng thẳng. Từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn, không có cảm giác buồn nôn gây gián đoạn giấc ngủ.

ĐỌC NGAY: Hướng Dẫn Ngồi Thiền Chữa Bệnh Mất Ngủ Hiệu Quả Nhanh

2. Điều trị bằng thuốc Tây 

Để cải thiện nhanh chóng triệu chứng mất ngủ buồn nôn với mức độ nghiêm trọng hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý khác, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc cần thiết như: 

  • Promethazine
  • Quetiapine
  • Olanzapine
  • Zolpidem
  • Phenobarbital 
  • Mirtazapine
  • … 
Mất ngủ buồn nôn
Dùng thuốc trị mất ngủ buồn nôn tuy hiệu quả cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe

Lưu ý: Thuốc trị mất ngủ tuy đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng nhược điểm lớn nhất của lại là tác dụng phụ. Nhất là khi dùng sai cách tác dụng phụ sẽ càng nhiều và nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng các cơ quan như gan, thận, tim mạch, đường tiêu hóa… Lạm dụng sẽ gây nhờn thuốc, kháng thuốc, mệt mỏi, đau đầu, gây ảo giác… Do đó, hãy tuân thủ tuyệt đối những chỉ định do bác sĩ đưa ra để đạt hiệu quả tốt nhất, hạn chế rủi ro. 

3. Trị mất ngủ buồn nôn bằng mẹo dân gian

Mẹo chữa chứng mất ngủ buồn nôn theo kinh nghiệm dân gian tuy chưa được y học công nhận chính thức, nhưng đã có nhiều trường hợp sử dụng thành công và đạt hiệu quả rõ rệt.

Cách này tận dụng các loại thảo dược tự nhiên lành tính, chứa các dược chất có đặc tính xoa dịu thần kinh, giúp ngủ ngon và tốt cho tiêu hóa đẩy lùi chứng buồn nôn. 

Một vài loại quen thuộc bạn có thể sử dụng như:

Mất ngủ buồn nôn
Uống trà thảo mộc là mẹo dân gian hiệu quả vừa giúp cải thiện giấc ngủ vừa xoa dịu cảm giác buồn nôn
  • Gừng: Gừng là vị thuốc Đông y tốt cho sức khỏe, có tính ấm, vị cay nồng giúp làm ấm cơ thể, xoa dịu não bộ, cải thiện giấc ngủ và làm dịu cảm giác buồn nôn nhanh chóng. Có thể kết hợp gừng với một ít mật ong nguyên chất để đạt hiệu quả tốt hơn. 
  • Lạc tiên: Đây là loại thảo dược có chứa hàm lượng chất an thần cao, xoa dịu hệ thần kinh trung ương, gây ngủ. Sử dụng trà lạc tiên thường xuyên giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích tiêu hóa và chống buồn nôn. Ngoài trà, bạn có thể dùng lá hoặc thân lạc tiên để làm rau ăn hàng ngày cũng rất tốt. 
  • Đinh lăng: Loại dược liệu này rất giàu dưỡng chất, đặc biệt là vitamin B1, B13, axit amin cần thiết giúp bồi dưỡng thần kinh, tăng cường chức năng não, giảm mệt mỏi, an thần, ngủ ngon, giảm chứng mất ngủ buồn nôn. Bạn có thể dùng trà đinh lăng hoặc phơi khô đinh lăng để nhét gối ngủ. Đây đều là những cách dùng lá đinh lăng trị mất ngủ rất hiệu quả.
  • Lá vông: Chữa mất ngủ buồn nôn bằng lá vông là mẹo hiệu quả được áp dụng phổ biến. Lá vông rất tốt cho sức khỏe, giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu, lo lắng, phiền muộn, các triệu chứng trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, khó tiêu… Đối với lá vông bánh tẻ có thể dùng để chế biến thành món ăn, còn lá vông già phơi khô sắc lấy nước uống. 
  • Hạt sen: Hạt sen là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho giấc ngủ cũng như tiêu hóa. Trong Đông y, hạt sen không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng tâm an thần, hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Chế biến các món ăn ngon từ hạt sen hoặc hãm trà tâm sen uống hàng ngày giúp cải thiện rõ rệt chứng mất ngủ buồn nôn. 
  • Hoa hòe: Đây là thảo dược Đông y rất tốt cho sức khỏe nói chung. Dân gian ghi nhận bài thuốc dùng hoa hòe để chữa chứng mất ngủ, buồn nôn hiệu quả. Bạn có thể thử áp dụng cách này để cải thiện chất lượng giấc ngủ mỗi đêm.

Lưu ý: Các mẹo chữa dân gian vừa kể trên chỉ phù hợp dùng cho những trường hợp bệnh mức độ nhẹ và trung bình, bệnh vừa khởi phát chưa lâu. Vì lượng dược chất trong thảo dược tự nhiên thường khá thấp.

4. Điều trị bằng thuốc Đông y

Chứng mất ngủ và buồn nôn xuất hiện cùng lúc chắc chắn là dấu hiệu của những rối loạn sức khỏe bất thường của cơ thể. Tùy từng trường hợp chẩn đoán nguyên do mà thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Gợi ý một số bài thuốc được sử dụng phổ biến: 

# Bài thuốc số 1

  • Công dụng: An thần, dưỡng tâm, bồi bổ tâm tỳ và giảm căng thẳng. 
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị các vị thuốc gồm: hoàng kỳ, hắc táo nhân, phòng sâm và bạch truật mỗi vị 14g, viễn chí, cam thảo, ngũ vị và trần bì mỗi vị 12g, hậu phác, bán hạ và thần phúc mỗi vị 10g, 8g nhục quế và 6g sinh khương. Sắc mỗi ngày 1 thang, lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

# Bài thuốc số 2

  • Công dụng: Bồi dưỡng khí huyết, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ buồn nôn. 
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị các vị thuốc gồm phòng sâm, ngưu tất, cam thảo, và viễn chí mỗi vị 12g, mạch môn, táo nhân và đương quy mỗi vị 14g, tang diệp, hạt sen và trinh nữ hoàng cung mỗi vị 6g, 10g bạch thược cùng 7 quả đại táo. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, kiên trì dùng cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hoàn toàn. 

Hướng dẫn chăm sóc phòng ngừa chứng mất ngủ buồn nôn

Để đạt kết quả điều trị cao cũng như phòng ngừa tái phát dài lâu, người bệnh cần cần xây dựng lịch trình sinh hoạt khoa học. Cụ thể như sau: 

Mất ngủ buồn nôn
Duy trì thói quen thức – ngủ đúng giờ và cùng một thời điểm cố định để phòng ngừa tái phát mất ngủ
  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc, lặp lại chu kỳ thức – ngủ vào cùng một thời điểm nhất định trong ngày. 
  • Tránh thức khuya dậy sớm, thời gian ngủ ít khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 
  • Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi thư giãn đều trong ngày, làm việc đúng giờ đúng giấc. 
  • Không nên ăn quá no hay để bụng đói đi ngủ, không vận động mạnh sát giờ đi ngủ. 
  • Phòng ngủ chỉ dành để ngủ và quan hệ tình dục, không áp dụng cho bất kỳ hoạt động nào khác. 
  • Tránh xa rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác nếu muốn có một giấc ngủ ngon. 
  • Tập thể dục rèn luyện thể chất hàng ngày, vừa giúp nâng cao đề kháng, tăng cường sức khỏe chung vừa cải thiện chứng mất ngủ và buồn nôn mỗi đêm. 
  • Duy trì tinh thần thoải mái, tích cực, tránh xa stress, căng thẳng trong công việc, học tập và cuộc sống hàng ngày. Dành thời gian làm những việc bản thân đam mê và yêu thích. 

Chứng mất ngủ buồn nôn kéo dài rất ảnh hưởng đến sức khỏe chung, nhất là đối với giấc ngủ vào ban đêm. Do đó, bạn cần sớm phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời bằng các biện pháp tích cực. Chủ động thăm khám sớm, tránh lơ là chủ quan bỏ qua bệnh để phòng ngừa các biến chứng rủi ro khó lường. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger