Mất Ngủ Khó Thở Có Phải Bệnh? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ khó thở là một dạng rối loạn giấc ngủ kèm theo khó thở,tức ngực, run rẩy tay chân… Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, hen suyễn, viêm phế quản…

Mất ngủ khó thở
Mất ngủ khó thở thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phức tạp đe dọa sức khỏe người bệnh

Mất ngủ khó thở là gì? Nguyên nhân gây ra

Mất ngủ khó thở là tình trạng người bệnh bị mất ngủ kéo dài kèm theo các triệu chứng như đau tức ngực và khó thở, thở hụt hơi, tay chân run rẩy, rối loạn nhịp tim, vã mồ hôi…

So với mất ngủ thông thường, tình trạng mất ngủ khó thở thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phức tạp và nguy hiểm hơn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

  • Tâm lý căng thẳng

Stress, căng thẳng dẫn đến rối loạn lo âu hoặc trầm cảm khiến bạn mất ngủ, khó ngủ. Những trạng thái tâm lý như sợ hãi, lo lắng và mệt mỏi khiến bạn cảm thấy khó thở, đau tức ngực, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, vã mồ hôi. Kéo theo đó là tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ gặp ác mộng hoặc dễ giật mình. 

  • Lạm dụng chất kích thích

Các chất kích thích phổ biến như caffein, nicontine, cocaine… trong rượu bia, cà phê, thuốc lá… là nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, trong đó có chứng mất ngủ, khó thở.

Chất kích thích tác động mạnh đến hệ tim mạch và não bộ, tạo cảm giác hưng phấn quá mức, đối với những người có tiền sử bệnh tim hoặc huyết áp sẽ dễ bị căng thẳng thần kinh, mất ngủ khó thở, tim đập nhanh liên hồi… 

  • Tác dụng phụ của thuốc

Có rất nhiều loại thuốc được ghi nhận về tác dụng phụ gây mất ngủ khó thở như thuốc huyết áp, thuốc cảm lạnh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm corticosteroid…

Cơ chế ảnh hưởng được xác định là do sự phản ứng quá mức của các cytokine hoặc chemokine, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, thiếu ngủ gây khó thở. Ngoài ra, tình trạng này cũng xuất hiện phổ biến ở những người đã từng dùng thuốc trị Covid-19 hoặc tiêm ngừa vắc-xin miễn dịch Covid-19. 

Mất ngủ khó thở
Mất ngủ khó thở hậu Covid-19 hoặc là do tác dụng phụ của các loại thuốc tân dược
  • Mang thai

Mất ngủ khó thở là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai. Sự rối loạn hormone nội sinh trong thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này.

Khi có sự rối loạn, tim tăng tần suất hoạt động bơm máu nuôi dưỡng cơ thể, thận hoạt động liên tục để lọc máu. Hậu quả là gây mất ngủ, khó ngủ, khó thở, đau tức ngực, hay bị hụt hơi, mệt mỏi…

Ngoài ra, mất ngủ khi mang thai còn do bụng bầu đã lớn gây chèn ép bàng quang, tăng số lần đi tiểu và làm gián đoạn giấc ngủ, mệt mỏi khó thở. 

  • Một số nguyên nhân khác

Triệu chứng khó ngủ, khó thở cũng có thể xảy ra do huyết áp thấp, tụt đường huyết, chứng ngưng thở khi ngủ, ăn uống không lành mạnh khó tiêu, chướng bụng, các thói quen xấu như trùm chăn kín đầu, mặc áo ngực, há miệng khi ngủ… 

Mất ngủ khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

Tình trạng mất ngủ và khó thở kéo dài, xảy ra thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý đáng lo ngại như: 

1. Các bệnh lý về hệ hô hấp

Sự ảnh hưởng từ các bệnh lý hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ khó thở. Có thể kể đến như: 

Mất ngủ khó thở
Viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn… là những bệnh lý gây ra tình trạng mất ngủ khó thở
  • Viêm phế quản: Là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm, đặc trưng với các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, tức ngực, khó thở nhiều về đêm… Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị gián đoạn giữa đêm, rối loạn nhịp sinh học… 
  • Viêm xoang: Là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hô hấp nằm trong các xoang cạnh mũi. Viêm xoang làm tăng tiết dịch nhầy, thu hẹp đường kính lỗ xoang khiến dịch không thể thoát ra ngoài. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, ngứa họng, khó thở, khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài. 
  • Một số bệnh lý khác: Ngoài ra, một số bệnh lý hô hấp khác gây mất ngủ khó thở như viêm tiểu phế quản, viêm họng, viêm VA, viêm amidan… 

2. Các bệnh lý tim mạch

Một số bệnh lý tim mạch gây khó thở mất ngủ như: 

  • Rối loạn nhịp tim: Chứng rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm. Gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, tức ngực, yếu người, đánh trống ngực, khó thở, ngất xỉu, ban đêm bị mất ngủ, khó ngủ… Một số trường hợp rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể gây ra đột quỵ, suy tim rất nguy hiểm. 
  • Suy tim: Nhịp tim đập quá nhanh hoặc quá chậm có thể gây ra suy tim. Đây là tình trạng tim suy yếu, giảm chức năng bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Suy tim có 2 cấp độ gồm cấp tính và mãn tính. Đặc trưng với các triệu chứng như mệt mỏi, phù chân, rối loạn nhịp tim, ho nhiều, buồn nôn, giảm tập trung và đặc biệt là khó thở, mất ngủ. 
  • Một số bệnh khác: Chẳng hạn như hẹp van tim và bệnh mạch vành cũng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở và mất ngủ ban đêm. 

3. Các bệnh lý về phổi

Một số bệnh lý về phổi khiến người bệnh bị mất ngủ và khó thở thường xuyên như:

  • Bệnh viêm phổi cấp và mạn tính: Viêm phổi là tình trạng các bộ phận trong phổi như túi phế nang, ống phế nang, nhu mô phổi bị viêm nhiễm. Lúc này, lượng chất nhầy ở các túi khí trong phổi tăng lên, dẫn đến giảm lượng oxy trong máu. Bệnh đặc trưng với những triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, uể oải, đổ nhiều mồ hôi, khó thở, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc… 
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Một nghiên cứu mới gần đây cho thấy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay hen suyễn là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ khó thở. Những cơn hen suyễn dẫn đến co thắt phế quản, gây cản trở quá trình lưu thông khí đến phổi. Dẫn đến cảm giác căng tức nặng ngực, khó thở, thở khò khè, kéo theo mất ngủ, khó ngủ ban đêm. 

4. Các bệnh lý về thần kinh

Mất ngủ khó thở có thể là dấu hiệu của các bệnh lý thần kinh như stress, căng thẳng, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần…

Trạng thái tâm lý bất ổn kích thích cơ thể sản sinh vô số gốc tự do, tấn công mạnh mẽ và gây tổn thương thành động mạch, hình thành tụ khuyết khối và các mảng xơ vữa cản trở tuần hoàn máu. Hậu quả là gây mất ngủ, khó ngủ, hay thở hụt hơi, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, khó thở… 

Mất ngủ khó thở
Mất ngủ khó thở là dấu hiệu của một số bệnh lý thần kinh

Tác hại của chứng mất ngủ khó thở 

Một số vấn đề có thể xảy ra nếu không kiểm soát tình trạng mất ngủ khó thở, bao gồm:

  • Mất ngủ kéo dài và khó thở khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều đêm thức trắng, mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được, ngủ không sâu giấc, mộng mị và dễ giật mình thức dậy nhưng không ngủ lại được. 
  • Đau tức ngực, khó thở mỗi đêm chứng tỏ trái tim của bạn đang dần suy yếu, cảnh báo phát sinh nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… 
  • Thể chất và tinh thần giảm sút vào ban ngày, uể oải, mệt mỏi, kém tập trung, giảm khả năng ghi nhớ, không có sức lực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc, học tập cùng nhiều vấn đề khác. 

Phương pháp chẩn đoán mất ngủ khó thở

Tại bệnh viện, người bệnh được thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Một số kiểm tra chẩn đoán mất ngủ khó thở thường được chỉ định như: 

Mất ngủ khó thở
Thăm khám ngay khi cần thiết để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
  • Khám lâm sàng, điều tra tiền sử bệnh lý; 
  • Xét nghiệm máu; 
  • Chụp X quang; 
  • Đo điện não; 
  • Điện tâm đồ (ECG); 
  • Siêu âm tim;
  • … 

Biện pháp điều trị chứng mất ngủ khó thở

Có rất nhiều cách chữa mất ngủ khó thở khác nhau. Tùy theo mức độ nặng nhẹ từng trường trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. 

1. Các mẹo cải thiện tại nhà 

Đối với những người bị mất ngủ và khó thở không nghiêm trọng, tần suất ít do ảnh hưởng từ các tác nhân khách quan nên ưu tiên điều trị bằng các biện pháp tại nhà như: 

Mất ngủ khó thở
Tập hít thở bằng những kỹ thuật cơ bản giúp điều hòa hơi thở, cải thiện tinh thần và đẩy lùi chứng mất ngủ khó thở
  • Tập thở: Tập hít thở chữa mất ngủ giúp đưa nhiều dưỡng khí vào trong cơ thể hơn, giảm căng thẳng và giải quyết chứng mất ngủ. Hãy ngồi thả lỏng và tập trung vào hơi thở, hít thở thật chậm rãi và sâu nhất có thể, sau đó thở ra từ từ cho đến khi hết hơi. Thực hiện đúng cách và thường xuyên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt. 
  • Thiền/ yoga: Thiền định và tập yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone serotonin thư giãn thần kinh, thoải mái toàn thân, xoa dịu não bộ, điều hòa hơi thở và tạo cảm giác buồn ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. 
  • Thay đổi tư thế nằm: Nằm ngủ sai tư thế (thường là úp sấp), nằm đối mặt với nhau (thường là ở các cặp vợ chồng, bố mẹ – con cái) là nguyên nhân khiến bạn dễ bị khó thở và mất ngủ. Đây là những tư thế khiến não bộ thiếu oxy dẫn đến khó ngủ, dễ giật mình, gặp ác mộng và đau nhức, mệt mỏi sau khi ngủ dậy. Vì vậy, hãy thay đổi tư thế nằm cho phù hợp, tốt nhất nên nằm ngửa, ngủ riêng lẻ hoặc nếu ngủ chung hãy quay về 2 hướng khác nhau. 
  • Uống trà thảo mộc: Trà thảo mộc tự nhiên lành tính cho cơ thể và bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, hỗ trợ an thần và ngủ ngon hơn. Một số loại trà thảo mộc tốt như trà hoa cúc, trà tâm sen, trà gừng, trà hoa nhài, trà hoa oải hương, trà xanh, trà kinh giới, trà cỏ ngọt… 
  • Xông hơi tinh dầu: Sử dụng tinh dầu chiết xuất dược liệu tự nhiên hỗ trợ xoa dịu căng thẳng thần kinh, kích thích sản sinh hormone gây ngủ, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm thông thoáng đường thở giảm tình trạng khó thở giữa đêm. Một vài loại tinh dầu nên sử dụng như tinh dầu gỗ bạch đàn, tinh dầu quế, bạc hà, ngải cứu, gừng, sả, bưởi… 
  • Ngâm chân nước ấm: Chữa mất ngủ khó thở bằng biện pháp ngâm chân là mẹo hiệu nghiệm và an toàn cho cơ thể. Nhiệt ấm của nước kết hợp với dược chất từ thảo dược giúp dẫn lưu các chất vào trong mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn, kích thích hệ thần kinh trung ương sản sinh hormone an thần, gây ngủ và giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn. 
  • Uống sữa ấm: Uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ giúp não bộ tăng cường sản sinh L – tryptophan, chuyển hóa thành serotonin và cuối cùng là melatonin an thần, giúp bạn có giấc ngủ ngon, xuyên suốt đến sáng và không bị gián đoạn do khó thở hay bất kỳ nguyên nhân nào khác.

2. Điều trị bằng thuốc Tây 

Thuốc Tây thường được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị mất ngủ, khó thở nghiêm trọng, xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc trị mất ngủ phù hợp: 

Mất ngủ khó thở
Dùng thuốc trị mất ngủ khó thở theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện bệnh và tránh tác dụng phụ
  • Nhóm thuốc an thần, gây ngủ;
  • Nhóm thuốc đặc trị bệnh hô hấp, làm thông thoáng đường thở;
  • Nhóm thuốc ổn định nhịp tim;
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng;
  • Nhóm thuốc kháng histamine; 
  • Nhóm thuốc TPCN an thần, giảm căng thẳng; 
  • … 

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều phải có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bản thân người bệnh cũng cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng thuốc phù hợp. Tránh lạm dụng một loại thuốc nào đó khi thấy có hiệu quả trong thời gian dài để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

3. Điều trị theo Đông y 

Chữa mất ngủ khó thở bằng Đông y là phương pháp được nhiều người chọn lựa áp dụng vì hiệu quả và lành tính, không gây tác dụng phụ như khi dùng thuốc Tây.

Nguyên tắc điều trị theo YHCT là sử dụng các vị thuốc dược liệu tự nhiên tác động sâu và dứt điểm tận gốc nguồn căn gây bệnh. Đồng thời, bồi dưỡng cơ thể, ổn định tuần hoàn khí huyết, cải thiện vệ khí… 

Một số bài thuốc Đông y phổ biến được nhiều người biết đến hiện nay như:

# Bài thuốc số 1: Chữa mất ngủ do can khí uất 

Cách thực hiện

  • Chuẩn sinh địa, gừng nướng và hoàng cầm mỗi vị 8g, mạch môn và bán hạ mỗi vị 14g, 16g phục thần, 12g sài hồ, 7g cam thảo và 3 quả táo đỏ. 
  • Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc với 5 chén nước, sắc kỹ đến khi còn 3 chén.
  • Chắt lấy phần nước thuốc ra, chia làm 3 phần uống 3 lần trong ngày. 

# Bài thuốc số 2: Bài thuốc an thần, ổn định huyết áp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g lạc tiên, 30g lá vông nem và 10g lá dâu tằm. 
  • Rửa sạch các thảo dược, cho vào ấm đun sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ. 
  • Sắc khoảng 30 phút thì tắt bếp. Rót nước ra chén, uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

XEM THÊM: Hướng Dẫn 7 Cách Dùng Lá Dâu Tằm Chữa Mất Ngủ Cực Hay

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa mất ngủ khó thở

Bên cạnh điều trị mất ngủ khó thở theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc tích cực để sớm khỏi bệnh và phòng ngừa các biến chứng khó lường. Cụ thể như sau: 

Mất ngủ khó thở
Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ

Về chế độ ăn uống

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có khả năng an thần, giảm căng thẳng thần kinh, nâng cao sức đề kháng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 
  • Ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E, các khoáng chất như sắt, magie, canxi, kẽm, selen, omega-3… Thường có nhiều trong các loại thịt bò, thịt heo, cá hồi, cá thu, cá ngừ, các loại đậu, hạt, ngũ cốc, rau chân vịt, rau xà lách, hạt sen, tần ô, chuối, bơ, cam, quýt…. 
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chế biến nhiều muối, bánh kẹo ngọt nhiều đường, thức ăn đóng hộp… Đặc biệt, tránh các chất kích thích như cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas… 
  • Thêm các món ăn dinh dưỡng sau vào thực đơn ăn uống hàng ngày như: canh lạc tiên nấu cua, canh hoa bách hợp cá diếc, cháo long nhãn hạt sen, hoa thiên lý xào thịt bò… 
  • Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa sáng, hạn chế ăn quá no vào bữa tối và không ăn uống các loại thực phẩm khó tiêu sát giờ đi ngủ. 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày, tuy nhiên tránh uống nhiều vào buổi đêm để giảm tần suất đi tiểu làm gián đoạn giấc ngủ. 

Về lối sống sinh hoạt

  • Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ, tránh thức khuya để duy trì đồng hồ sinh học khoa học. 
  • Thiết lập thời gian biểu sinh hoạt lành mạnh và cân đối với thời gian làm việc, thư giãn. Khi làm mọi việc giờ giấc sẽ giúp bạn hoàn thành tốt mọi thứ mà vẫn đảm bảo chất lượng, không gây mệt mỏi và ngủ ngon hơn vào ban đêm. 
  • Điều chỉnh lối sống khoa học, từ bỏ mọi thói quen xấu như thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử trong nhiều giờ liền, ăn uống vô độ, nhất là vào ban đêm, lạm dụng chất kích thích…
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, rèn luyện thể chất phù hợp. Lưu ý nên tập vừa sức, ưu tiên những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, thiền, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… 

Tóm lại, mất ngủ khó thở là triệu chứng phổ biến và ngày càng có xu hướng tăng cao, nhất là trong giai đoạn hậu đại dịch Covid-19. Tuy nhiên chúng ta vẫn hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa tình trạng này thông qua nhiều biện pháp tích cực, đơn giản. Trong trường hợp cần thiết có thể thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger