10 Loại Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoái hóa khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Thuốc trị thoái hóa khớp gối có vô số loại từ giảm đau, kháng viêm, giãn cơ… Tùy vào mức độ tổn thương bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn, kết hợp các loại thuốc cho phù hợp với tình trạng hư hỏng tại khớp gối. 

Bị thoái hóa khớp gối uống thuốc nào hiệu quả?
Bị thoái hóa khớp gối uống thuốc nào hiệu quả?

TOP 10 thuốc trị thoái hóa khớp gối được bác sĩ chỉ định

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh đe dọa trực tiếp đến khả năng vận động do đó mọi người cần sớm can thiệp bằng các biện pháp y khoa để cải thiện, làm chậm quá trình thoái hóa.

Hiện có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong đó điều trị nội khoa bằng thuốc vẫn là phổ biến nhất. Dưới đây là top các loại thuốc được bác sĩ chỉ định và nhiều người dùng:

Nhóm thuốc chứa paracetamol

Đây là thuốc giảm đau thông thường, phù hợp với các cơn đau vừa và nhẹ, được dùng phổ biến nhờ ít tác dụng phụ. Có 4 loại thông dụng gồm:

  • Panadol

Thành phần chính là paracetamol 500mg và Cafein 65mg.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 viên (không quá 8 viên/ngày).

Chống chỉ định: Người có vấn đề về gan, thận, bệnh tim, phổi, thiếu máu hay mẫn cảm với thành phần thuốc.

  • Efferalgan

Có hoạt chất chính là paracetamol thuốc ở dạng viên sủi với hàm lượng paracetamol 500ml.

Liều dùng: 1 viên/lần. Dùng tối đa 8 viên/ngày. Chỉ cần cho thuốc vào cốc nước lọc đợi viên sủi tan hết là có thể uống.

Chống chỉ định: Không dùng cho người bị mẫn cảm với thành phần paracetamol

Efferalgan loại thuốc có tác dụng giảm đau được dùng không cần kê đơn
Efferalgan loại thuốc có tác dụng giảm đau được dùng không cần kê đơn
  • Thuốc Decolgen 

Có thành phần chính là Acetaminophen (Paracetamol) 500mg; phenylephrin HCL 10mg. Thuốc giúp giảm đau do thoái hóa khớp gây ra.

Liều dùng: Mỗi lần dùng 1 – 2 viên ngày uống 3 – 4 lần.

Chống chỉ định: Bệnh nhân tăng huyết áp nặng, thiểu năng mạch vành, bệnh nhân mẫn cảm thành phần thuốc.

  • Thuốc Tiffy 

Chứa Acetaminophen, Phenylpropanolamine, Chlorpheniramine.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.

Chống chỉ định: Người bị bệnh mạch vành, bệnh nhân cao huyết áp, suy gan nặng…

Thuốc chống viêm không steroid

Thường được chỉ định trong trường hợp bị viêm  sưng và đau ở mức trung bình, dùng paracetamol không hiệu quả. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế lên cyclooxygenase 1 và 2, ức chế PFG2 giảm cảm giác đau và kháng viêm hiệu quả.

Các loại thuốc thường dùng:

  • Meloxicam 

Thành phần chính là Meloxicam 7,5mg giúp giảm viêm, cứng khớp trong thời gian ngắn.

Liều dùng: Uống 2 viên/ngày. Ngày uống 1 lần sau bữa ăn.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan nặng, người đang bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân hen, phù mạch…

  • Thuốc Diclofenac 

Có thành phần chính là Diclofenac 75mg ở dạng viên nén.

Liều lượng: Uống 1 – 2 viên/ngày.

Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần Diclofenac hoặc thuốc không steroid khác, bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Thuốc Diclofenac giúp kháng viêm giảm sưng khớp gối hiệu quả
Thuốc Diclofenac giúp kháng viêm giảm sưng khớp hiệu quả
  • Celecoxib

Có chứa celecoxib 200mg thuốc dạng viên nang cứng, có tác dụng giảm viêm xương khớp cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Liều dùng: Mỗi ngày dùng 1 viên, uống sau bữa ăn.

Chống chỉ định: Người bị suy gan, suy thận nặng, bị loét dạ dày, xuất huyết tràng vị…

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng stress nhờ cơ chế hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó giảm cơn đau do thoái hóa, chèn ép dây thần kinh.

Các loại thường dùng:

  • Amitriptyline

Thuốc có thành phần là Amitriptyline hydrochloride được điều chế dạng viên với hàm lượng khác nhau như: Amitriptylin 25mg; Amitriptylin 50mg.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần liều lượng từ 50mg – 100mg/ngày.

Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần thuốc, người bị viêm loét dạ dày, suy gan…

  • Thuốc Imipramine

Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Imipramine cùng tá dược vừa đủ.

Liều dùng: Thuốc được dùng theo đường uống hoặc tiêm bắp với liều tối đa là 100mg/ngày.

Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người bị bệnh tim mạch, bệnh nhân nhạy cảm với thành phần thuốc.

Thuốc trị thoái hóa khớp gối loại giảm đau, giảm chèn ép thần kinh Imipramine
Thuốc trị thoái hóa khớp gối loại giảm đau, giảm chèn ép thần kinh Imipramine

Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid)

Đây là một loại thuốc trị thoái hóa khớp gối cho người có cơn đau từ trung bình đến rất nặng, đau không giảm khi dùng thuốc khác. Opioid có khả năng giảm đau nhanh chóng, thường sau 1 liều dùng.

Các loại thuốc:

  • Morphin 

Có thành phần chính là morphin hydroclorid 10mg/ml

Liều dùng: Từ 60 – 80ml/ngày dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ tiêm tĩnh hoặc tiêm ngoài màng cứng.

Chống chỉ định: Bệnh nhân bị suy hô hấp, bị chấn thương não, bệnh nhân suy gan nặng…

  • Thuốc Codein

Thành phần là Codeine phosphate với nhiều tên biệt dược như tatanol Codein, Efferalgan codeine…

Liều dùng: Thường từ 15 – 60mg, ngày uống tối đa 240mg/ngày, uống cách nhau ít nhất 4 tiếng.

Chống chỉ định: Bệnh nhân gan, mẫn cảm với thành phần thuốc, bệnh nhân suy hô hấp…

Thuốc giãn cơ

Loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối này có khả năng ngăn ngừa tình trạng co thắt, cứng khớp khi đứng lên ngồi xuống, hay khó cử động khớp gối vào sáng sớm khi ngủ dậy. Cơ chế thuốc ức chế chọn lọc các nơron trung gian từ đó kiểm soát trương lực cơ, não, tủy sống.

Các loại thuốc:

  • Tolperisone

Thuốc có thành phần chính là Tolperisone HCL. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, dạng tiêm dùng theo đơn của bác sĩ.

Liều dùng: Sử dụng thuốc 3 lần/ngày mỗi lần 1 viên uống. Với liều tiêm sử dụng thuốc tiêm bắp 2 lần/ngày mỗi lần 100mg.

Chống chỉ định: Tolperisone không dùng cho bệnh nhân mang thai, bệnh nhân nhược cơ, trẻ nhỏ.

Thuốc Tolperisone tác dụng giảm co cứng khớp gối
Thuốc Tolperisone tác dụng giảm co cứng tại khớp gối
  • Thuốc Eperisone

Thành phần chính là Eperisone hydrochloride được điều chế dạng viên nén giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn máu đồng thời giảm đau, cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp gối.

Liều dùng: 3 viên/ngày chia làm 3 lần uống.

Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn cảm với Eperisone, bệnh nhân có vấn đề về thận, gan…

  • Thuốc giãn cơ Decontractyl

Thành phần chính là Mephenesin, thuốc được điều chế dạng viên bao phim.

Liều lượng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 4 viên. Lượng cụ thể tùy theo mức độ thoái hóa mà bác sĩ chỉ định.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, dị ứng với thành phần thuốc.

Nhóm thuốc bôi giảm đau tại chỗ

Đây là thuốc dạng gel, miếng dán dùng ngoài da nhưng có tác dụng tức thì kiểm soát tình trạng đau nhức mỏi, giúp cử động khớp dễ dàng hơn.

Các thuốc phổ biến

  • Methyl salicylate

Thành phần chính: Methyl salicylate, menthol và long não. Thuốc có dạng gel bôi, miếng dán.

Liều lượng: Bôi thuốc lên vùng da khớp gối bị thoái hóa ngày 3 – 4 lần. Miếng dán cũng tương tự, ngày có thể dùng 3 – 4 lần.

Chống chỉ định: Không dùng cho vùng da hở, người bị kích ứng với thành phần thuốc.

Thuốc Methyl salicylate cho người bệnh thoái hóa khớp gối
Thuốc Methyl salicylate cho người bệnh thoái hóa khớp gối
  • Thuốc Lidocain

Thành phần chính: Lidocaine hydrochloride, có tác dụng gây tê bề mặt, giảm đau, giảm viêm cho khớp gối bị thoái hóa.

Liều dùng: Sử dụng dung dịch Lidocain 1 – 5% để bôi, dán ngoài da.

Chống chỉ định: Không sử dụng cho bệnh nhân bị nhược cơ, người nhạy cảm với Lidocain, bệnh nhân rối loạn dẫn truyền nhĩ thất…

  • Thuốc Menthol

Dạng kem bôi được dùng để giảm viêm đau với thành phần chính là menthol.

Liều lượng: Dạng bôi ngoài da và miếng dán có thể dùng ngày 3 – 4 lần. Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tiêm Corticosteroid trị thoái hóa khớp gối

Phần lớn các trường hợp tiêm thuốc Corticosteroid là người bị thoái hóa khớp nặng, đau nhức nhiều, ảnh hưởng đến khả năng đi lại… Thuốc cho tác dụng nhanh, ít ảnh hưởng đến tạng phủ, phục hồi chức năng cho khớp gối bị bất động.

Liều lượng: Thường tiêm 1 liều duy nhất. Tiêm nhắc lại sau 1 – 3 tháng nếu cần thiết.

Chống chỉ định: Thuốc không dùng cho người bị mẫn cảm với thành phần thuốc, bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường.

Thuốc tiêm axit hyaluronic chữa thoái hóa khớp gối

Axit hyaluronic do cơ thể sự sản sinh với nồng độ cao nhất tại khớp, mắt. Tại khớp chúng đóng vai trò như một lớp đệm, giúp bôi trơn, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường sinh tổng hợp các tế bào sụn.

Do đó khi bị thoái hóa khớp gối, căn cứ vào tổn thương mà bác sĩ có thể chỉ định tiêm axit hyaluronic trực tiếp vào khớp.

Liều lượng: Tiêm 1 liều duy nhất hoặc dùng theo đợt 3 – 5 mũi cách tuần.

Chống chỉ định: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối là phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.

Thuốc tiêm axit hyaluronic 
Thuốc tiêm axit hyaluronic giúp phục hồi những thương tổn ở khớp

Thuốc chống thoái hóa khớp

Thêm loại thuốc trị thoái hóa khớp gối cho hiệu quả điều trị tốt vừa giúp cải thiện bệnh vừa ngăn ngừa, làm chậm quá trình hư hỏng của sụn khớp.

Các loại thuốc gồm:

  • Thuốc Canakinumab

Đây là loại thuốc gần đây được nhóm nghiên cứu của trường Harvard nghiên cứu cho thấy khi sử dụng loại thuốc này khoảng 40 – 47% bệnh nhân bị viêm xương khớp, thoái hóa nặng không cần phải phẫu thuật.

Cơ chế hoạt động của thuốc Canakinumab giúp ngăn chặn interleukin-1 beta (IL-1β) từ đó ức chế phản ứng viêm của cơ thể. Bên cạnh đó thuốc còn làm chậm quá trình thoái hóa của khớp.

  • Thuốc Chondroitin

Thành phần chính là Chondroitin Sulfate. Thuốc có tác dụng ngăn các enzym gây hư hỏng mô sụn, đồng thời kích thích tăng hoạt các enzym tổng hợp acid hyaluronic. Ngoài ra thuốc còn bảo vệ sụn khớp, tăng tính bền vững của collagen nội bào, kích thích tái tạo sụn khớp ngăn ngừa thoái hóa. Loại thuốc này có thể dùng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ.

Liều dùng: Ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 400mg. Chondroitin thường kết hợp cùng Glucosamine, MethylSulfonylMethane tạo ra các loại thực phẩm chức năng chữa thoái hóa khớp gối.

Chống chỉ định: Người bị nhạy cảm với thành phần thuốc.

  • Thuốc Glucosamine

Là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định. Bởi thực tế Glucosamine có trong mô liên kết, sụn khớp của con người giúp ổn định ổ khớp, điều hòa sự tiết dịch của màng bao hoạt dịch. Bên cạnh đó chúng còn bảo vệ sụn, ức chế quá trình hư hỏng của sụn khớp.

Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra Glucosamine giúp hấp thu canxi tốt hơn, tăng cường sản sinh dịch khớp chống khô khớp, tái tạo lại sụn khớp gối bị tổn thương. Thuốc được dùng cho mọi giai đoạn từ nhẹ đến nặng.

Liều dùng:

    • Trường hợp bị thoái hóa khớp gối nhẹ bạn chỉ cần dùng 2 viên/lần, ngày 2 lần duy trì trong 3 – 4 tháng.
    • Trường hợp nặng có thể dùng 2 viên/lần ngày 3 lần dùng ít nhất trong 2 tháng rồi chuyển sang duy trì 4 viên/ngày/2 lần uống. Có thể kết hợp cùng các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định: Bệnh nhân bị dị ứng với Glucosamine Sulfate.

Glucosamine là loại thuốc được bác sĩ khuyến khích bổ sung khi bị thoái hóa khớp gối
Glucosamine là loại thuốc được bác sĩ khuyến khích bổ sung để phục hồi khớp gối bị thoái hóa

Thuốc trị thoái hóa khớp gối Diacerein

Đây được xem là loại thuốc đặc hiệu trong điều trị thoái hóa khớp. Diacerein thuộc nhóm anthraquinone. Thuốc vừa giúp giảm đau viêm sưng khớp vừa làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp, tái tạo lại mô sụn bị tổn thương. Thuốc được chỉ định dùng dài hạn do tác dụng chậm.

Liều lượng: Thời gian đầu điều trị, người bệnh uống 50mg/ngày trong đợt điều trị 2 tuần. Sau đó tăng liều lên 2 lần/ngày (Tuy nhiên cần điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ).

Chống chỉ định: Người mẫn cảm với dẫn xuất anthraquinone, bệnh nhân suy thận suy gan, bị viêm đại trạng nặng hay phụ nữ mang thai…

Những lưu ý khi dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối

Sử dụng thuốc so với các phương pháp phẫu thuật, vật lý trị liệu phổ biến hơn cả. Tuy nhiên không tự ý chẩn đoán bệnh và dùng thuốc. Mọi người cần thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế uy tín và lưu ý những vấn đề sau:

  • Không tự mua thuốc (bao gồm cả các loại thuốc không cần kê toa). Mua đúng các loại thuốc được bác sĩ kê toa đồng thời sử dụng đúng liều lượng/ngày/đợt.
  • Không tự ý ngừng thuốc hay tăng liều lượng. Nếu quên liều cần hỏi bác sĩ, trường hợp quên thường xuyên nên hẹn giờ, ghi chú lại.
  • Tránh tự kết hợp tân dược với thực phẩm chức năng hay thuốc đông y mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Trường hợp gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối hãy liên hệ ngay bác sĩ. Nếu gặp dấu hiệu nặng cần tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Có thể kết hợp uống thuốc với các mẹo dùng thuốc đắp, chườm nóng trong dân gian hoặc châm cứu, bấm huyệt tại cơ sở chuyên khoa. Tuy nhiên vẫn cần tham khảo trước từ bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Thay đổi những thói quen xấu trong sinh hoạt, tránh làm việc nặng để giảm thiểu áp lực cho khớp gối, hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Kết hợp ăn uống điều độ, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất kháng viêm, xương hầm… hạn chế đồ dầu mỡ, nội tạng động vật, rượu, chất kích thích.
  • Giảm cân, tập luyện thể dục thể dục thường xuyên (bài tập hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng khớp gối).

Trên đây là thông tin về các loại thuốc trị thoái hóa khớp gối thường được bác sĩ chỉ định. Người bệnh cần đến chuyên khoa, trực tiếp khám và điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia/ bác sĩ.

THAM KHẢO THÊM:

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger