Chụp X Quang Có Phát Hiện Thoát Vị Đĩa Đệm? Giải Đáp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Thoát vị đĩa đệm Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, hình ảnh X quang cho phép quan sát cấu trúc và hình dạng xương cột sống, giúp phát hiện nhanh những bất thường.

Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?
Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?

Chụp X quang là gì? 

Trước khi tìm hiểu vấn đề chụp X quang chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, bạn cần hiểu cơ bản về phương pháp này. Theo các tài liệu y học, tia X là một trong những tia có bức xạ năng lượng cao nhất được ứng dụng trong y học. Máy chụp X quang có khả năng phát ra những chùm tia X đi xuyên qua cơ thể và hiển thị hình ảnh.

Tùy theo khả năng hấp thụ bức xạ tia X của từng người mà hình ảnh hiển thị sẽ khác nhau. Màu sắc đặc trưng của hình chụp X quang là trắng, đen hoặc xám tùy theo từng cơ quan, bộ phận. Chẳng hạn như: 

  • Tia X chiếu qua xương sẽ cho hình ảnh màu trắng do nguồn canxi trong xương cao, tạo thành các mô đặc có khả năng cản trở nhiều tia X;
  • Chiếu qua các mô mềm, dịch lỏng, chất béo sẽ cho hình ảnh màu xám do khả năng hấp thụ kém; 
  • Hình ảnh X quang màu đen thường là ở phổi, do phổi chứa không khí và rỗng; 

Chụp X quang là phương pháp cần thiết được chỉ định thực hiện trong chẩn đoán nhiều bệnh lý về xương khớp (đặc biệt là gãy xương), bệnh tim mạch, hô hấp…

Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không? 

Chụp X-quang có thể giúp phát hiện một số vấn đề liên quan đến xương, nhưng nó không phải là phương pháp lý tưởng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm.

Điều này là do đĩa đệm được cấu tạo chủ yếu từ các mô mềm, không phản xạ tia X tốt như xương. Do đó, các bức ảnh X-quang có thể không hiển thị rõ ràng tình trạng của đĩa đệm hoặc mức độ thoát vị.

Tuy nhiên nếu cộng với thăm khám các triệu chứng lâm sàng và đánh giá từ các bài test chức năng vận động, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý đang mắc phải. 

Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng là chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp CT scan. MRI là phương pháp ưa chuộng vì nó cung cấp hình ảnh chi tiết cao về cấu trúc mô mềm, bao gồm cả đĩa đệm và dây thần kinh, giúp phát hiện chính xác vị trí và mức độ của thoát vị đĩa đệm.

CT scan cũng có thể được sử dụng để cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương và có thể giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến đĩa đệm trong một số trường hợp.

Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?
Chụp X quang là kỹ thuật có khả năng phát hiện tổn thương cột sống và hỗ trợ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chỉ định và chống chỉ định

Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay vì tính hiệu quả và chi phí thấp. Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường nên không phải ai cũng có thể áp dụng được. 

Trường hợp được chỉ định chụp X quang

Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, chỉ nên thực hiện chụp X quang khi: 

  • Xuất hiện các cơn đau nhức vùng cổ hoặc thắt lưng đột ngột, dữ dội và kéo dài âm ỉ, càng cử động càng đau nhức nhiều; 
  • Tay chân tê bì, rối loạn cảm giác, ngứa ran khó chịu như có kiến bò khắp người; 
  • Cơn đau và tê bì lan nhanh xuống tứ chi, mông, đùi…; 
  • Có cảm giác cơ thể yếu đi, không có sức, bí tiểu, són tiểu, mất kiểm soát đại tiểu tiện…; 
  • Teo cơ, mất khả năng đi lại do liệt chi; 

Ngoài ra, những đối tượng như người lớn tuổi, thừa cân béo phì lâu năm, thường xuyên lao động nặng hoặc đã và đang mắc các bệnh lý về cột sống, xương khớp khác như thoái hóa cột sống, gai cột sống… cũng được thực hiện chụp X quang để tầm soát thoát vị đĩa đệm sớm. 

Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?
Chụp X quang thường được chỉ định cho những người có triệu chứng đau nhức dữ dội, tê bì, liệt chi…

Chống chỉ định

Không được chỉ định chụp X quang đối với các trường hợp sau: 

  • Phụ nữ mang thai, nhất là phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu vì có thể gây dị tật thai nhi, phụ nữ sau sinh đang cho con bú; 
  • Người có tiền sử suy gan, suy thận, đái tháo đường giai đoạn mất bù, mắc các bệnh về tuyến giáp hoặc có cơ địa dị ứng với các hoạt chất chứa iốt…; 
  • Bệnh nhân đang bị tràn khí hoặc tràn máu màng phổi; 

Một số phương pháp chụp X quang cột sống phổ biến

Có nhiều phương pháp chụp X quang chẩn đoán thoát vị đĩa đệm khác nhau tùy theo vị trí cột sống tổn thương. Có thể kể đến như: 

  • Chụp đốt sống cổ C1-C2: Người bệnh nằm trong tư thế ngửa và há miệng, chiếu tia X từ trước ra sau. 
  • Chụp đốt sống cổ chếch 3/4: Đối với phương pháp này, tia X được chiếu chếch 1 góc 45 độ so với mặt phẳng cột sống cổ. Nhằm phát hiện dấu hiệu chèn ép rễ dây thần kinh hoặc các tủy sống. 
  • Chụp ống tủy cản quang (Myelography): Trước khi chụp X quang, người bệnh sẽ được tiêm thuốc cản quang vào vùng rễ thần kinh hoặc ống tủy. Kỹ thuật này giúp phát hiện tình trạng tắc/ hẹp ống sống, khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. 

Chụp X quang được thực hiện như thế nào?

Chụp X quang chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật xét nghiệm nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5 – 10 phút và không quá phức tạp. Quy trình thực hiện cơ bản gồm các bước sau:

Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?
Quy trình chụp X quang cột sống khá đơn giản, chỉ mất khoảng 5 – 10 phút

Giai đoạn chuẩn bị trước khi chụp X quang

Để được chỉ định chụp X quang, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số bước sau: 

  • Mô tả cụ thể chính xác triệu chứng bệnh mà bản thân đang mắc phải; 
  • Thông báo cho bác sĩ biết chính xác các loại thuốc bạn đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Vì nhiều loại thuốc có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc cản quang, ảnh hưởng đến kết quả chụp X quang; 
  • Thông báo về việc mang thai hoặc vừa sinh con xong cho bác sĩ để được thay thế bằng biện pháp chẩn đoán khác phù hợp hơn, chẳng hạn như siêu âm; 
  • Thay trang phục áo choàng do bệnh viện cung cấp, tháo hết tất cả đồ dùng kim loại, trang sức đeo trên người để tránh làm cản trở quá trình chẩn đoán; 

Giai đoạn trong quá trình chụp X quang

  • Bước 1: Tùy vào vị trí cần chụp X quang mà bệnh nhân sẽ đứng thẳng hoặc nằm nghiêng sao cho thuận tiện. 
  • Bước 2: Kỹ thuật viên tiến hành căn chỉnh vị trí phù hợp để có góc chụp tốt nhất.
  • Lưu ý, trong suốt quá trình chụp X quang, người bệnh cần phải nằm im tuyệt đối để thu được hình ảnh X quang rõ nét nhất. 

Giai đoạn sau khi chụp X quang

Hình ảnh chụp X quang cột sống thu được cộng với các triệu chứng lâm sàng sẽ giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra chẩn đoán chính xác việc bạn có bị thoát vị đĩa đệm hay không, mức độ thoát vị…

Tuy nhiên, trong trường hợp kết quả chụp vẫn chưa rõ ràng, hình ảnh không thể hiện rõ tổn thương thoát vị, bắt buộc phải tiến hành thêm một số kỹ thuật xét nghiệm khác như: 

Dựa vào kết quả chẩn đoán cuối cùng mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho bệnh nhân. Đồng thời xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng trường hợp bệnh. Một số phương pháp điều trị phổ biến như: 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có câu trả lời cho câu hỏi “Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?”. Đồng thời, nắm rõ những chỉ định, quy trình thực hiện cơ bản khi chụp X quang để đạt được kết quả tối ưu. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ thoát vị đĩa đệm, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

ĐỪNG BỎ LỠ

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger