Phác đồ điều trị viêm amidan của Bộ Y tế [Cập nhật mới nhất]

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm amidan Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Phác đồ điều trị viêm amidan thường được bác sĩ xây dựng dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân và hướng dẫn chung của Bộ Y tế. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối để nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng và giảm nguy cơ gặp biến chứng.

Nhận định chung về bệnh viêm amidan

Bệnh viêm amidan được định nghĩa là tình trạng sưng đỏ, phù nề của các khối amidan do bị nhiễm virus, vi khuẩn. Amidan là tổ chức bạch huyết nằm phía sau hầu họng và có chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân có hại xâm nhập qua đường mũi hoặc miệng. Tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng nhiều đến amidan khẩu cái, bao gồm 2 khối màu hồng, có hình ô van nằm ngay phía dưới vòm họng.

Phác đồ điều trị viêm amidan của Bộ Y tế
Phác đồ điều trị viêm amidan được cập nhật vá áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Để xây dựng được phác đồ điều trị viêm amidan phù hợp, trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám, chẩn đoán xác định bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh được chia thành 2 thể chính là cấp tính và mãn tính với những dấu hiệu nhận biết riêng.

– Viêm amidan cấp tính

  • Bệnh nhân bị sốt đột ngột với thân nhiệt dao động từ 38 – 39 độ. Kèm theo đó là cảm giác rét run, trong người mệt mỏi, nhức đầu, ăn uống không ngon miệng, táo bón, đi tiểu ít.
  • Các cảm giác bất thường, khó chịu ở cổ họng: Khô rát, đau. Cơn đau họng tăng nặng mỗi khi ho hoặc khi nuốt thức ăn.
  • Amidan sưng to, đỏ, có thể xuất hiện chấm mủ trắng ở miệng các hốc amidan hoặc lớp mủ mỏng bao phủ bên ngoài khối amidan bị viêm.
  • Thở khò khè
  • Ngủ ngáy
  • Đau từng cơn và thường có đờm nhầy
  • Khàn giọng, nói giọng mũi
  • Có thể kèm theo tình trạng viêm VA
  • Khô miệng, rêu lưỡi trắng
  • Xét nghiệm công thức máu thấy lượng bạch cầu > 10 G/l, trong đó chiếm phần lớn là các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính.

– Viêm amidan mãn tính

  • Bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm và có triệu chứng nghèo nàn
  • Các dấu hiệu bệnh có thể tương tự như viêm amidan cấp tính trong các đợt hồi viêm
  • Nuốt vướng, có cảm giác đau và đầy họng như có dị vật. Cơn đau nghiêm trọng có thể lan lên tai.
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Ho
  • Khàn tiếng
  • Ngủ ngáy to
  • Trẻ bị viêm amidan thường xuất hiện triệu chứng thở khò khè
  • Khàn tiếng
  • Amidan sưng to, có nhiều khe hốc chứa bã đậu, mủ trắng
  • Có thể sốt ngây ngấy về chiều
  • Một số bệnh nhân thể trạng gầy yếu, sợ lạnh.
  • Test Viggo – Schmidt thấy bạch cầu tăng dần trong 
  • Tỷ lệ ASLO trong máu có thể tăng từ 500 – 1000 đơn vị đối với các trường hợp bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn.

Đối với các trường hợp nghi ngờ bị viêm amidan mãn tính, bác sĩ cũng cần tiến hành chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như lao amidan, giang mai giai đoạn 2 và ung thư amidan. 

THAM KHẢO THÊMViêm amidan có thể tự khỏi không? Điều cần biết

Phác đồ điều trị viêm amidan 

Bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính và mãn tính sẽ có phác đồ điều trị riêng. Cụ thể như sau:

1. Phác đồ chữa viêm amidan cấp tính

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa. Nguyên tắc và mục tiêu của điều trị là:

  • Khắc phục triệu chứng
  • Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
  • Tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và chất lượng sống cho bệnh nhân.
  • Ngăn ngừa tái phát.

Các loại thuốc có trong phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính:

+ Kháng sinh đồ: Liệu trình điều trị từ 7 – 10 ngày

  • Thuốc kháng sinh nhóm betalactam: Amoxicillin + clavulanic acid, Cefadroxil, Cefuroxime, Cefixime, Sulfamethoxazole 750 mg + trimethoprim 160 mg.
  • Các thuốc kháng sinh khác thay thế trong trường hợp dị ứng với thuốc nhóm betalactam: Azithromycin, Clarithromycin, Ciprofloxacin, Levofloxacin.
phác đồ điều trị viêm amidan bằng thuốc
Bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh kết hợp cùng một số loại thuốc khác để điều trị triệu chứng bệnh

+ Thuốc hạ sốt, giảm đau: Sử dụng các thuốc chứa thành phần paracetamol như Efferalgan hay Panadol. 

+ Thuốc kháng viêm: Hydrocortisol, Solu-medrol, Alphachymotrypsine.

 + Thuốc kháng dị ứng: Chlorpheniramin hoặc Cetirizine

+ Chất bổ sung: Vitamin C 0,5 g, mỗi ngày uống 2-3 viên để cải thiện sức đề kháng.

Chăm sóc, giảm nhẹ triệu chứng tại nhà:

Để nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị viêm amidan cấp tính và nhanh phục hồi sức khỏe, bệnh nhân cần được chăm sóc tại nhà đúng cách.

  • Sát khuẩn tại chỗ bằng cách súc miệng nhiều lần với nước muối ấm hoặc dung dịch chứa kiềm như Borat natri, Bicarbonate. Kết hợp đánh răng tối thiểu 2 lần trong ngày, sau khi ngủ dậy vào buổi sáng và buổi tối trước lúc đi ngủ. 
  • Giữ ấm cơ thể và bảo vệ vùng mũi họng khỏi các tác nhân gây kích ứng bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
  • Uống nhiều nước ấm. Tránh uống nước đá hoặc ăn đồ lạnh.
  • Ăn các món lỏng, mềm, ít dầu mỡ và không chứa gia vị cay. Bổ sung thêm trái cây và rau xanh trong bữa ăn để tăng cường các loại khoáng tố có lợi cho cơ thể.
  • Tránh đến những nơi có bụi bẩn, khói thuốc lá và các tác nhân gây kích ứng khác.
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng.

Việc điều trị sớm và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ có thể giúp bệnh viêm amidan cấp tính được chữa khỏi hoàn toàn.

XEM CHI TIẾT: Viêm amidan cấp: Nguyên nhân, biểu hiện bệnh và cách trị

2. Phác đồ điều trị viêm amidan mãn tính

Mục tiêu của quá trình điều trị viêm amidan mãn tính là dùng thuốc kiểm soát các triệu chứng trong đợt hồi viêm, giảm tần suất tái phát, ngăn ngừa và chữa trị biến chứng nếu có. Nếu không đáp ứng với thuốc điều trị hoặc bệnh tái phát nhiều lần và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ được đề nghị.

Phác đồ điều trị viêm amidan mãn tính bằng thuốc:

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phác đồ kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác điều trị triệu chứng để cải thiện tình trạng sưng viêm của amidan.

+ Thuốc kháng sinh

  • Cephalosporin I, II, III, IV
  • Metronidazole
  • Beta-lactams
  • Macrolides
  • Lincomycin
  • Vancomycin,…

+ Các loại thuốc khác:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc chống dị ứng
  • Dung dịch súc họng sát trùng tại chỗ.

Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Bệnh tái phát nhiều, từ 5 – 7 đợt mỗi năm
  • Áp xe quanh amidan
  • Có biến chứng viêm tai giữa, nhiễm trùng xoang mũi, viêm khớp hoặc biến chứng ở tim, thận.
  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở, có biểu hiện ngưng thở khi ngủ hoặc gặp khó khăn khi ăn uống do viêm amidan quá phát.
phác đồ điều trị viêm amidan mãn tính bằng phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được đề nghị trong phác đồ điều trị viêm amidan mãn tính

Chống chỉ định cắt amidan cho các trường hợp đang bị rối loạn đông máu, bị suy thận, viêm họng cấp tính, bà bầu, bệnh nhân suy gan mất bù, phụ nữ đang có kinh, người bị suy tim, cao huyết áp, thể trạng quá yếu hoặc nhiễm trùng virus cấp tính. Tùy theo tình trạng bệnh, tuổi tác, điều kiện tài chính và mong muốn của bệnh nhân mà chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Các sự lựa chọn trong phẫu thuật:

  • Cắt amidan bằng các phương pháp gây mê tại chỗ Sluder, Anse.
  • Cắt amidan bằng dao điện đơn cực hoặc lưỡng cực
  • Cắt laser
  • Dùng dao siêu âm
  • Phẫu thuật viêm amidan bằng công nghệ Coblator…

>> XEM CHI TIẾT: Các phương pháp phẫu thuật cắt amidan được áp dụng hiện nay

Chăm sóc, phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật:

  • Truyền Ringer Lactate, glucose (5 hoặc 10%) để bù dịch
  • Cầm máu bằng thuốc Transamin
  • Dùng Paracetamol giúp bệnh nhân bớt đau họng
  • Dùng thuốc Primperan cho các trường hợp có biểu hiện buồn nôn, nôn ói
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc khác để chống nhiễm trùng, giảm nhẹ triệu chứng khó chịu cho người bệnh sau khi cắt amidan.
  • Theo dõi tại bệnh viện từ 1 – 3 ngày để đánh giá khả năng phục hồi, phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng nếu có.
  • Khoảng 2 tiếng sau mổ, bệnh nhân có thể uống được sữa lạnh loại màu trắng, sau đó có thể chuyển qua ăn các món lỏng như cháo xay nhuyễn hoặc súp khi được bác sĩ cho phép. Từ ngày thứ 3 – ngày thứ 7, dùng các món ăn nhẹ mềm, nguội và bắt đầu từ ngày thứ 8 trở đi có thể ăn cơm mềm. Tránh cho bệnh nhân dùng các món ăn khô, cứng, chua, cay, dai hoặc còn nóng.
  • Vận động sau mổ: Trong ngày đầu tiên, bệnh nhân còn yếu, dễ bị choáng váng, té ngã nên cần nghỉ ngơi nhiều và sinh hoạt tại giường. Vận động và đi lại nhẹ nhàng trong những ngày tiếp theo. Người nhà nên túc trực bên giường bệnh để theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.

Chăm sóc sau khi xuất viện:

  • Tiếp tục dùng thuốc bác sĩ kê đơn
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Vận động thể lực nhẹ nhàng và tránh các hoạt động thể chất quá mạnh
  • Trong 1 tuần đầu sau cắt amidan, người bệnh không nên đi máy bay
  • Tái khám đều đặn đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ và đưa bệnh nhân quay lại cơ sở y tế ngay nếu có các biểu hiện như: Sốt > 39 độ, nhổ ra máu tươi, cơn đau tăng nặng không thuyên giảm sau khi dùng thuốc giảm đau.

Phác đồ điều trị viêm amidan có thể được bác sĩ linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Người bệnh nên tích cực hợp tác và tuân thủ theo đúng chỉ định để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger