6 Nguyên Nhân Đau Đầu Gối Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Viêm khớp Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Nguyên nhân đau đầu gối khi mang thai thường là do thiếu vận động, tăng cân cũng như kích thước lớn dần của thai nhi khiến khớp gối chịu nhiều áp lực. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị.

Nguyên nhân đau đầu gối khi mang thai

Đau đầu gối là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhất là ở phụ nữ mang bầu tháng cuối. Hiện tượng này khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày.

đau đầu gối khi mang thai
Triệu chứng đau đầu gối khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu gặp khó khăn khi đi lại

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi mang thai bao gồm:

Do tăng cân khi mang thai

Tăng cân là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn nhức mỏi và khiến bà bầu bị đau khớp gối. Đây là khớp lớn nhất của cơ thể, có nhiệm vụ duy trì sự linh hoạt và vận động, giảm áp lực khi tiếp đất sau động tác nhảy, đồng thời cân bằng cũng như nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

Sự tăng cân quá mức sẽ làm tăng áp lực lên các đầu gối, từ đó gây ra các cơn đau nhức khó chịu. Hầu hết bà bầu tháng cuối bị đau đầu gối xuất phát từ nguyên nhân này. Tuy nhiên, cảm giác đau khớp gối cũng có thể xuất hiện trong suốt các giai đoạn của thai kỳ.

Do thay đổi nội tiết tố

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi đột ngột và gây ra những biến đổi trong cơ thể của chị em. Trong đó sự sản sinh của hormone relaxin khiến các dây chằng vùng xương chậu và khớp gối giãn ra. Điều này làm các mẹ có cảm giác nhức mỏi khi cử động và đau đầu gối khi hoạt động quá nhiều.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Trong thai kỳ, hầu như tất cả các chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ đều tập trung để nuôi dưỡng cho bé. Vì vậy mẹ rất dễ thiếu chất đặc biệt là canxi và vitamin D.

Cơ thể thiếu chất khiến sức khỏe suy kém, gây ra những tình trạng đau nhức xương khớp, trong đó có đau đầu gối. Sự thiếu hụt canxi và vitamin D sẽ khiến cho các mô xương không còn chắc khỏe và khiến cho mẹ đầu dễ bị tê mỏi, đau ở khớp gối.

bầu tháng cuối bị đau đầu gối
Thiếu chất dinh dưỡng có thể khiến mẹ bầu bị đau đầu gối

Suy tuyến giáp và các bệnh lý khác

Hiện tượng đau đầu gối khi mang thai nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý, chẳng hạn như suy tuyến giáp. Mặc dù nguy hiểm nhưng tỉ lệ thai phụ mắc phải căn bệnh này rất ít.

Ngoài ra, đối với những mẹ bầu nào có tiền sử các bệnh về xương khớp, đặc biệt là vùng đầu gối (như viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, gai khớp gối) hoặc chấn thương trước đó thì nguy cơ gặp tình trạng đau đầu gối khi mang thai cực kỳ cao. Vì vậy hãy sẵn sàng tâm thế để đối phó với cơn đau hiệu quả nhất.

Do ít vận động trong thời gian dài

Thai nhi càng lớn càng khiến mẹ bầu lười vận động, nằm / ngồi nhiều, ít đi lại và tập thể dục. Điều này khiến máu kém lưu thông đến các khớp xương và khiến đầu gối dễ bị đau nhức, tê cứng khi mang thai.

Ngủ sai tư thế

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên chọn cho mình một tư thế ngủ phù hợp, mang đến sự thoải mái tối đa (chẳng hạn như nằm nghiêng) để tránh các cơn đau không đáng có. Ngủ sai tư thế thường gây đau lưng, đau đầu gối, đau cổ vai gáy và đau nhức bắp chân.

Bà bầu bị đau khớp đầu gối
Nằm ngủ sai tư thế là nguyên nhân phổ biến khiến chị em bị đau đầu gối khi mang thai

Bà bầu bị đau khớp đầu gối có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?

Nếu cơn đau đầu gối khi mang thai chỉ xuất hiện thoáng qua ở mức độ nhẹ và lâu lâu mới bị một lần thì không có gì đáng lo ngại. Cơn đau có thể từ từ biến mất hoàn toàn sau khi sinh con hoặc khi chị em lấy lại vóc dáng. Lúc này, áp lực chèn ép lên hai khớp gối đã được giải phóng nên cảm giác đau đớn cũng thuyên giảm dần.

Tuy nhiên, một số bà bầu có biểu hiện bị đau khớp đầu gối kéo dài, cơn đau dữ dội kèm theo các triệu chứng bất thường khác như cứng khớp, sưng viêm, nóng đỏ khớp, hạn chế phạm vi vận động hoặc biến dạng khớp gối. Hãy đi khám ngay để được can thiệp điều trị sớm vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

Cách điều trị đau đầu gối khi mang thai

Có nhiều cách chữa đau đầu gối khi mang thai, như điều trị tại nhà, uống thuốc Tây hoặc Đông Y. Mỗi cách chữa trị đều có những ưu điểm khác nhau, được chỉ định dựa vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau cùng các nguyên nhân tiềm ẩn.

Điều trị tại nhà

Đối với những cơn đau đầu gối vừa mới bắt đầu, các mẹ có thể tự điều trị ở nhà bằng các cách đơn giản dưới đây:

  • Chườm gối: Đây là hình thức sử dụng nhiệt để tác dụng lên vùng gối đang bị đau. Có 2 cách gồm: Chườm nóng và chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tê liệt các vùng cơ, dây thần kinh quanh khu vực đầu gối và giúp giảm đau tạm thời. Còn nhiệt độ nóng sẽ giúp các cơ ở vùng đau được thư giãn, tăng lưu thông máu và làm giảm các mô sưng đau ở đầu gối.
  • Massage đầu gối: Xoa bóp đầu gối là cách thức làm thư giãn dây chằng và các cơ ở khớp gối, đồng thời tăng tuần hoàn máu đến các cơ, giúp giảm sưng đau. Khi bị đau đầu gối, các mẹ bầu hãy ngồi trên ghế, hai chân chạm sàn, mũi chân hướng về phía trước và thực hiện các tác động nhẹ nhàng như ấn, day, vuốt nhẹ nhàng từ phần trên đầu gối xuống dưới…
  • Tập các động tác phù hợp: Khi bị đau khớp gối, mẹ bầu cần tránh ngồi ì một chỗ. Việc tập luyện sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, các mô trở nên linh hoạt, giảm đau, cải thiện các mô xương sụn và làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu gối khi mang thai là do thiếu chất, đặc biệt là vitamin D và canxi. Vì vậy, việc bổ sung của các chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ bầu là rất cần thiết và quan trọng. Để cải thiện tình trạng đau đầu gối, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp như thịt ba chỉ xào lá lốt, cháo gạo lứt và nhân mễ, khoai sọ hầm xương heo… Bổ sung thêm các chất từ viên uống nếu cần thiết.
Bà bầu bị đau đầu gối khi mang thai
Thường xuyên massage sẽ làm giảm các cơn đau khớp đầu gối cho phụ nữ mang thai

BỎ TÚI: 11 Cách Trị Đau Đầu Gối Tại Nhà Cho Hiệu Quả Bất Ngờ

Mẹo trị đau đầu gối khi mang thai bằng bài thuốc dân gian

Những bài thuốc của cổ nhân truyền lại từ cổ chí kim luôn có công dụng tốt trong việc điều trị đau đầu gối, đơn giản và an toàn, thích hợp với cơn đau đầu gối nhẹ. 

  • Rượu gừng: Rượu gừng là phương thuốc được nhiều người sử dụng để điều trị đau xương cốt. Đau đầu gối cũng không ngoại lệ, chỉ cần xoa bóp bằng rượu gừng mỗi ngày, cơn đau sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Cách thực hiện đơn giản, chị em chỉ cần đập dập gừng rồi ngâm chung với rượu trắng từ 10-15 ngày là có thể sử dụng.
  • Chườm nóng bằng ngài cứu: Ngải cứu được biết đến với thành phần có chất kháng viêm tự nhiên, làm giảm nhanh các cơn đau đầu gối. Để sử dụng cần đem lá rửa sạch, sao vàng với muối rồi cho vào vải sạch, chườm vào chỗ đầu gối đang bị đau. Có thể cố định túi chườm ở đầu gối bằng băng gạt trong trong vòng 20-25 phút để giảm đau và thư giãn.
  • Uống nước lá lốt: Lá lốt ngoài làm thức ăn còn có công dụng điều trị các bệnh về xương khớp cực kỳ hiệu quả, trong đó có đau đầu gối khi mang thai. Các mẹ đem lá phơi khô, sử dụng mỗi ngày 1 nắm nấu với 3 chén nước đến khi còn 1 chén rồi uống. Uống nước lá lốt đều đặn mỗi ngày sẽ làm cho cơn đau đầu gối dứt hẳn.

Các bài thuốc từ mẹo dân gian chỉ dành cho những bà bầu bị đau đầu gối nhẹ. Nếu tình hình không thuyên giảm sau một thời gian sử dụng, hãy tìm đến gặp các chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

TÌM HIỂU THÊM: Công Dụng Của Lá Lốt Chữa Đau Khớp Hiệu Quả

Cách điều trị đau đầu gối khi mang thai bằng Tây Y

Thường thì các thuốc Tây sẽ không được chỉ định cho mẹ bầu ngoài các trường hợp nghiêm trọng và rất cần thiết. Khi điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc ít có khả năng gây tác dụng phụ.

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol được sử dụng khi cơn đau đầu gối ở mức độ nhẹ. Thuốc mang đến hiệu quả giảm đau nhanh và ít gây tác dụng phụ hơn so với những loại khác.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc này có tác dụng hơn đối với cơn đau đầu gối ở mức trung bình và nặng. Một số loại thuốc kháng viêm thường dùng là: Nimesulid, Meloxicam, Celecoxib… Trường hợp nặng hơn có thể tiêm trực tiếp vào vùng gối đang bị đau.
thuốc điều trị đau khớp gối khi mang thai
Sử dụng thuốc Tây Y và Đông Y là những phương pháp thường được lựa chọn để điều trị đau đầu gối khi mang thai

Lưu ý: Các loại thuốc Tây y thường có những tác dụng phụ và đặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Vì vậy, các mẹ bầu tuyệt đối không được tự mua thuốc Tây để uống, tránh những ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.

Chữa đau đầu gối khi mang bầu bằng Đông Y

Đông Y là phương pháp sử dụng những thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên nên sẽ an toàn hơn so với tân dược. Khi bị đau đầu gối trong thai kỳ, chị em phụ nữ có thể đến các cơ sở khám chữa Đông Y để được bắt mạch, kê đơn giúp điều trị tận gốc bệnh.

Một số bài thuốc Đông Y cho mẹ bầu bị đau đầu gối là:

  • Bài thuốc 1: Tơ hồng xanh, vương cốt đằng, hy thiêm, cẩn tích, thạch cao, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc, độc hoạt, gối hạc, chi mẫu, dây đau xương.
  • Bài thuốc 2: Thổ phục linh, cơ xước, hà thủ ô, sinh địa, trinh nữ, thiên niên kiện, lá lốt.
  • Bài thuốc 3: Hoàng cầm, tần giao, cam thảo, xích linh, đương quy, cát căn, quế chi, phòng phong, Sinh khương.

Hãy sử dụng các bài thuốc trên theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý bốc thuốc về uống khi chưa qua thăm khám dẫn đến những tác dụng phụ không tốt cho cả mẹ lẫn thai nhi.

TÌM HIỂU THÊMĐiều Trị Đau Khớp Gối Bằng Đông Y Có Ưu Điểm Gì? Các Bài Thuốc Hiệu Quả

Cách phòng ngừa đau đầu gối khi mang thai

Đau đầu gối khi mang thai là tình trạng phổ biến, thường nhẹ, có thể tự khỏi hoặc giảm nhanh nên không cần phải quá lo lắng. Hãy kiên trì thực áp dụng các phương pháp trên để nhanh chóng chấm dứt được các cơn đau nhức khó chịu.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng đau khớp đầu gối khi mang thai, các mẹ cần chú ý đến những điều sau:

  • Đi giày dép thoải mái, không quá chật hoặc quá rộng. Không đi dày cao gót, không hoạt động quá sức, đứng quá lâu, ngồi xổm quá lâu để giảm bớt áp lực lên đầu gối.
  • Không đứng/ngồi lâu hoặc đi lại quá nhiều.
  • Luôn giữ vững tinh thần lạc quan. Tránh căng thẳng khiến cảm giác đau càng trở nên nghiêm trọng. 
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh xa các chất kích thích.
  • Thường xuyên tập luyện các bài tập vận động nhẹ nhàng trước và sau khi sinh để tăng cường chức năng vận động của khớp gối, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Lựa chọn tư thế ngủ thoải mái, không đè nén lên khớp gối trong thời gian quá lâu.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp, đặc biệt là canxi, vitamin D và vitamin B12 hằng ngày.
  • Kiểm soát cân nặng, không để tăng cân quá nhanh gây áp lực đột ngột lên đầu gối và khiến khớp bị đau.
  • Không được tùy ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai, tránh ảnh hướng xấu đến thai nhi.
  • Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài hoặc tăng nặng hơn, các mẹ bầu cần tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Những lời khuyên hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn rõ hơn về các xử lý triệu chứng đau đầu gối khi mang bầu. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng, bạn nên đến các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám uy tín để được kiểm tra.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin liên quan

Bình luận (30)

  1. Mai Trần Anh says: Trả lời

    Chị không biết là có tac dụng không nữa nhưng nếu đắp giảm đau ngoài da thì em lấy ngải cứu ấy, chị đắp ngải cứu giảm đau thấy hiệu quả tốt lắm, đắp ngày hai lần nha em

  2. Nq Như says: Trả lời

    Em lấy lá lốt sao với muối để đắp lên đầu gối giảm đau thay cho nấu nước uống cho được không ạ? Em không ăn được lá lốt, ngửi mùi thấy hơi ghê mà giờ uống nữa thì chắc nôn ra hết luôn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger