Mất ngủ uống lá gì? 10 Loại lá uống vào giúp an thần, dễ ngủ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Mất ngủ Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hà Nội

Mất ngủ uống lá gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Việc sử dụng các loại lá tự nhiên để hỗ trợ điều trị mất ngủ đã được áp dụng từ lâu trong y học cổ truyền.

Lá cây thảo dược: Thực sự có tác dụng chữa mất ngủ?

Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc giữa đêm, buồn ngủ vào ban ngày… là những rối loạn giấc ngủ phổ biến. Hầu hết những người bị mất ngủ sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc ngủ. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể gây những rủi ro tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

Mất ngủ uống lá gì
Tìm hiểu mất ngủ uống lá gì để cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao sức khỏe

Việc sử dụng lá cây thảo dược để cải thiện giấc ngủ đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Với thành phần tự nhiên, lành tính và ít tác dụng phụ, thảo dược không chỉ giúp bạn dễ ngủ hơn mà còn mang lại cảm giác thư thái, sảng khoái khi thức dậy.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các hoạt chất có trong một số loại lá như lạc tiên, vông nem có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả.

Ưu điểm khi dùng thảo dược trị mất ngủ:

  • An toàn: Lá cây thường ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc tây.
  • Tự nhiên: Nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ tìm và sử dụng.
  • Tiết kiệm: Chi phí thấp hơn so với việc mua thuốc.

Việc trị mất ngủ bằng lá cây có thể mang lại hiệu quả nhất định, đặc biệt là đối với những người mất ngủ do căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Mất ngủ uống lá gì giúp ngủ ngon?

Theo Y học dân gian, ông cha ta đã phát hiện và tận dụng đa dạng các loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên để chữa bệnh mất ngủ, giúp ngủ ngon hơn mỗi đêm. Dưới đây là 10 gợi ý bạn có thể tham khảo và áp dụng: 

1. Lá vông nem 

Lá vông nem được biết đến là một trong những loại thảo dược tự nhiên có khả năng giúp bạn ngủ ngon hơn. Thành phần trong lá vông nem có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sâu hơn.

mất ngủ uống lá cây gì
Lá vông nem có tác dụng an thần, gây ngủ hiệu quả nhờ khả năng tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương

Cách sử dụng

Cách 1: Uống nước sắc lá vông nem 

  • Chuẩn bị 15g lá vông, rửa sạch qua nhiều lần nước, ngâm trong thau nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo. 
  • Vò hơi nát lá cho vào ấm đun sôi cùng 200ml nước. Đậy nắp đun trên lửa nhỏ. 
  • Sau 20 phút, kiểm tra lượng nước, khi cạn xuống còn 50ml thì tắt bếp.
  • Chắt phần nước lá vông thu được ra chén, uống khi còn ấm và uống trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách 2: Lá vông ngâm rượu

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá vông bánh tẻ, 1 lít rượu trắng 40 độ và và bình thủy tinh. 
  • Lá vông rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút cho sạch và mang đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. 
  • Cho lá vào bình thủy tinh, đổ rượu vào, đậy kín nắp bình, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát trong vòng ít nhất 20 ngày. 
  • Khi hoàn thành có thể lấy ra sử dụng hàng ngày.
  • Người bị mất ngủ uống khoảng 15ml rượu lá vông nem từ 1 – 2 lần/ ngày. Kiên trì trong một thời gian ngắn sẽ đạt hiệu quả cải thiện rõ rệt. 

Cách 3: Một số cách hiệu quả khác

Ngoài 2 cách trên, người bệnh mất ngủ cũng có thể áp dụng một số cách khác tùy theo nhu cầu cá nhân: 

  • Dùng lá vông nem luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày; 
  • Dùng 15g lá vông khô, kết hợp với 3g tâm sen, 12g lạc tiên, 20g lá dâu, sắc uống mỗi ngày; 
  • Dùng 16g lá vông, 10g táo nhân đã sao đen và 5g tâm sen. Trộn chung và mang đi hãm với nước sôi có vài bông hoa nhài. Lấy nước uống hết trong ngày;
  • Dùng 50g lá vông, 50g hoa thiên lý và 1 con cá diếc. Sơ chế nguyên liệu sạch sẽ, mang đi nấu canh nóng và thưởng thức vào bữa tối; 

2. Lá lạc tiên

Từ lâu, lạc tiên đã được biết đến như một “vị thuốc an thần” quý giá của thiên nhiên. Theo y học cổ truyền, loại cây này có tính mát, vị ngọt, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ. Các nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh chiết xuất lá lạc tiên chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng tốt cho giấc ngủ.

uống lá gì để chữa mất ngủ
Lá lạc tiên được mệnh danh là “thần dược trị mất ngủ” được nhiều người biết đến

Cách thực hiện

Cách 1: Bài thuốc lá lạc tiên chữa mất ngủ do suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị 50g lạc tiên, 10g lá dâu tằm, 30g lá vông, 2.2g liên tâm, 90g đường cùng acid benzonic và 100ml nước. 
  • Sơ chế sạch sẽ các dược liệu, trộn chung với nhau và mang đi nấu thành cao lỏng. 
  • Người bị mất ngủ dùng liều 2 – 4 thìa cafe lạc tiên mỗi ngày để cải thiện giấc ngủ. 

Cách 2: Bài thuốc lá lạc tiên chữa mất ngủ tim đập nhanh 

  • Chuẩn bị 15g lạc tiên khô hoặc kết hợp thêm lá vông, lá dâu tằm, tâm sen với lượng vừa phải. 
  • Cho vào ấm đun sắc lấy nước uống hàng ngày. 
  • Kiên trì sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách 3: Bài thuốc lá lạc tiên giúp xoa dịu thần kinh, an thần

  • Chuẩn bị 20g lá lạc tiên, 2g lá vông nem, 6g xương bồ, 6g cam thảo, 12g hạt sen, 10g lá tre, 10g lá dâu và 10g táo nhân sao. 
  • Sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml. 
  • Chia làm 2 phần uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Xem thêm: 3 Cách Chữa Mất Ngủ Bằng Nấm Lim Xanh Cực Hay Từ Dân Gian

3. Lá đinh lăng

Từ lâu, đinh lăng đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc quý để an thần, bổ não. Y học hiện đại đã chứng minh, các hoạt chất trong lá đinh lăng có tác dụng chống oxy hóa, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhờ đó, đinh lăng trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh rối loạn giấc ngủ.

nên uống gì trước khi đi ngủ
Lá đinh lăng có tác dụng an thần, hoạt huyết, dưỡng não và chữa bệnh mất ngủ hiệu quả

Cách thực hiện

Cách 1: Trà đinh lăng

  • Dùng lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô và sao vàng.
  • Mang đi hãm lấy với nước sôi thành trà, uống nhiều lần trong ngày.
  • Chỉ cần thực hiện trong vòng 1 tuần liên tục sẽ đạt hiệu quả như mong đợi. 

Cách 2: Kết hợp với các dược liệu khác

  • Kết hợp lá đinh lăng với các vị dược liệu khác để tăng hiệu quả trị mất ngủ. 
  • Chuẩn bị lá đinh lăng, tam diệp, cỏ mực, rau má và lá vông nem mỗi vị 12g, hoàng bá, hoàng liên và bạch linh mỗi vị 10g cùng 16g lá cây xấu hổ. 
  • Cho hết các dược liệu trên vào ấm đun, sắc cùng 700ml nước trong vòng 20 phút trên lửa nhỏ. 
  • Nước cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Rót phần nước thuốc thu được ra chén, chia làm 2 phần uống sáng và tối. 
  • Áp dụng liên tục trong vòng 7 ngày liên tục để đạt hiệu quả cải thiện giấc ngủ rõ rệt. 

4. Lá cây nữ lang

Cây nữ lang được biết đến với khả năng là một loại thảo dược chữa bệnh mất ngủ hiệu quả. Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm, có tên khoa học là Valeriaa hardwickii Wall.

Trong Đông y, nữ lang có tính bình, vị ngọt, hơi đắng và quy vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng an thần, thông kinh hoạt lạc và bồi dưỡng khí huyết. Bài thuốc phù hợp cho người bị mất ngủ triền miên do stress, căng thẳng, suy nhược cơ thể.

mất ngủ nên uống lá cây gì tốt
Chữa mất ngủ bằng lá cây nữ lang là mẹo dân gian hiệu nghiệm được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện

Cách 1: Trà nữ lang

  • Chuẩn bị 15g lá, rễ và thân cây nữ lang, rửa sạch và mang đi hãm với nước sôi trong vòng 15 phút. 
  • Uống khi còn trà còn ấm, nên uống trước giờ đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Cách 2: Rượu cây nữ lang

  • Chuẩn bị 100gr lá, thân và rễ cây nữ lang và 5 lít rượu trắng. 
  • Rửa sạch dược liệu, đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối trước khi mang đi ngâm rượu. 
  • Cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngập bình rồi đậy kín nắp, đặt bình rượu ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. 
  • Sau 1 tháng có thể lấy ra sử dụng, người bị mất ngủ dùng liều khoảng 4 – 6ml rượu thuốc mỗi ngày là tốt nhất. 

5. Lá cây bạc hà

Nhắc đến các loại lá dược liệu cải thiện mất ngủ hiệu quả không thể nào bỏ qua lá bạc hà. Đây không chỉ là một loại rau ăn sống, thảo dược tinh dầu mà nó còn được dùng để làm vị thuốc chữa bệnh, trong đó có chứng mất ngủ.

Theo các nghiên cứu khoa học, hàm lượng cao chất menthol trong lá bạc hà tác động mạnh mẽ đến hệ thần kinh trung ương, giúp xoa dịu căng thẳng, thư thái tinh thần và giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. 

cách để ngủ cho người mất ngủ
Chất menthol trong bạc hà giúp xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng và đem lại giấc ngủ ngon

Không những vậy, uống trà lá bạc hà còn kích thích đến não bộ nhờ cơ chế thúc đẩy tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin và tư duy, giúp bạn minh mẫn và tỉnh táo để học tập hiệu quả vào ban ngày. Đồng thời giảm đau đầu, giảm ho, tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc cơ thể.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá bạc hà tươi, rửa sạch và để ráo nước. 
  • Hơi vò nhẹ và cho vào ấm thủy tinh, đổ nước sôi vào, đậy kín nắp và hãm trong vòng 15 phút. 
  • Vớt bỏ bã lá, cho thêm 1 – 2 thìa cafe mật ong vào, khuấy đều lên và thưởng thức trước khi đi ngủ ít nhất 1 tiếng. 

6. Lá cây trinh nữ

Cây trinh nữ hay trong dân gian thường gọi là cây xấu hổ, cây mắc cỡ là loại thực vật quen thuộc với nhiều người. Trong Y học cổ truyền, loại cây này được gọi là hàm tu thảo, tính hơi hàn, ngọt nhẹ, hơi se.

Tác dụng an thần, gây ngủ, xoa dịu thần kinh, lợi tiểu, giảm đau, hạ áp, thông kinh hoạt lạc, tiêu tích, chỉ khái, hóa đàm… Loại lá cây này phù hợp dùng để chữa bệnh mất ngủ ở người trẻ do suy nhược thần kinh, căng thẳng, áp lực. 

cách chữa mất ngủ bằng cây xấu hổ
Lá cây trinh nữ thường dùng để chữa bệnh mất ngủ theo kinh nghiệm dân gian

Cách thực hiện

Cách 1:

  • Chuẩn bị 12g lá cây xấu hổ, kết hợp thêm 30g cây chua me đất và 15g cây nụ áo tím. 
  • Rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Nên uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày để cảm nhận sự cải thiện rõ rệt. 

Cách 2:

  • Chuẩn bị đầy đủ các vị thuốc gồm lá cây xấu hổ, lá vông nem, trắc bách diệp, đỗ trọng, câu đằng, hạt muồng ngủ sao, hoa dại và thân lá bạch hạc mỗi thứ 6g, tang ký sinh và hà thủ ô mỗi vị 8g, 4g địa tang. 
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc tán nhuyễn mịn thành bột, hoàn thành viên, uống liều 20 – 30g hàng ngày để cải thiện giấc ngủ. 

7. Lá dâu tằm

Nếu thắc mắc không biết mất ngủ uống là gì tốt nhất, hãy áp dụng thử ngay lá dâu tằm. Trong Đông y, lá dâu tằm có tính hàn, vị hơi đắng, ngọt nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, thông khí huyết, trừ phong. Nhờ đó giúp thư giãn thần kinh, giảm đau đầu, mệt mỏi, cải thiện chứng mất ngủ kinh niên, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm. 

Hơn thế, sử dụng lá dâu tằm còn giúp bồi dưỡng khí huyết, kích thích cơ thể sản sinh nhiều dịch vị, giúp nhuận tràng và tốt cho hệ tiêu hóa. Hỗ trợ đẩy lùi chứng mất ngủ hiệu quả bền vững, phòng ngừa tái phát dài lâu.

thuốc ngủ thảo dược loại nào tốt
Lá dâu tằm giúp thanh nhiệt, giải độc, thư giãn thần kinh và giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn

Cách thực hiện

Cách 1: Nước sắc lá dâu tằm 

  • Chuẩn bị khoảng 50g lá dâu tằm tươi, hái lúc sáng sớm khi lá còn đọng sương là tốt nhất. 
  • Hái về rửa sạch loại bỏ cát đất, mang đi phơi khô. 
  • Cho vào ấm sứ đun cùng với 1 lít nước trong vòng 20 phút. 
  • Chắt phần nước lá thu được ra chén, chia làm nhiều phần uống dần hết trong ngày. 
  • Áp dụng cách này liên tục trong vòng 15 ngày sẽ đạt hiệu quả cải thiện giấc ngủ rõ rệt. 

Cách 2: Xông hơi lá dâu tằm 

  • Dùng 1 nắm lá dâu tằm tươi, rửa sạch qua nhiều lần nước rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước.
  • Đun trong vòng 15 phút, có thể kết hợp với vài lá bạc hà để tăng hiệu quả. 
  • Đổ hỗn hợp lá ra chậu nhỏ, dùng khăn trùm kín đầu và tiến hành xông hơi. 
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả cải thiện rõ rệt. 

Cách 3: Bài thuốc kết hợp lá dâu tằm với các dược liệu khác

  • Chuẩn bị lá dâu tằm, lá thông đất và lá cây thành ngạnh mỗi loại 30g. 
  • Rửa sạch qua nhiều lần nước, ngâm nước muối loãng 15 phút và vớt ra để ráo. 
  • Cho vào ấm sứ sắc cùng với 1 lít nước trong vòng 30 phút. 
  • Phần nước thuốc thu được chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày. 

Tham khảo thêm: Gợi ý 7 cách dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ cực hay nên biết

8. Lá tre 

Tre là biểu tượng quen thuộc ở miền quê Việt Nam, ngoài những công dụng thông thường, lá tre còn được sử dụng như một vị thuốc quý tốt cho sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, lá tre có tính mát, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh cảm sốt, bệnh về đường hô hấp và xoa dịu hệ thần kinh, an thần.

Còn theo Y học hiện đại, lá tre chứa hàm lượng cao chiết xuất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của các tế bào, xoa dịu căng thẳng thần kinh, giảm stress và chữa mất ngủ hiệu quả. 

Thuốc ngủ thảo dược Việt nam
Lá tre chứa flavonoid chống oxy hóa, giảm căng thẳng thần kinh trung ương và đẩy lùi chứng mất ngủ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50 – 100g lá tre tươi hoặc 25 – 50g lá tre khô.
  • Sắc kỹ lấy nước uống hàng ngày. 
  • Kiên trì uống nước sắc lá tre từ 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả cải thiện giấc ngủ rõ rệt. 

9. Lá xạ đen

Lá xạ đen có tác dụng hỗ trợ chữa mất ngủ hiệu quả nhờ những phát hiện mới trong khoa học. Cụ thể, xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii Benthet Hook, một loại cây thân gỗ, dây leo và thường mọc thành từng bụi. 

Các hoạt chất có trong cây xạ đen có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài, tăng cường sức đề kháng và giảm đau tự nhiên cho cơ thể.

có nên uống nước trước khi đi ngủ
Lá xạ đen nổi tiếng với công dụng chữa mất ngủ, khó ngủ về đêm

Không những vậy, xạ đen còn là “khắc tinh” của chứng mất ngủ. Có tác dụng an thần, gây ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc, thức dậy với một trạng thái tinh thần thoải mái. 

Thảo dược này cũng được sử dụng để hỗ trợ chữa trị một số bệnh lý khác như ung thư gan, ung thư dạ dày, các bệnh tổn thương xương khớp, cao huyết áp… Tuy nhiên, chống chỉ định dùng xạ đen cho phụ nữ mang thai. 

Cách thực hiện

  • Dùng khoảng 100g lá xạ đen tươi hoặc khô đều được, rửa sạch và để ráo nước. 
  • Cho vào ấm sứ, đun sôi cùng với 2 lít nước trong vòng 20 phút. Chỉnh nhỏ lửa và đậy kín nắp. 
  • Chắt lấy phần nước chia làm nhiều phần uống hết trong ngày, nên uống trước bữa ăn từ 20 – 30 phút là tốt nhất. 

ĐỌC NGAY: Bà Bầu Mất Ngủ Có Nên Uống Tâm Sen? Bác Sĩ Nói Gì?

10. Lá tía tô đất

Tía tô đất với hương thơm dịu nhẹ không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn có tác dụng an thần, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện các vấn đề về thần kinh.

Thảo dược này cũng tốt cho người bệnh Alzheimer, mất ngủ suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh. Sử dụng bài thuốc thường xuyên cũng giúp chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp, điều chỉnh các rối loạn chức năng tình dục ở nữ… 

uống trà gì để ngủ ngon
Trà tía tô đất có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ và ổn định hệ thần kinh 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một nắm nhỏ lá tía tô đất tươi hoặc khô, nếu dùng dạng tươi phải rửa sạch trước.
  • Cho vào ấm sứ, đun sôi cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút. 
  • Rót phần nước trà ra ly, vắt nước cốt chanh và thêm mật ong để tạo vị ngọt dễ uống. 
  • Thưởng thức khi còn ấm để đạt hiệu quả cải thiện giấc ngủ tốt nhất. 

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng lá tía tô đất với liều lượng phù hợp, chỉ dùng trong vòng 1 tháng và ngưng sử dụng ngay khi xuất hiện các tác dụng phụ như tăng nhịp tim, đau đầu, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy… 

Lưu ý khi chữa mất ngủ bằng lá cây dược liệu

Chữa mất ngủ bằng các loại lá cây tự nhiên đem lại hiệu quả khả quan, thậm chí có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm trong những trường hợp mất ngủ không quá nặng.

Tuy nhiên, song song đó biện pháp này cũng tồn tại nhiều mặt hạn chế. Vì vậy, hãy lưu ý các vấn đề dưới đây và hết sức thận trọng khi áp dụng: 

  • Không phải là thuốc chữa bệnh: Lá cây chỉ hỗ trợ điều trị mất ngủ ở mức độ nhẹ và vừa, đặc biệt là những trường hợp mới bắt đầu.
  • Tác dụng chậm: Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Liều lượng phù hợp: Dùng quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn loại cây phù hợp và liều lượng thích hợp.
  • Quan sát phản ứng của cơ thể: Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng ngay và đến bệnh viện.
  • Không nên quá kỳ vọng: Nếu sau 1-2 tháng sử dụng mà không thấy cải thiện, hãy tìm phương pháp điều trị khác.

Lời khuyên:

  • Chế độ ăn uống: Hạn chế đồ uống có cồn, cafein, các chất kích thích trước khi ngủ.
  • Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn mỗi ngày nhưng tránh tập luyện quá sức trước khi ngủ.
  • Môi trường ngủ: Tạo không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, tối và mát mẻ.
  • Giữ giờ giấc sinh hoạt: Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày.

Mất ngủ uống lá gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại lá nào phù hợp cần dựa trên cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên chính xác và an toàn nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger