TOP Các Thuốc Điều Trị Suy Thận Độ 2 Được Bác Sĩ Kê Đơn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Lĩnh vực khám chữa: Thận Nơi công tác Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường – Hồ Chí Minh

Dùng thuốc điều trị suy thận độ 2 là phương pháp được áp dụng phổ biến trong các phác đồ điều trị hiện đại. Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng, kiểm soát và ngăn bệnh không chuyển sang các giai đoạn nặng hơn.

Hiểu đúng về suy thận độ 2

Suy thận độ 2 là 1 trong 5 giai đoạn chính của bệnh suy thận, được phân chia dựa theo mức độ tổn thương thận và đặc biệt là chỉ số đo mức độ lọc của cầu thận. Đối với bệnh nhân suy thận độ 2, mức độ tổn thương thận ở mức 40 – 50% và mức độ lọc máu dao khoảng 60 – 89 ml/ phút. 

Thuốc điều trị suy thận độ 2
Dùng thuốc điều trị suy thận độ 2 là phương pháp trị bệnh ưu tiên được áp dụng phổ biến

Những trường hợp suy thận độ 2 rất khó phát hiện thông qua triệu chứng lâm sàng. Việc phát hiện sớm thường là do tình cờ thực hiện xét nghiệm lọc máu, đánh giá các chỉ số hoạt động nội tạng trong cơ thể…

Tuy nhiên, xét về bản chất của suy thận độ 2, tức thận đã có sự suy giảm chức năng, chắc chắn sẽ gây ra một số triệu chứng sau:

  • Thay đổi màu nước tiểu, không còn vàng nhạt mà chuyển sang vàng sẫm, hơi đỏ, cam; 
  • Tần suất tiểu tiện tăng cao, nhiều hơn so với bình thường; 
  • Lượng nước tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường; 
  • Tăng chỉ số huyết áp; 
  • Hay bị phù mắt cá chân, mí mắt; 
  • Ngứa da, khô da;
  • Đau vùng lưng dưới, mạn sườn; 
  • Mệt mỏi, mất ngủ; 
  • Hay bị chuột rút ban đêm; 
  • Có vị lạ trong miệng, thay đổi vị giác; 

Phần lớn những trường hợp phát hiện suy thận độ 2 xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt kém khoa học như ăn quá mặn, thiếu chất xơ, nhiều dầu mỡ, thức khuya, uống ít nước, nhịn đi tiểu, chấn thương va chạm mạnh gây tổn thương thận hoặc bị ảnh hưởng từ các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp… 

Bản chất của suy thận là bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro và biến chứng. Do đó, việc tầm soát suy thận để phát hiện sớm và điều trị phù hợp là điều cần thiết, ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn 3, 4 hoặc suy thận giai đoạn cuối đe dọa tính mạng. 

Bị suy thận độ 2 uống thuốc gì tốt nhất? 

Sau khi chẩn đoán suy thận độ 2 qua xét nghiệm và siêu âm, bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị suy thận độ 2 phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

1. Thuốc kiểm soát huyết áp 

Suy giảm chức năng lọc thải khiến nước và cặn bã tích tụ, gây tăng huyết áp. Do đó, kiểm soát huyết áp là mục tiêu quan trọng trong điều trị suy thận độ 2. Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) và ức chế men chuyển (ACE) là các lựa chọn phổ biến giúp kiểm soát tình trạng này.

Thuốc điều trị suy thận độ 2
Thuốc kiểm soát huyết áp là nhóm thuốc không thể thiếu trong phác đồ điều trị suy thận độ 2

Cơ chế hoạt động: Các nhóm thuốc này giúp ức chế sản sinh hormone  Angiotensin II, khi lượng hormone này giảm xuống, thành mạch máu sẽ giãn ra, không còn co thắt làm giảm huyết áp. 

Tác dụng

  • Giảm chỉ số huyết áp nhờ kiểm soát nồng độ hormone Angiotensin; 
  • Thúc đẩy quá trình bơm máu, cải thiện triệu chứng suy tim; 
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường, làm chậm tiến triển suy thận;

Các loại thường dùng

  • Nhóm ARB: Losartan (Cozaar), Telmisartan (Micardis), Valsartan (Diovan), Olmesartan (Benicar), Candesartan (Atacand), Azilsartan (Edarbi), Irbesartan (Avapro), Eprosartan…; 
  • Nhóm ACE: Benazepril, Enalapril, Lisinopril, Perindopril, Captopril, Fosinopril, Moexipril, Quinapril…; 

Liều dùng: Tuân thủ chỉ định về liều dùng và cách dùng do bác sĩ chỉ định. 

Giá bán tham khảo: ~ 400.000 – 500.000đ. 

2. Thuốc kiểm soát kali máu 

Trong phác đồ điều trị suy thận độ 2, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kiểm soát lượng kali trong máu để giảm áp lực cho thận.

Công dụng: Hạ chỉ số kali trong máu và duy trì ổn định ở mức độ phù hợp. 

Các loại thường dùng

  • Thuốc glucose
  • Thuốc canxi
  • Thuốc natri polystyrene sulfonate (Kionex) 

Liều dùng: Theo sự chỉ định của bác sĩ. 

3. Thuốc kiểm soát cholesterol 

Hầu hết bệnh nhân suy thận đều có cholesterol cao, được phát hiện qua xét nghiệm. Trong trường hợp này, nhóm thuốc Statin thường được chỉ định để điều chỉnh huyết áp, bảo vệ chức năng thận và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Thuốc điều trị suy thận độ 2
Statin – Thuốc điều trị suy thận độ 2 nhờ khả năng kiểm soát chỉ số cholesterol hiệu quả

Cơ chế hoạt động: Các hoạt chất trong thuốc có khả năng ức chế sự hình thành của các Hydroxyl Methylglutaryl Coenzyme Reductase, hạn chế hình thành Mevalonat từ gan. Đây là hoạt chất có khả năng làm tăng lượng cholesterol trong máu. 

Tác dụng

  • Giảm đến 45% lượng Cholesterol toàn phần và LDL, tăng chỉ số HDL;
  • Hỗ trợ chống oxy hóa, giảm viêm;
  • Kiểm soát các triệu chứng suy thận cấp và suy tuyến thượng thận; 
  • Giảm nguy cơ phát sinh biến chứng xơ vữa động mạch; 

Các loại thường dùng: Nhóm thuốc này gồm các loại phổ biến gồm:

  • Lovastatin
  • Atorvastatin
  • Simvastatin
  • Fluvastatin

Liều dùng: Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ triệu chứng của bệnh nhân tại thời điểm phát bệnh. 

Giá bán tham khảo: ~ 200.000 – 500.000đ. 

4. Thuốc chống thiếu máu

Suy thận độ 2 là giai đoạn bệnh nhân đã bắt đầu có dấu hiệu của thiếu máu, xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp. Loại thuốc trị suy thận độ 2 do thiếu máu phổ biến nhất là Erythropoietin hormone. Đồng thời, kết hợp thêm thuốc sắt nếu cần thiết. 

Cơ chế tác động: Tác động trực tiếp đến máu và hệ thống tạo máu. 

Công dụng: Tái tổ hợp Alpha và Beta Erythropoietin, tăng sinh các tế bào hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận. 

Các thuốc thường dùng

  • Darbepoetin alpha – Aranesp; 
  • Mircera; 

Liều dùng

  • Liều ban đầu 50 – 100 đơn vị/ kg, dùng 3 lần/ tuần. Sau đó 8 tuần chỉ số hồng cầu vẫn thấp sẽ cân nhắc tăng liều; 
  • Liều duy trì từ 12.5 – 525 đơn vị/ kg, dùng 3 lần/ tuần; 
  • Thuốc cũng dùng cho các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, phải lọc máu nhân tạo với liều dùng cao hơn;

5. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu cũng là một trong những loại thuốc trị suy thận độ 2 được sử dụng nhiều nhất trong các phác đồ thuốc hiện nay. 

Thuốc điều trị suy thận độ 2
Bệnh nhân suy thận độ 2 mức độ nhẹ được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide

Tác dụng

  • Kích thích phản xạ tiểu tiện nhằm đào thải độc tố ra khỏi cơ thể; 
  • Cải thiện triệu chứng phù nề cơ thể, kiểm soát huyết áp và giảm áp lực cho thận; 
  • Hỗ trợ tăng cường canxi, bảo vệ xương khớp chắc khỏe; 

Các loại thường dùng: Người bị suy thận độ 2 mức độ nhẹ chủ yếu dùng thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide hoặc kháng Aldosteron. 

Liều dùng: Verospirone liều khởi đầu 25mg/ ngày, sau đó theo dõi các chỉ số để tăng giảm liều phù hợp. 

Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc trị suy thận độ 2

Điều trị suy thận độ 2 tập trung vào việc làm chậm tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng. Điều quan trọng là sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc điều trị suy thận độ 2
Tuân thủ các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu

Để phác đồ điều trị suy thận độ 2 đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Dùng thuốc chữa suy thận đúng liều lượng, thời gian và thời điểm theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều theo cảm tính hoặc lạm dụng thuốc tùy tiện để hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể và nhận biết các bất thường để kịp thời xử lý theo quy trình y tế, ngăn ngừa biến chứng. 
  • Điều trị suy thận bằng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như ăn nhạt, giảm lượng muối, giảm chất béo và protein, uống đủ nước, vận động tích cực, nghỉ ngơi nhiều… 
  • Nói không với các chất kích thích có hại cho sức khỏe, đặc biệt là thận như thuốc lá, rượu bia, cà phê… 
  • Tái khám theo lịch định kỳ với bác sĩ hoặc thăm khám ngay khi có các biểu hiện bất thường. 

Thuốc điều trị suy thận độ 2 tập trung vào việc kiểm soát huyết áp, giảm phù, bảo vệ chức năng thận và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như cholesterol, đường huyết và thiếu máu. Việc tuân thủ phác đồ điều trị do bác sĩ đề ra là rất quan trọng để làm chậm tiến triển của bệnh.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Tin liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Zalo
Messenger