Trẻ Nổi Mề Đay Về Đêm Và Cách Xử Lý Cấp Tốc Tại Nhà
Trẻ bị nổi mề đay về đêm với những cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bé khó chịu, quấy khóc, khó ngủ. Cha mẹ cần phải hiểu rõ về bản chất của chứng bệnh này nhằm xử lý đúng cách, giúp cho con yêu nhanh khỏi.
Hiện tượng trẻ bị nổi mề đay về đêm
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nổi mề đay về đêm. Thông thường, các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ thường xuất hiện đột ngột, nhất là những trường hợp mề đay cấp ở trẻ, triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng và biến mất sau vài giờ, vài ngày. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ bị mề đay mạn tính, tái đi tái lại thường xuyên và ngứa ngáy vào ban đêm.
Tương tự như nổi mề đay thông thường, chứng nổi mề đay về đêm ở trẻ được chia làm 2 dạng gồm:
- Mề đay cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột, ồ ạt nhưng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, biến mất nhanh trong vòng vài tiếng hoặc vài ngày, nhưng tối đa dưới 6 tuần.
- Mề đay mãn tính: Đặc trưng với các triệu chứng kéo dài trên 6 tuần, tái đi tái lại thường xuyên và rất khó để chữa trị dứt điểm.
Tham khảo thêm: Nổi mề đay lâu ngày không khỏi? Nguyên nhân và cách điều trị
Dấu hiệu nhận biết bé bị nổi mề đay về đêm
Trẻ nổi mề đay về đêm thường có triệu chứng phức tạp hơn so với người lớn do hệ miễn dịch yếu kém và làn da mỏng manh, dễ bị tổn thương. Bố mẹ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện ra tình trạng này thông qua các dấu hiệu như:
- Nổi mẩn đỏ, phù da: Trên làn da của trẻ đột nhiên xuất hiện chi chít các nốt sẩn đỏ li ti. Kèm theo là từng mảng da nhỏ sưng nhẹ, nổi gồ lên khỏi bề mặt da, có bờ viền, tạo ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh, sờ vào cứng chắc, ấn vào chuyển màu trắng.
- Ngứa ngáy dữ dội: Đi kèm theo những nốt mẩn đỏ là cảm giác nóng rát nhưng nhanh chóng biến mất. Thay vào đó là cơn ngứa ngáy khó chịu, nhất là vào ban đêm hoặc gần về sáng. Bé càng gãi thì càng bị ngứa nhiều hơn và có thể lan ra toàn thân.
- Các biểu hiện khác: Ngoài các tổn thương ngoài da trên, một số bé bị nổi mề đay vào ban đêm còn gặp các biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, chán ăn, khó ngủ… Trường hợp bị mề đay mãn tính, trẻ còn có các triệu chứng khác như:
- Trẻ sốt cao không hạ;
- Chóng mặt, khó thở;
- Da phát ban, đỏ rát;
- Phù mạch, sưng mí mắt, sưng môi, tay, chân, bộ phận sinh dục…;
Các triệu chứng nổi mề đay về đêm ở trẻ thường dễ nhầm lẫn với các vấn đề hoặc bệnh lý da liễu khác. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường vừa kể trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị kịp thời.
Xem thêm: Trẻ Bị Mẩn Ngứa Mùa Hè: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Nguyên nhân khiến trẻ nổi mề đay về đêm
Theo các chuyên gia Da liễu, hiện tượng nổi mề đay về đêm ở trẻ được ghi nhận có liên quan đến các tế bào langerhans, lympho T và tế bào mast hình thành chất sừng. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh chỉ bùng phát khi gặp các yếu tố dị nguyên thuận lợi như:
- Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ khá yếu ớt và chưa hoàn thiện trong những năm đầu, dễ bị kích thích khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng dẫn đến nổi mề đay vào ban đêm.
- Chức năng gan yếu: Chức năng gan suy giảm khiến độc tố trong cơ thể tích tụ lâu dưới da và khiến trẻ nổi mề đay về đêm.
- Dị ứng thức ăn: Một số loại thức ăn dễ gây dị ứng như thịt bò, hải sản, đậu phộng, nấm, sữa… Khi trẻ bị dị ứng thực phẩm, làn da bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mề đay, ngứa ngáy ngay cả vào ban đêm.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường khiến hệ miễn dịch của bé không kịp thích ứng, da khởi phát triệu chứng mề đay.
- Nọc độc từ côn trùng hoặc nhựa mủ thực vật: Một số bé bị nổi mề đay về đêm do bị các loại côn trùng có nọc độc cắn, chẳng hạn như kiến, muỗi, mạt, gián… Đôi khi, việc tiếp xúc với mủ độc thực vật cũng có thể gây kích ứng da tại chỗ hoặc khiến trẻ bị nổi phát ban.
- Các yếu tố kích ứng khác: Nơi ngủ của trẻ không đảm bảo vệ sinh, ẩm thấp, không khí chứa nhiều dị nguyên cũng là các tác nhân kích ứng nổi mề đay.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý ngoài da khác: Trẻ mắc các bệnh lý hệ thống tự miễn như lupus ban đỏ, cường giáp, các bệnh da liễu như chàm sữa, rôm sảy, viêm da cơ địa… dễ bị nổi mề đay vào ban đêm hơn so với những bé có sức khỏe bình thường.
Tìm hiểu thêm: Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Dấu hiệu và Mẹo xử lý đúng
Bé bị nổi mề đay về đêm có nguy hiểm không?
Trong hầu hết các trường hợp, chứng nổi mề đay về đêm ở trẻ em thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy dữ dội lại khiến bé khó chịu, quấy khóc và mất ngủ.
Một số trẻ bị nổi mề đay về đêm có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn cần phải cảnh giác như:
- Nhiễm trùng da: Nếu bé gãi nhiều, da có thể bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Khó thở: Trong một số trường hợp hiếm, chứng nổi mề đay vào ban đêm ở trẻ em có liên quan đến phản ứng dị ứng nặng, gây khó thở, sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị ngay lập tức.
- Phản ứng toàn thân: Nếu mề đay kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hoặc sưng nhiều vùng trên cơ thể, có thể bé đang trải qua một phản ứng dị ứng toàn thân (phản vệ). Đây là một biến chứng nghiêm trọng đòi hỏi sự can thiệp y tế khẩn cấp.
- Tái phát mãn tính: Bệnh mề đay xuất hiện thường xuyên vào ban đêm và kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của trẻ.
Nếu bé có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc bị nổi mề đay liên tục về đêm, bạn nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Cách điều trị khi trẻ nổi mề đay về đêm
Khi bé bị nổi mề đay về đêm, cha mẹ cần biết cách xử lý đúng cách để con yêu bớt ngứa ngáy và nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng khó chịu. Trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần được điều trị bằng y tế để ngăn chặn phản ứng quá mức của hệ miễn dịch.
1. Cách xử lý nổi mề đay về đêm ở trẻ tại nhà
Ngay khi trẻ có biểu hiện nổi mề đay vào ban đêm, cha mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để hạn chế các triệu chứng khó chịu cho bé:
Chườm đá lạnh
Lấy một túi đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng của bé sẽ giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc chườm lạnh chỉ giúp xoa dịu cơn ngứa và giảm hiện tượng sưng phù da tạm thời, không có khả năng trị bệnh tận gốc.
Giữ cho cơ thể con luôn sạch sẽ
Trẻ nổi mề đay về đêm cần được tắm gội thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, dị nguyên hay tạp chất bám trên cơ thể, nhất là sau khi trẻ đi học, vui chơi giải trí ngoài trời.
Khi tắm cho trẻ cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Tắm bằng nước ấm vừa phải hoặc nước mát
- Không dùng sữa tắm, xà phòng dễ gây kích ứng cho da bé
- Không chà xát mạnh khiến da bé bị tổn thương.
- Thời gian tắm cho trẻ chỉ nên kéo dài trong khoảng 5 – 10 phút. Tránh để bé ngâm nước quá lâu khiến cơ thể bị lạnh và dẫn đến nổi mề đay nghiêm trọng hơn.
- Thấm khô toàn bộ cơ thể và mặc quần áo sạch cho trẻ ngay sau khi tắm xong. Đừng để cơ thể bé bị ẩm ướt.
Bôi kem dưỡng ẩm giảm ngứa
Việc thoa kem dưỡng ẩm được khuyến khích khi bé bị nổi mề đay về đêm. Các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ sẽ giúp giảm khô da, xoa dịu cơn ngứa và kích thích tái tạo vùng da bị tổn thương.
Các mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho con ít nhất 2 lần/ ngày, tốt nhất là sau khi tắm để kem phát huy tác dụng tốt nhất.
Cho con mặc quần áo thoải mái
Trong thời gian trẻ bị nổi mề đay về đêm, bố mẹ chỉ nên cho con mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh để bé mặc quần áo ôm sát hoặc có chất liệu thô cứng dẫn đến ẩm ướt, ngứa ngáy dữ dội hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở vùng da tổn thương.
Điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày
Khi trẻ bị nổi mề đay nhiều vào ban đêm, cha mẹ cũng cần phải xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, đa dạng các nhóm thực phẩm, trong đó không thể thiếu các vitamin, khoáng chất như chất xơ, vitamin A, C, E… từ rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại đậu hạt…
- Tránh cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa chất bảo quản, thức ăn muối chua, lên men, các chất kích thích…
- Cho trẻ uống nhiều nước để xoa dịu kích ứng, làm giảm mức độ triệu chứng mề đay.
Vệ sinh sạch sẽ không gian sống
- Lau sàn, quét nhà / hút bụi thường xuyên.
- Định kỳ thay chăn, ga, gối, nệm của con.
- Sử dụng máy điều hòa ở mức vừa phải hoặc máy lọc không khí để duy trì chỉ số độ ẩm.
- Hạn chế mở cửa sổ trong phòng trẻ ngăn chặn côn trùng bay vào.
Xem thêm: Mề Đay Tự Phát: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị
2. Dùng thuốc trị nổi mề đay về đêm ở trẻ
Các thành phần, dược chất trong thuốc Tây có thể giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn ngứa ngáy, tình trạng sưng viêm, phù nề da chỉ sau 1 – 2 tiếng sử dụng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị nổi mề đay về đêm ở trẻ em tuy hiệu quả, tiện lợi nhưng rất dễ phát sinh tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc cho con khi được bác sĩ kê đơn.
Vậy bé bị nổi mề đay về đêm dùng thuốc gì nhanh khỏi?
Tùy theo tình trạng bệnh của con bạn mà bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm. Bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: như Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine…
- Thuốc Corticoid: Một số trường hợp trẻ nổi mề đay về đêm nặng, các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm sẽ được chỉ định dùng thuốc Corticoid.
- Thuốc bôi ngoài da: Chứa các hoạt chất xoa dịu kích ứng khó chịu trên làn da, từ đó giảm thiểu số lượng mẩn đỏ mề đay.
- Thuốc Epinephrine: Để ngăn chặn sự nguy hiểm của các biến chứng phù mạch, khó thở, co thắt phế quản… bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Epinephrine dạng tiêm tĩnh mạch cho bé.
Bỏ túi: Top 10 thuốc trị mề đay cho trẻ em an toàn, giảm ngứa nhanh
3. Trị mề đay về đêm cho bé bằng mẹo dân gian
Một số bài thuốc dân gian có thể giúp hỗ trợ cải thiện chứng nổi mề đay về đêm ở trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo và lựa chọn các giải pháp an toàn để khắc phục bệnh cho con:
- Tắm lá khế: Mẹ nấu một nồi nước lá khế, đổ nước ra chậu, pha thêm nước và tắm cho trẻ. Tắm lại bằng nước sạch và lau khô người.
- Lá trà xanh: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, cho vào nồi nước sôi đun cùng 1 thìa muối hột trắng. Chắt nước lá ra chậu, pha thêm nước để tắm hàng ngày.
- Lá kinh giới: Mẹ dùng một nắm lá kinh giới tươi rửa sạch, nấu sôi. Gạn nước vừa nấu ra chậu, thêm nước lạnh vào rồi cho trẻ tắm.
- Các loại đậu: Chuẩn bị đậu đen, đậu đỏ và đậu xanh với tỷ lệ 4:3:3, cho vào chảo rang khô, tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào hũ thủy tinh bảo quản. Đối với trẻ bị mề đay vào ban đêm, mỗi lần dùng 30g, pha vào ly nước ấm, khuấy cho tan đều rồi chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Xem thêm: 7 Cách Trị Mề Đay Bằng Gừng Hiệu Quả, Giảm Ngứa Nhanh
Chăm sóc và phòng ngừa tái phát mề đay vào ban đêm ở trẻ nhỏ
Hiện tượng nổi mề đay về đêm ở trẻ có liên quan đến cơ địa nên rất dễ tái phát. Để giảm nguy cơ tái phát bệnh cho con, cha mẹ cần chú ý:
- Sau lần đầu tiên trẻ bị nổi mề đay và đã khỏi, cần phải tìm chính xác nguyên nhân khởi phát.
- Giữ vệ sinh cho trẻ nhỏ hoặc nhắc nhở trẻ lớn tắm gội sạch sẽ, rửa tay thường xuyên.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học.
- Đối với những trẻ chưa bị nổi mề đay, thì ngay từ những năm tháng đầu đời, bố mẹ nên cho trẻ ăn thử đa dạng các loại thực phẩm. Tuyệt đối không cho bé dùng lại những thức ăn từng khiến con bạn bị dị ứng.
- Cho trẻ tập làm quen với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, nắng, gió… một cách phù hợp để tăng khả năng chịu đựng của sức đề kháng.
- Tạo điều kiện cho trẻ tập luyện, vui chơi thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi.
- Thường xuyên quét dọn, lau chùi nhà cửa và phòng ngủ của bé để không gian sống luôn sạch sẽ.
Trẻ bị nổi mề đay về đêm cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để hạn chế cơn ngứa ngáy khó chịu, đồng thời giảm nguy cơ phát sinh biến chứng cho bé. Cha mẹ nên theo dõi bé sát sao và chú trọng đến việc tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ thông qua chế độ ăn uống, vận động hàng ngày để phòng tránh bệnh tái phát.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ nổi mề đay khắp người là hiện tượng gì? Cách chữa trị an toàn
- Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!